Loại nước cấm để trong bình giữ nhiệt vì tạo độc và cách dùng bình để không rước ung thư
Nếu dùng bình giữ nhiệt không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt còn có nguy cơ gây ung thư nếu dùng bình không đảm bảo chất lượng,
Dùng bình giữ nhiệt hàng bán trôi nổi rất nguy hại cho sức khỏe
Khi mùa đông đến, ngoài các thiết bị sưởi ấm thì bình giữ nhiệt với nhiều tính năng là vật dụng được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết việc sử dụng bình giữ nhiệt sao cho hiệu quả lại không gây hại cho sức khỏe.
PGS Nguyễn Duy Thịnh – Chuyên gia về Công nghệ sinh học và thực phẩm cho biết, bình giữ nhiệt là vật dụng rất tiện lợi, đa số bình giữ nhiệt đều được làm bằng inox và bản thân ông cũng đang dùng bình giữ nhiệt, nhất là trong mùa đông.
PGS Thịnh cũng cho biết trên thị trường hiện có rất nhiều loại bình giữ nhiệt khác nhau và chất lượng mỗi loại bình tùy thuộc vào nhà sản xuất. Có những loại rất đắt tiền, nhưng có loại giá rất bình dân.
Bình giữ nhiệt phải biết cách sử dụng mới không gây hại cho sức khỏe.
PGS Thịnh cảnh báo, với các loại bình giữ nhiệt chứa nhiều thành phần kim loại như crom, mangan, niken sẽ không tốt cho sức khỏe. Vì thế, khi mua sản phẩm cần phải đặc biệt lưu ý đến thành phần sản xuất bình, chọn mua của những thương hiệu lớn, có kiểm định và chứng nhận chất lượng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đồng quan điểm, PGS Trần Hồng Côn (giảng viên khoa Hóa học, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết những sản phẩm bình giữ nhiệt nếu chất lượng thì thường có giá khá đắt.
Về cơ bản, các loại bình giữ nhiệt khi sản xuất sẽ được nhồi bông amiăng giữa các lớp inox để giúp cách nhiệt tốt hơn. Có không ít người cho rằng, amiăng khi sử dụng trong bình giữ nhiệt sẽ gây hại cho sức khỏe, thậm chí là gây ung thư. PGS Trần Hồng Côn cho biết người dùng không nên quá lo lắng về vấn đề này, vì amiăng trong bình giữ nhiệt chỉ là lớp hỗ trợ không tiếp xúc trực tiếp với nước ở phía trong.
Tuy nhiên, PGS Côn cũng đặc biệt lưu ý, trường hợp bình giữ nhiệt kém chất lượng, hoặc bị rạn nứt, rò rỉ mà vẫn có sử dụng chất amiăng có thể phát tán ra ngoài gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng amiăng gây bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi.
Chọn bình giữ nhiệt phải chú ý cả nắp nhựa.
Ngoài ra, phần nắp đậy của bình giữ nhiệt cũng phải hết sức lưu ý. Với sản phẩm chất lượng cao, nắp đậy đa số làm từ nhựa nguyên sinh, còn sản phẩm trôi nỗi không được kiểm định, phần nắp làm bằng nhựa tái chế, dưới tác động của hơi nóng dễ gây mùi khó chịu.
Video đang HOT
Ngoài việc lựa chọn sản phẩm bình giữ nhiệt có thương hiệu, được kiểm định chất lượng của cơ quan chức năng, người dân cũng nên chú ý chọn loại bình có lớp cách nhiệt dày, bình hơi nặng, chân bình đứng vững vàng, vỏ kim loại sáng bóng.
Không phải loại nước nào cũng để được trong bình giữ nhiệt
PGS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, bình giữ nhiệt thường được dùng để đựng nước nóng như nước trắng đun sôi, nước chè nóng, thậm chí nhiều người còn dùng để cả cafe, hay một số loại nước khác.
Vị chuyên gia này khuyến cáo dù bình giữ nhiệt là dụng cụ dùng để đựng nước, có thể dùng để đựng được cả nước lạnh, nước hoa quả, nước nóng… Tuy nhiên, một số loại nước người sử dụng cần hạn chế hoặc không nên đựng trong bình giữ nhiệt.
Không đựng nước có tính axit trong bình giữ nhiệt: PGS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, một số loại nước có tính chua như nước cam, nước táo mèo, nước sấu ngâm hay dưa muối, cà muối không nên tích vào bình giữ nhiệt. Bởi những loại nước, thực phẩm có chua có tính axit sẽ thúc đẩy quá trình giải phóng kim loại, từ có có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một số loại nước không nên đựng trong bình giữ nhiệt.
Thậm chí, PGS Thịnh còn cho rằng, loại nước hay sử dụng nhất là nước chè, khi sử dụng trong bình giữ nhiệt cũng làm giảm mùi vị của chè. Tuy nhiên, loại nước này không làm giải phóng kim loại có trong bình nên vẫn dùng được.
PGS Nguyễn Duy Thịnh cũng hướng dẫn, khi sử dụng bình giữ nhiệt không nên thay đổi đột ngột nhiệt độ quá nhanh vì sẽ làm giảm tuổi thọ của bình, khiến bình bị co giãn.
Nếu thay đổi chế độ từ nóng sang lạnh thì có thể để bình trở về nhiệt độ bình thường khoảng 15 phút trước khi thay đổi nhiệt độ. Như vậy dùng bình giữ nhiệt sẽ được lâu hơn, an toàn hơn. Ngoài ra tuyệt đối không tự ý đập bỏ bình, tháo rời các loại bình giữ nhiệt để tránh việc phát tán amiăng ra bên ngoài.
Tránh việc cho bình giữ nhiệt vào lò vi sóng vì dễ dẫn đến nguy cơ cháy nổ. Nếu muốn làm nóng đồ uống thì hãy đổ nước ra một vật dụng khác được khuyến cáo dùng trong lò vi sóng để thực hiện.
Hạn chế tối đa việc va đập bình giữ nhiệt, bởi bên trong bình giữ nhiệt có các khoảng không để cách nhiệt với bên ngoài. Khi bình bị va đập mạnh, các lớp kim loại xung quanh khoảng không sẽ chạm nhau và làm thu hẹp khoảng không khiến khả năng cách nhiệt của bình bị giảm sút. Ngoài ra, nếu bị va đập dẫn đến méo móp, rạn nứt thì ngoài giảm khả năng giữ nhiệt còn có nguy cơ làm thôi nhiễm amiăng vào đồ uống, từ đó gây độc hại đến sức khỏe khi sử dụng.
Không phải cứ mắc ung thư là chết: 4 loại ung thư có cơ hội được chữa khỏi trên 90% nếu như bạn ghi nhớ nguyên tắc này của bác sĩ
Dưới đây là 4 căn bệnh ung thư có khả năng được tiên lượng điều trị tốt nhất nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm.
Khi nhắc đến căn bệnh ung thư, nhiều người sẽ nghĩ ngay đó là một "bản án tử hình", tuy nhiên đây là một khái niệm cũ.
Theo dữ liệu từ Viện Ung thư Quốc gia (Trung Quốc), tỷ lệ sống sót trung bình 5 năm đối với tất cả các bệnh ung thư là khoảng 67%, thậm chí đối với một số bệnh ung thư tỷ lệ sống sót có thể đạt tới hơn 90%.
Nói một cách chính xác thì ung thư thực sự là một căn bệnh mãn tính, giống như tiểu đường và cao huyết áp. Các bệnh mãn tính thường phát triển âm thầm, không lây nhiễm và khó chữa. Dù vậy, giới khoa học đã tìm ra những phương pháp điều trị thành công cho một số loại ung thư khi cho kết quả rất tích cực.
Ung thư thực sự là một căn bệnh mãn tính, giống như tiểu đường và cao huyết áp.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng đã thực hiện một cuộc phân tích dữ liệu về các trường hợp ung thư toàn cầu và kết luận rằng: Có 1/3 số bệnh nhân có thể được ngăn chặn, 1/3 số bệnh nhân có thể được chữa khỏi và 1/3 bệnh nhân ung thư có thể điều trị kéo dài sự sống.
Theo các bác sĩ ung thư, nguyên tắc số 1 để ung thư được điều trị hiệu quả, ít tốn kém, khả năng sống cao đó là được phát hiện sớm.
Dưới đây là 4 căn bệnh ung thư có khả năng được tiên lượng điều trị tốt nhất nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm.
1. Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt là một loại ung thư có tỷ lệ chữa khỏi cao và tỷ lệ sống sót sau 5 năm có thể đạt tới 99%.
Hầu hết các bệnh ung thư tuyến tiền liệt phát triển rất chậm, do đó, hầu hết bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt có thể sống sót trong nhiều năm và nhiều người trong số họ đã không chết vì ung thư tuyến tiền liệt mà vì những lí do khác nhiều hơn.
Ung thư tuyến tiền liệt là một loại ung thư có tỷ lệ chữa khỏi cao và tỷ lệ sống sót sau 5 năm có thể đạt tới 99%.
Tuy nhiên, phát hiện bệnh khi ung thư đã di căn thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều.
Theo các bác sĩ, có hai cách chính để sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến, đó là thăm trực tràng hoặc xét nghiệm định lượng PSA trong máu. Nếu bạn thấy có khó khăn khi đi tiểu hoặc thấy có máu trong nước tiểu thì nên đi khám bác sĩ ngay bởi đây có thể là triệu chứng của bệnh ung thư hoặc những vấn đề khác về tuyến tiền liệt.
2. Ung thư vú
Trong quá khứ, ung thư vú từng được coi là một "án tử" nhưng những năm gần đây, điều trị ung thư vú đã có những tiến bộ đáng kể, đặc biệt là tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư vú ở giai đoạn sớm khá cao, tỉ lệ là 99% hoặc thậm chí là 100%
Tuy nhiên, bệnh ung thư vú được phát hiện sớm sẽ dễ dàng để điều trị và chữa khỏi hơn so với khi nó đã di căn. Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo phụ nữ trên 45 tuổi nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc vú hàng năm.
Bệnh ung thư vú được phát hiện sớm sẽ dễ dàng để điều trị và chữa khỏi hơn so với khi nó đã di căn.
3. Ung thư da
Những bệnh nhân mắc ung thư da có thể sống thêm 5 năm sau khi được chẩn đoán là 91,5%.
Nguyên nhân chủ yếu bởi ung thư tế bào hắc tố da có thể phát hiện qua mắt thường khi vẫn còn ở giai đoạn đầu. Nếu ung thư chưa di căn, bác sĩ có thế loại bỏ và điều trị nó bằng phẫu thuật.
Dù vậy, nếu người bệnh không điều trị sớm, ung thư da có nhiều khả năng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Khi đó, việc điều trị sẽ rất khó khăn, đồng thời khả năng sống trên 5 năm chỉ còn 15-20%.
Để ngăn ngừa ung thư da, bác sĩ khuyên mỗi người nên tự kiểm tra kích thước, màu sắc, hình dáng bất thường ở da và sự gia tăng của các nốt ruồi, đặc biệt là ở phần lưng, da đầu, bìu và ở các kẽ chân.
4. Ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp cũng là một loại ung thư di căn chậm và tỷ lệ sống sót sau 5 năm của nó có thể lên tới 98%.
Ung thư tuyến giáp cũng là một loại ung thư di căn chậm và tỷ lệ sống sót sau 5 năm của nó có thể lên tới 98%.
Hầu hết các bệnh nhân ung thư tuyến giáp đều có cơ hội điều trị khá tích cực. Ngay cả khi khối u phát triển đến kích thước lớn hoặc đã bắt đầu lan sang các mô lân cận, xác suất được chữa khỏi sau phẫu thuật vẫn rất cao. Ngoài ra, ung thư tuyến giáp tương đối dễ nhận biết ở giai đoạn đầu, đây chính là lý do quan trọng giúp tỷ lệ chữa bệnh ung thư tuyến giáp thường tương đối cao.
Sống khỏe với lời khuyên của giáo viên thiền nổi tiếng thế giới Luyện tập đều đặn, dinh dưỡng tối ưu và giữ cho tinh thần thư thái là ba yếu tố quan trọng để có sức khỏe tốt. Muốn tránh xa căng thẳng, chúng ta cũng cần cho trí não rèn luyện. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng căng thẳng và stress kéo dài là nguyên nhân gây nên 70- 90% bệnh...