Loài người bí ẩn đã tuyệt chủng từng ‘cấy’ gien cho người hiện đại
Báo cáo mới cho thấy không những tổ tiên loài người từng ‘quan hệ’ với người Neanderthal mà còn ‘giao lưu’ với người Denisova, dẫn đến gien của người Denisova xuất hiện trong bộ gien của người hiện đại.
Dân Tây Tạng vẫn còn mang theo gien thừa hưởng từ người Denisova. ẢNH: AFP
Theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Genetics, hai nhà di truyền học dân số Linda Ongaro và Emilia Huerta-Sanchez của Đại học Trinity ở Dublin (Ireland) phát hiện nhiều cá thể của loài người Denisova thích ứng với môi trường trên khắp lục địa Á châu và xa hơn nữa.
Trong thời gian tồn tại, họ không ít lần “quan hệ” với các tổ tiên gần đây của loài người và truyền lại gien di truyền cho người hiện đại.
“Một quan niệm sai lầm phổ biến là con người tiến hóa một cách đột ngột từ một tổ tiên chung, thế nhưng càng nghiên cứu chúng tôi càng nhận ra tổ tiên loài người từng giao phối với những loài người khác và giúp nhào nặn ra con người như chúng ta hiện nay”, theo tác giả Ongaro.
So với 1 hoặc 2 thế kỷ giới khoa học đã dành ra để nghiên cứu về người Neanderthal, quá trình khám phá về người Denisova diễn ra mới gần đây và nằm trong phạm vi giới hạn. Trong vài thập niên qua, các chuyên gia chỉ có thể dựa vào một số ít mẩu vật là vài cái răng và xương cốt để tìm hiểu về loài người đã tuyệt chủng.
Hóa thạch răng bé gái thuộc loài người bí ẩn Denisova được phát hiện ở dãy Trường Sơn
Theo sau một loạt các cuộc phân tích gien di truyền bắt đầu từ một xương ngón tay nữ giới vào năm 2010, chúng ta biết được người Denisova đã tách biệt về gien di truyền với người Neanderthal khoảng 400.000 năm trước.
Người Denisova đã để lại di sản to lớn, trải rộng từ Siberia đến Nam Đông Á và xuyên Châu Đại Dương và thậm chí đến châu Mỹ.
Trong số những gien xuất phát từ người Denisova còn truyền đến ngày nay có thể kể đến dân số Tây Tạng, cho phép họ sinh tồn trong môi trường dưỡng khí thấp, gien giúp tăng cường năng lực miễn dịch của người Papua và các gien ở cộng đồng Inuit cho phép chống lạnh tốt.
Một loài người cổ ẩn giữa chúng ta, không thực sự tuyệt chủng?
Bằng chứng DNA gây sốc cho thấy khoa học đã "lạc lối" khi cho rằng Homo sapiens chúng ta là loài người duy nhất chưa tuyệt chủng.
Neanderthals là một loài người khác cùng chi Homo (chi Người) với Homo sapiens, tức người hiện đại chúng ta.
Dòng dõi khác loài này biến mất khỏi hồ sơ khảo cổ khoảng hơn 30.000 năm trước, được cho là đã tuyệt chủng. Nhưng một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Science đã đưa ra thông tin sốc khi cố gắng tìm hiểu những lần tổ tiên chúng ta và họ hòa trộn dòng máu với nhau.
Những người Neanderthals cuối cùng không biến mất đột ngột mà đã dần bị hấp thụ vào loài người hiện đại? - Ảnh AI: Anh Thư
Từ lâu, chúng ta biển rằng người hiện đại mang khoảng 1-2% DNA người khác loài Neandethals trong dòng máu, kết quả của những cuộc giao phối dị chủng từng rất phổ biến trong quá khứ.
Nhưng lần này, các nhà khoa học phân tích theo hướng ngược lại.
"Chúng ta biết ít hơn nhiều về cách những cuộc gặp gỡ này tác động đến bộ gien của người Neanderthals" - tác giả nghiên cứu cấp cao Joshua Akey, một nhà di truyền học quần thể tại Đại học Princeton (Mỹ), cho biết.
Họ đã phân tích các hóa thạch Neanderthals từ hang Vindija ở Croatia (có niên đại 50.000-65.000 năm trước) và các hang Chagyrskaya và Denisova ở Nga (50.000-80.000 năm trước).
Đó là những quần thể chưa giao thoa với người Homo sapiens. Nhưng họ đã mang sẵn 2,5-3,7% DNA Homo sapiens trong cơ thể!
Kết quả phân tích gây sốc này đã giúp các nhà nghiên cứu lần tìm về một giai đoạn giao thoa giữa hai loài tận 200.000-250.000 năm trước và một thời kỳ khác 100.000-120.000 năm trước, tức điều này đã diễn ra từ trước khi các loài này rời châu Phi.
Phân tích về gien này cũng cho thấy quần thể người Neanderthals có thể nhỏ hơn đến 20% so với những suy luận trước đây.
Hơn hết, những điều nói trên đem đến một phát hiện chấn động khác: Người Neanderthals không thật sự tuyệt chủng.
Họ đã biến mất, nhưng không theo cách mà bất kỳ loài động thực vật nào đã lụi tàn theo nghĩa đầy đủ của từ "tuyệt chủng".
Chúng ta không tìm thấy những đứa trẻ lai rõ ràng giữa hai loài khi nghiên cứu các di chỉ của tổ tiên Homo sapiens, vì dường như hầu hết trẻ em lai đều đã ở lại với quần thể người Neanderthals, và có thể là cả người cha hay người mẹ Homo sapiens.
Điều đó có thể đã góp phần vào lý do khiến họ biến mất. Những người phối ngẫu dị chủng mới liên tục đưa thêm dòng máu Homo sapiens vào các quần thể Neanderthals.
Những làn sóng di cư liên tục của người hiện đại ra khỏi châu Phi cuối cùng đã lấn át khả năng của người Neanderthals để duy trì một quần thể riêng biệt.
Sau cùng, những cuộc hôn phối dị chủng đã dần khiến những người Neanderthals còn lại bị hấp thụ hoàn toàn vào quần thể Homo sapiens vốn áp đảo cả về số lượng và di truyền.
Nói cách khác, họ chưa bao giờ thực sự tuyệt chủng, mà đã nhập vào và góp phần tạo nên một quần thể Homo sapiens khác biệt so với nguyên thủy.
Người Neanderthal thông minh hơn đười ươi và khỉ, vậy tại sao họ lại tuyệt chủng cách đây 30.000 năm? Người Neanderthal là một loài hoặc phân loài của Homo sapiens thời kỳ đầu, tên của họ xuất phát từ hóa thạch đầu tiên được phát hiện ở Thung lũng Neander ở Đức vào năm 1856. Bạn có thể đã nghe nói về người Neanderthal, một nhóm người cổ đại đã tuyệt chủng từng sống cùng với tổ tiên của chúng ta ở...