Loài ngựa quý hiếm chào đời trong sở thú Anh
Sở thú ở Anh vui mừng kỷ niệm ngày chào đời của một con ngựa thuộc giống quý hiếm bị đe dọa tuyệt chủng trong tự nhiên. Ngựa con sinh ra tại sở thú Marwell ở Hampshire, nhân viên sở thú đặt tên cho chú là ‘Basil’.
Loài ngựa quý hiếm chào đời trong sở thú Anh
Theo những người chăm sóc, con ngựa non ở gần mẹ và các con cái trong đàn, nó được cả đàn bảo vệ. Ngựa con Przewalski nặng từ 25 đến 30kg khi mới sinh. Nó có thể đứng và đi trong vòng một giờ sau khi sinh và trong vòng vài tuần có thể bắt đầu ăn cỏ.
Con ngựa mới chào đời là một bất ngờ với các nhà khoa học. Đây là ngựa Przewalski, còn được gọi là Ngựa hoang Mông Cổ, đã tuyệt chủng trong tự nhiên từ năm 1969 đến năm 2008.
Con ngựa mới của sở thú Marwell đặt tên theo con ngựa đực Przewalski đầu tiên sống trong sở thú Hampshire.
Video đang HOT
Sở thú nuôi giữ những con ngựa Przewalski kể từ khi mở cửa lần đầu tiên vào năm 1972. Con ngựa đầu tiên có tên là Basil Senior sinh năm 1963.
Phát ngôn viên sở thú Marwell cho biết: “Con ngựa đực Basil mới chào đời là một tin tốt đối với việc bảo tồn. Nó sẽ tham gia vào chương trình nhân giống trong tương lai để tăng cường dân số ngựa hoang Mông Cổ ít ỏi còn lại trên thế giới. Nó là một phần quan trọng trong chương trình nhân giống ở châu Âu”.
Con ngựa mới ra đời, sau một năm khi sở thú Marwell buộc phải giết một con ngựa Przewalski khác tên là Altan.
Phát ngôn viên của sở thú cho biết: “Altan sinh ra trong tình trạng sức khoẻ yếu, chúng tôi đã đưa nhiều bác sĩ thú y, tham khảo ý kiến chuyên gia để chăm sóc nó. Nhưng cuối cùng, tình trạng sức khoẻ không được cải thiện rõ ràng. Quyết định buộc phải giết rất khó khăn với chúng tôi”.
Ngựa Przewalski là loài ngựa hoang duy nhất còn lại trên hành tinh vì chúng không có chung tổ tiên với loài ngựa thuần hóa hiện đại.
Ngựa nhà hiện đại có 32 nhiễm sắc thể, trong khi ngựa Przewalski có 33 nhiễm sắc thể. Ngựa Przewalski là một loài có kích thước ngắn, đặt tên theo nhà thám hiểm người Nga Nikolai Mikhailovich Przewalski, người đầu tiên phát hiện ra chúng vào khoảng năm 1880 tại khu vực sa mạc Gobi.
Chúng còn được gọi là ngựa hoang Mông Cổ, từng lang thang khắp châu Á từ Steppes, Nga đến Kazakhstan, Mông Cổ và ở miền bắc Trung Quốc trước khi tuyệt chủng.
Ngựa hoang Mông Cổ là một trong những biểu tượng của hệ động vật Mông Cổ và là tổ tiên của giống ngựa Mông Cổ. Chỉ có màu vàng và đen nhạt, có dấu vết ngựa vằn trên chân.
Hiện chỉ còn 2.000 con trên thế giới và tất cả đều được nuôi nhốt hoặc sinh sống trong các khu bảo tồn đặc biệt.
Sản phụ dị ứng trầm trọng với chính con đẻ của mình
Bệnh PG có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong thời kỳ mang thai. Khoảng 25% trường hợp gặp ở giai đoạn hậu sản. Bệnh khởi phát đột ngột với triệu chứng ngứa dữ dội ở vùng bụng và thân mình.
Fiona Hooker mắc bệnh herpes thai nghén, khiến cơ thể nổi mụn nước ngứa đỏ
Đó là căn bệnh Pemphigoid Gestationis (PG) hay bệnh herpes thai nghén. Bệnh nhân là chị Fiona Hooker, 32 tuổi, đến từ Hampshire, Anh. Do mắc bệnh PG nên chị nổi mụn nước ngứa đỏ khắp cơ thể. "Hai ngày trước khi sinh, tôi bắt đầu cảm thấy không thể chịu đựng được, 24 giờ sau khi tôi sinh, cơn ngứa bùng phát và biến thành những vết phồng rộp. Sau sinh tôi lại bị nổi mụn nước và các mảng ngứa đỏ trên bụng, phát ban trên ngực, tay và chân, nhất là nơi tiếp xúc với con", chị Fiona Hooker tâm sự.
Theo tờ Independent, PG là căn bệnh hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh là 50.000 người/1 ca mắc. Theo các chuyên gia nhi ở BV Basingstoke & North Hampshire, nơi người phụ nữ này được điều trị thì nguyên nhân là do cơ thể Fiona Hooker dị ứng với một gene trong ADN của con, khiến hệ thống miễn dịch tấn công da của cơ thể. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong giai đoạn thai kỳ nhưng phổ biến vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Fiona Hooker đã được kê đơn liều steroid uống và kem bôi để kiểm soát dị ứng và kết quả bệnh thuyên giảm.
Theo y văn thế giới, bệnh PG được nhắc lần đầu vào năm 1872 với tên gọi là Herpes ở phụ nữ có thai do các mụn nước sắp xếp thành cụm giống bệnh herpes mặc dù bản chất bệnh này không liên quan đến nhiễm bất kì loại virus nào.
Bệnh PG có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong thời kỳ mang thai. Khoảng 25% trường hợp gặp ở giai đoạn hậu sản. Bệnh khởi phát đột ngột với triệu chứng ngứa dữ dội ở vùng bụng và thân mình. Từ vùng ngứa trên da sẽ xuất hiện các mảng sần đỏ, phù dạng mày đay, thường ở quanh rốn. Sau vài ngày, các mảng đỏ lan rộng, trên đó xuất hiện mụn nước, bọng nước nhỏ tập trung chủ yếu ở rìa rồi liên kết với nhau tạo thành hình zíc zắc hoặc chùm, đám. Cách sắp xếp tổn thương giống trong bệnh herpes nhưng bệnh không liên quan đến nhiễm virus herpes hoặc bất cứ một loại virus nào.
Đến giai đoạn cuối thai kỳ, bệnh có thể tự đỡ nhưng hầu hết các trường hợp (75%-80%) bệnh sẽ bùng phát mạnh trước sinh. Do kháng thể của mẹ đi qua rau thai nên PG có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Có khoảng 5%-10% trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị PG có phát ban nhưng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, dưới 6 tuần, sau đó tự khỏi. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, PG không tăng nguy cơ sẩy thai hay tử vong ở trẻ khi chào đời.
Căn bệnh lạ khiến người mẹ bị nổi dị ứng với chính đứa con của mình Người phụ nữ mắc bệnh lạ khiến cơ thể dị ứng với chính đứa con của mình, cứ lại gần con là người nổi mụn. Một người mẹ mới bị nổi mụn nước vô cùng đau đớn khi mang thai cho biết cô đã rất choáng váng khi biết mình bị 'dị ứng' với chính đứa con của mình. Hi hữu mẹ dị...