Loại nấm ‘rình rập’ bệnh nhân COVID-19, có thể đã giết chết hàng ngàn người
Giới chuyên gia Anh cảnh báo có một loại nấm đang tấn công vào lá phổi suy yếu của 1/3 lượng bệnh nhân COVID-19 phải điều trị tích cực ở nước này, với tỷ lệ tử vong lên đến 70% sau nhiễm.
Nấm Aspergillus fumigatus được quan sát bằng kính hiển vi. Ảnh: sciencephoto.com
Loại nấm được đề cập ở đây là Aspergillus fumigatus. Chúng có mặt ở xung quanh chúng ta, trong không khí, đất, thức ăn và trong vật chất hữu cơ đang thối rữa như phân bón. Nó cũng đã được tìm thấy trong bồn hoa của các bệnh viện. Chúng trông như một lớp rêu mốc màu xám nhăn nheo bám trên mặt tường ẩm ướt và lây lan cho con người qua các bào tử cực nhỏ.
Báo Daily Mail của Anh đưa tin Aspergillus fumigatus là loại nấm chuyên tấn công những người có hệ miễn dịch bị suy yếu nghiêm trọng do bệnh tật. Khi xâm nhập vào con người, nhiễm trùng có thể phát triển thành bệnh aspergillosis xâm lấn phổi, sau đó lây lan đến da, não, tim hoặc thận. Ở đó, nấm có thể phát triển thành một cục to bằng quả bóng tennis và cực kỳ khó diệt trừ.
Vô số bệnh nhân COVID-19 được đưa đến khoa chăm sóc tích cực trong tình trạng khó thở sau đó đã bị nhiễm aspergillus, song các nhà khoa học chưa thể thống nhất được chính xác số lượng người bị nhiễm nấm. Một thông cáo báo chí của các nhà điều tra tại Đại học Exeter hồi tháng 3 cho biết con số này cao tới 1/3. Trong khi đó, nghiên cứu quốc tế công bố trên tạp chí “Emerging Infectious Diseases” vào tháng 10 lại chỉ ra tỷ lệ là 1/6.
Tại sao lại có sự chênh lệch lớn đến vậy? Theo một trong những chuyên gia hàng đầu của Anh, ông David Denning, Giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Manchester, sự chênh lệch trên phụ thuộc nhiều vào việc các bác sĩ lâm sàng có đủ giỏi để chẩn đoán hay không cũng như nhận thức của họ về căn bệnh này. “Nếu không thử kiểm tra, bạn sẽ không phát hiện được. Có lẽ nhiều bệnh nhân trong khu chăm sóc đặc biệt đã tử vong vì Aspergillus fumigatus mà không ai hay biết”, ông Denning nói.
Phương pháp điều trị tiêu chuẩn là sử dụng các loại thuốc kháng nấm mang tên azole.
Video đang HOT
Giáo sư Denning cho biết: “Nếu được sử dụng đúng lúc, chúng có thể chữa khỏi cho 75% bệnh nhân mắc bệnh aspergillus”. Tuy nhiên, nấm Aspergillus đang phát triển khả năng chống lại những thứ này. Điều này chủ yếu là do việc sử dụng quá nhiều azole cả trong y học và nông nghiệp. Giáo sư Denning cho hay tình trạng này đã tạo điều kiện để nhiều chủng vi nấm độc lực mạnh tiến hóa khả năng kháng thuốc.
Nấm Aspergillus chủ yếu tấn công vào phổi của bệnh nhân. Ảnh: Getty Images
Một giả thuyết được nêu trên tạp chí Microbial Ecology tháng trước cho rằng cả virus SARS-CoV-2 và nấm Aspergillus đều tấn công vào các phân tử giống nhau trong phổi. Vì vậy, khi COVID-19 đã chọc thủng được hàng phòng ngự của hệ miễn dịch, nấm Aspergillus có thể dễ dàng tiến vào.
Theo các chuyên gia, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 bị nhiễm nấm là rất cao, lên đến 70%. Do vậy, họ đã sáng chế một kỹ thuật mới để dễ dàng chẩn đoán người nhiễm nấm Aspergillus. Cụ thể, họ tiêm một loại kháng thể được thiết kế đặc biệt để liên kết với các phân tử aspergillosis trong phổi của những người bị nhiễm bệnh.
Kháng thể này có yếu tố chất phóng xạ nên có thể quan sát được trên phim chụp X-quang phổi. Tuy nhiên, đây chỉ là một chẩn đoán. Vẫn tồn tại một thực tế là nhiễm trùng do nấm Aspergillus có khả năng xâm lấn cao và khó điều trị. Theo các chuyên gia, tốt nhất người dân nên tiêm vaccine ngừa COVID-19 để tránh rơi tình thế “nguy hiểm kép” do virus SARS-CoV-2 và nấm Aspergillus gây ra.
Số bệnh nhân Covid-19 nhập viện ở TPHCM có dấu hiệu tăng
Trong 24 giờ qua, TPHCM ghi nhận số bệnh nhân Covid-19 nhập viện có dấu hiệu tăng nhẹ. Số ca Covid-19 tử vong ở mức thấp nhất trong nhiều tháng qua.
Chiều 28/10, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM tổ chức buổi họp báo nhằm cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn. Buổi họp báo diễn ra trong ngày đầu tiên, thành phố cho phép các hàng, quán mở cửa bán tại chỗ trở lại.
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM, trong 24 giờ qua, toàn địa bàn thành phố ghi nhận 1.141 bệnh nhân Covid-19 mới.
Ngành y thành phố đang điều trị 10.988 bệnh nhân, trong đó, 751 bệnh nhân là trẻ em dưới 16 tuổi, 257 bệnh nhân nặng đang thở máy và 11 trường hợp cần can thiệp ECMO.
Trong ngày 27/10, thành phố ghi nhận số bệnh nhân nhập viện cao hơn số ca được điều trị khỏi, xuất viện. Cụ thể, TPHCM có 1.172 bệnh nhân Covid-19 nhập viện trong ngày và 869 trường hợp được xuất viện.
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM.
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, nhìn nhận, việc số ca mắc Covid-19, bệnh nhân nhập viện có dấu hiệu tăng do các doanh nghiệp bắt đầu mở cửa lại, triển khai test Covid-19 cho toàn bộ nhân viên. Đến nay, thành phố chưa ghi nhận thêm ổ dịch, chuỗi lây nhiễm nào từ lúc mở lại các hoạt động.
"Chúng tôi chưa nhận thấy dấu hiệu chủ quan, lơ là xuất hiện trên địa bàn. Tuy nhiên, chúng ta cần nhắc nhở nhau để luôn cảnh giác trước dịch bệnh, tình hình dịch bệnh thời gian tới sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào thái độ của chúng ta", ông Nguyễn Hồng Tâm lưu ý.
Số ca mắc Covid-19 tử vong tại TPHCM trong vòng 24 giờ qua là 25 người, mức thấp nhất trong vòng nhiều tháng qua.
Biểu đồ số bệnh nhân Covid-19 cần nhập viện tại TPHCM (Nguồn: Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM).
Một ngày trước đó, UBND TPHCM đã có văn bản khẩn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức về việc mở lại dịch vụ kinh doanh ăn uống phục vụ tại chỗ. Các cơ sở kinh doanh ăn uống tại chỗ được mở lại từ ngày 28/10.
Theo đó, các hàng, quán được mở bán tại chỗ nếu đáp ứng được các quy định theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống Covid-19. Ngoài ra, các cơ sở cần tuân thủ những quy định cụ thể.
Ngoài ra, Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM đã có văn bản hướng dẫn các hoạt động tập luyện thể dục thể thao nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, người dân trên toàn địa bàn thành phố có thể tham gia tập luyện thể dục, thể thao khi tuân thủ một số điều kiện.
Cụ thể, người tham gia tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe cần có mã QR xanh trên ứng dụng Y tế HCM hoặc xuất trình giấy tờ chứng minh là F0 đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng, đã tiêm chủng ít nhất một mũi vaccine Covid-19 sau 14 ngày. Người dưới 18 tuổi cần có xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 còn hiệu lực.
Vì sao mắc Covid-19 đã khỏi ở TP.HCM ra Hà Nội lại dương tính? Có những bệnh nhân Covid-19 tái dương sau khi đã khỏi bệnh vài tháng, cũng có người kéo dài tình trạng dương tính tới 2, 3 tháng dù các triệu chứng của bệnh đã không còn. Theo thông báo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội ngày 22/10, có hai trường hợp bệnh nhân Covid-19 mới đó là trường hợp một...