Loại lưới chắn ban công rất phổ biến này không được thiết kế để chặn trẻ em. Bố mẹ đừng ỷ lại mà bỏ mặc an toàn của con
Hãy nhớ rằng, không có ổ khoá nào an toàn 100% nên dù bận tới đâu cũng đừng bao giờ rời mắt khỏi trẻ dù đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa tốt đến đâu.
Rất nhiều vụ trẻ nhỏ rơi ban công chung cư thương tâm đã xảy ra, nhiều phụ huynh lo ngại cho con nhỏ khi ở nhà chung cư đã không ngần ngại lắp ngay các loại dây chắn an toàn cho ban công.
Chỉ cần search từ khoá lưới chắn ban công, chúng ta dễ dàng thấy gần như 100% kết quả đưa ra đều là loại lưới cáp chạy song song với khoảng cách 5 cm. Loại lưới này được chứng nhận các tiêu chuẩn về lực đỡ đều rất ổn. Chính vì lẽ đó loại lưới này nhanh chóng trở thành mẫu lưới chặn xuất hiện ở gần như tất cả các nhà chung cư có trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, điều quan trọng là loại lưới này chỉ dùng để giảm rủi ro cho các trường hợp tai nạn bị động như vấp ngã chứ không đảm bảo an toàn cho trường hợp cố tình chui ra khỏi rào.
Trong khi đó, với trẻ nhỏ thì hành vi lại thuộc loại thứ 2, trẻ nhỏ luôn muốn khám phá xung quanh nên muốn trèo ra khỏi ban công hay cửa sổ để khám phá. Do đó công năng thiết kế ban đầu và các phụ kiện kèm theo không đủ để đảm bảo an toàn 100% cho trẻ em. Dưới đây là 2 điều bất cập có thể nhìn thấy ngay sau khi lắp sản phẩm.
1. Bản tiêu chuẩn chỉ có sợi cáp dọc
Như đã nói bên trên, loại lưới này đã có từ lâu, nhưng mục tiêu ban đầu là để giảm thiểu tai nạn bất ngờ như vấp ngã chứ không cản trở người cố tình chui qua.
Nếu như ai đã từng lắp đặt loại lưới này đều biết rằng, theo tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đưa ra, loại lưới này chỉ có sợi chạy dọc để đảm bảo tính thẩm mỹ cho chủ nhà. Trong khi đó, khoảng cách giữa điểm trên cùng và dưới cùng của lưới lại rất lớn nên việc chui ra khỏi lưới 1 cách chủ động là hoàn toàn dễ dàng.
2. Phụ kiện chữ thập giữ dây ngang làm bằng chì nên rất mềm
Nhiều gia đình cảm thấy việc chỉ có mỗi dây dọc tạo ra cảm giác thiếu an toàn, nên nhà sản xuất cũng tạo ra loại phụ kiện bắt dây ngang để giữ các dây dọc khó bị kéo sang 2 bên.
Tuy nhiên phụ kiện chữ thập giữ dây này lại được thiết kế để không bị gỉ nhưng lại dễ lắp đặt nên các chữ thập này được làm bằng chì, một loại vật liệu rất mềm và dễ chảy phù hợp trong cầu chì điện. Vì rất mềm nên chỉ cần 1 chiếc kìm nhỏ là có thể lắp rất nhanh.
Nhưng có 1 điều quan trọng nữa, đó là dây ngang này bị coi là 1 option khi lắp đặt nên việc gia chủ có lắp hay không tuỳ thuộc vào sự tư vấn nhiệt tình của người thợ.
Gỡ dây lưới an toàn bằng tay
Thêm nữa, việc các chữ thập này được làm bằng chì thay vì các loại vật liệu độ cứng cao hơn khiến cho dây ngang này cũng không an toàn. Bằng chứng là tôi có thể dùng tay để kéo các dây dọc này tuột khỏi nẹp giữ chữ thập.
Kết luận
Như vậy, có thể thấy loại lưới chắn ban công đang rất phổ biến này vốn không đủ độ an toàn khi dùng cho mục đích chặn trẻ nhỏ. Nó chỉ đang được sử dụng một cách tạm thời để giảm nguy cơ do thị trường vẫn đang thiếu các loại chuyên dụng hơn.
Trong khi các bậc phụ huynh bận rộn vẫn nghĩ con mình không thể chui ra khỏi cái lưới an toàn đó được mà sinh ra tâm lý chủ quan dẫn đến những cái kết vô cùng thương tâm.
Hãy nhớ rằng, không có ổ khoá nào an toàn 100% nên dù bận tới đâu cũng đừng bao giờ rời mắt khỏi trẻ dù đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa tốt đến đâu.
Tự xây 'khu vườn trên mây' tại ban công chung cư TP.HCM
Điều này vừa thoả thú vui trồng trọt của bản thân, vừa tạo bầu không khí trong lành, thư giãn cho môi trường sống của mình.
Tips trồng cây ở ban công chung cư:
Lựa chọn những loại cây dễ sống và chậm lớn.
Không mua cây bé mà chọn những cây đã có form dáng ổn định.
Cần xem xét hướng đón nắng của căn hộ để chọn cây phù hợp.
Thích trồng trọt và chăm sóc cây cối, Phạm Minh Tuấn, chủ một cửa hàng vật nuôi tại TP.HCM luôn mong muốn tạo thêm thật nhiều mảng xanh cho không gian sống của mình.
Quá trình chuẩn bị
Minh Tuấn đang sinh sống ở một căn hộ chung cư có diện tích 80m2 với ban công rộng khoảng 3m2. Sau khi về ở một thời gian, Tuấn quyết định tạo khu vườn ngay tại ban công thành một góc "chill" của mình.
Tuấn đã tự tay tìm và kiểm tra từng chậu cây trước khi đưa về khu vườn của mình. Với những loại cây phổ biến, Tuấn sẽ chọn mua trực tiếp tại cửa hàng. Còn với những loại đặc biệt hơn, Tuấn phải nhờ order từ các trang mạng.
Tổng chi phí Minh Tuấn đầu tư cho khu vườn rơi vào khoảng 10 triệu đồng, trong đó 7 triệu đồng dành cho việc mua cây cảnh và dụng cụ, khoảng 3 triệu đồng là chi phí lót lại sàn gỗ.
Quá trình thử nghiệm
Ban đầu, Tuấn chia khu vườn của mình thành hai phần. Ở mỗi phần sẽ chọn một cây to làm điểm nhấn. Loại cây trồng chủ yếu trong vườn lúc này là Nguyệt Quế.
Sau một thời gian chăm sóc, cây cối mọc xum xuê và um tùm hơn dẫn đến việc che mất tầm nhìn từ phòng khách. Minh Tuấn quyết định sẽ thay đổi lại bố cục của khu vườn.
Dự định của Tuấn là di dời các cây to và có tán lá rộng sang vị trí khác. Tuy nhiên, bố cục vườn ban đầu đã được liên kết với nhau, vì thế, các thay đổi đột ngột sẽ gây ra cho khu vườn cảm giác mất cân đối.
Chậu cây to không thể để vừa ở chỗ dành cho cây bé và ngược lại, Tuấn mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu lại cách sắp xếp.
"Lúc này mình thấy không đơn giản chỉ là trồng cây nữa mà giống như đang chơi một trò chơi xếp hình vậy", Minh Tuấn chia sẻ.
Để lựa chọn được vị trí đặt cây phù hợp, Tuấn còn phải tìm hiểu về đặc điểm của từng loại. Nếu cây ưa nắng sẽ đặt ở vị trí cao hơn và có nhiều ánh sáng. Còn với những cây thích bóng râm, Tuấn sẽ đặt chúng ở trên kệ, nơi khuất nắng hơn.
2 năm cải tạo
Sau hơn 2 năm chăm sóc và thay đổi, cuối cùng Minh Tuấn cũng đã có cho mình một khu vườn như ý muốn với hơn 40 loại cây.
Khu vườn của Tuấn bây giờ mỗi bên sẽ có một cây to làm chủ đạo. Bàng Đài Loan và Nguyệt Quế là loại cây Minh Tuấn chọn làm điểm nhấn cho hai bên của khu vườn.
Đây là hai loại cây có tán xòe rộng, mang lại cảm giác mát mẻ cho khu vườn. Ngoài ra chúng còn rất dễ chăm sóc, Tuấn chỉ tưới nước đều đặn là hai cây đã mọc xum xuê cành lá.
Bên cạnh đó, Bàng Đài Loan và Nguyệt Quế phát triển những tán lá cao, phần thân lại trống nên khi đặt vào khu vườn sẽ không tạo cảm giác choáng ngợp.
Phía bên dưới sẽ là những cây trung cảnh che sát phần tường và đường ống nước nhằm tăng tính thẩm mỹ cho căn hộ. Tuấn ưu tiên lựa chọn những cây dây leo, và có độ rủ để che được những khuyết điểm của ban công.
Một số loại cây trung cảnh mà Minh Tuấn trồng trong vườn nhà là: trầu bà, dương xỉ,... Những cây này thường xanh tốt quanh năm mà không cần tốn nhiều thời gian chăm sóc.
Ở phía trước, Tuấn chọn các chậu tiểu cảnh để làm nền, ưu tiên những chậu hoa nhỏ như: hoa Nhài, Nha Đam, Dây Nhện,...
Chúng đều là các loại cây phát triển tốt với điều kiện ánh sáng trực tiếp và có khả năng lọc không khí cao.
Trồng cây ở ban công, Minh Tuấn đặc biệt chú ý đến tính thẩm mỹ của cây. Để cây vừa phát triển tốt mà không bị chắn mất tầm nhìn của căn hộ nên Minh Tuấn thường xuyên cắt tỉa cành lá.
Ngoài ra, do trồng cây để trang trí nên Tuấn không lựa chọn những chậu cây còn bé. Nếu mang chúng về vườn sẽ mất thêm thời gian chăm sóc và phải thay đổi lại bố cục cho hợp lý.
Bên cạnh đó, nếu cây trồng nào phát triển quá mạnh, che hết các cây khác và không phù hợp với khu vườn nữa thì Tuấn sẽ đổi sang trồng loại khác. Các cây cũ sẽ được Minh Tuấn mang đi tặng bạn bè chứ không bỏ đi.
Vườn 3m2 ở ban công đủ các loại rau của nam kỹ sư Sài Gòn Chỉ với 3m2 ở ban công chung cư, anh Nguyện đã thiết kế thành vườn, trồng đủ các loại rau để cải thiện bữa ăn cho gia đình. Anh Phan Văn Nguyện (35 tuổi, ở quận Bình Thạnh, TP.HCM) là kỹ sư cơ điện, công việc khá bận rộn. Tháng 4/2020, khi phải ở nhà vì dịch bệnh Covid-19, anh đã thiết kế...