Loài ‘lợn lai chồn’ từng bị coi là quái vật, nay đổi đời vì toàn thân là ‘mỏ vàng’
Dù có hình dáng kỳ dị, mùi hôi khó chịu song toàn thân của loài này đều có giá trị kinh tế cao.
Ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ nước ta, lửng lợn (Arctonyx collaris) là một trong những loài động vật có hình dạng kỳ dị bậc nhất trong họ nhà Chồn. Chúng có mũi heo, cơ thể giống chồn và khá “nặng mùi” giống như chồn hôi.
Ngoài Việt Nam, loài động vật “dị dạng” này còn xuất hiện ở một số nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar… Chúng có thể sống ở độ cao lên tới 2.300 mét, thường là trong rừng, trên núi hoặc gần khu đất nông nghiệp của con người.
Loài hung hãn, từng một thời bị coi là “ quái vật”
Lửng lợn là loài động vật ăn đêm và ăn tạp. Chúng thường ra ngoài kiếm ăn vào lúc hoàng hôn, thức ăn của chúng là các động vật thủy sinh, côn trùng hoặc trái cây.
Loài này không chỉ có sức tàn phá cực lớn mà chúng còn cực kỳ hung dữ, thậm chí đôi khi còn có thể tấn công con người. Móng vuốt sắc nhọn của chúng là thứ “vũ khí” vô cùng nguy hiểm. Bên cạnh đó, chúng cũng từng là thủ phạm phá hoại hoa màu nên xưa kia bị nhiều người coi là loài “quái vật” đáng ghét.
Từ “hiểm họa” thành “kho báu”
Video đang HOT
Thời thế thay đổi, loài lửng lợn từng là nỗi “ám ảnh” của nhiều nông dân trước kia nay bỗng nhiên trở thành sinh vật rất giàu giá trị trên thị trường.
Thực tế, lửng lợn có thể dùng để chiết xuất ra một loại dầu béo gọi là “cao heo” trong y học cổ truyền ở Trung Quốc. Đây là một loại dược liệu quý hiếm, được cho là có tác dụng làm ẩm phổi, giảm ho và giải độc nên từ lâu đã được sử dụng và ưa chuộng. Ở Việt Nam, theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, lửng lợn được dùng với tên thuốc là suyền hay chuyên gồm các bộ phận: thịt, xương, mỡ và mật.
Đồng thời, do lửng lợn có thể nạp nhiều loại thức ăn phong phú, cơ bắp săn chắc, thịt của chúng có lợi cho dạ dày, phần lông có thể dùng để may quần áo, da có thể dùng làm nệm, vì vậy chúng cũng trở thành động vật hoang dã có lợi thế kinh tế lớn. Tại Trung Quốc, một số người bắt đầu nuôi lửng lợn để làm kinh tế.
Ở một số nhà hàng tại Trung Quốc, thịt lửng lợn nhà nuôi có thể bán với giá 40 – 60 NDT/kg, thậm chí còn cao hơn cả giá thịt cừu. Nếu là thịt lửng lợn rừng thì giá sẽ cao hơn nữa. Hiện tại, một con lửng lợn trưởng thành khỏe mạnh có thể bán với giá hàng nghìn NDT/con (tương đương từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng/con).
Tuy nhiên, do bị săn bắt thường xuyên cùng với những thay đổi của môi trường sinh thái, số lượng lửng lợn trong tự nhiên đang tiếp tục giảm. Năm 2000, lửng lợn được đưa vào danh sách động vật cần được bảo vệ của Trung Quốc. Năm 2008, lửng lợn được IUCN (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên) đánh giá là loài cận nguy cấp. Kể từ khi được đưa vào các danh sách bảo vệ, lửng lợn hoang dã đã trở thành loài bị cấm săn bắt.
Hiện nay tại Trung Quốc, dù lửng lợn có thể được nhân giống nhân tạo nhưng chỉ có thể để dùng điều chế thuốc, để làm cảnh hoặc phục vụ mục đích nghiên cứu. Nói cách khác, người dân ở đây không thể nuôi lửng lợn để lấy thịt như trước.
"Quái vật" đe dọa hất văng Trái Đất đã chạm đến dải Ngân Hà?
Một nghiên cứu mới cho thấy vụ va chạm giữa thiên hà chứa Trái Đất và người láng giềng khổng lồ có thể đã bắt đầu.
Từ lâu các nhà khoa học đã dự đoán rằng thiên hà Milky Way (Ngân Hà) mà Trái Đất thuộc về sẽ va chạm với người hàng xóm "quái vật" Andromeda (Tiên Nữ) trong 4-5 tỉ năm tới.
Nhưng một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature Astronomy lại chứng minh vụ va chạm đó thực sự đã bắt đầu, mặc dù không theo cách chúng ta từng nghĩ.
Thiên hà "quái vật" mang tên Tiên Nữ được đặt cạnh dải Ngân Hà theo góc nhìn từ Trái Đất - Ảnh đồ họa: NASA
Theo Science Alert, công trình mới của các nhà khoa học Úc và Mỹ đã tập trung vào quầng thiên hà, còn gọi là môi trường bao quanh thiên hà (CGM).
Đó là một quầng vật chất rộng lớn nhưng mờ tối bao quanh phần đĩa rực sáng mà trước đây người ta từng tưởng là tất cả thiên hà.
Quầng thiên hà có thể chiếm tới 70% khối lượng của thiên hà.
Bất chấp sự hiện diện thống trị của nó trên khắp vũ trụ, người ta biết rất ít về cấu trúc điển hình của môi trường này, bao gồm việc nó thực sự kết thúc ở đâu, khiến cho việc phân biệt ranh giới thực tế giữa các thiên hà trở nên khó khăn.
Trong nghiên cứu mới, nhóm nghiên cứu đã dùng một công cụ có độ nhạy cao chụp một số hình ảnh tập trung vào thiên hà xoắn ốc tương đối nhỏ IRAS 08339 6517 (gọi tắt là IRAS08), nằm cách chúng ta 270 triệu năm ánh sáng.
Bằng cách chụp một vùng không gian rộng hơn nhiều, cách rìa đĩa sáng của thiên hà khoảng 90.000 năm ánh sáng, nhóm nghiên cứu có thể phân tích những thay đổi đặc trưng trong thành phần của môi trường này.
Một số hình ảnh cho thấy sợi khí hydro trung tính kết nối IRAS08 với một thiên hà lân cận nhỏ hơn.
Nhưng xung quanh các sợi khí này còn có hydro bị mất electron trôi nổi, trộn lẫn với oxy, thứ chỉ xuất hiện khi có nguồn nhiệt tác động.
"Chúng tôi tìm thấy chúng ở mọi nơi, điều này thực sự thú vị và có phần bất ngờ" - tác giả chính Nikole Nielsen từ Đại học Swinburne (Úc) nói.
Theo ông, nguồn nhiệt tham gia vào hiện tượng có thể là các cú sốc - sự tương tác giữa IRAS08 và thiên hà nhỏ lân cận, khiến các nguyên tử va chạm nhau.
Điều này có nghĩa quầng vô hình của hai thiên hà này đã thực sự chạm nhau dù đĩa ánh sáng của chúng còn rất xa nhau.
Áp dụng mô hình tương tự lên Ngân Hà và Tiên Nữ, các nhà khoa học tin rằng quầng thiên hà của cả hai đã chồng lấn một phần lên nhau.
Điều này có nghĩa vụ va chạm đã bắt đầu. Nhưng bạn không nên quá lo lắng.
Một số nghiên cứu trước đây từng cảnh báo vụ va chạm giữa Ngân Hà, một thiên hà thuộc hàng "quái vật" trong thế giới thiên hà, với một kẻ đối đầu thậm chí còn lớn hơn như Tiên Nữ, sẽ có hậu quả thảm khốc.
Một trong số các hậu quả đó là Trái Đất có thể bị hất văng khỏi vùng sự sống của hệ Mặt Trời.
Tuy vậy, kịch bản này chỉ có thể xảy ra khi hai đĩa chính của hai "quái vật" thực sự đụng độ trong 4-5 tỉ năm tới.
Quầng thiên hà của Ngân Hà và Tiên Nữ rất lớn, nên mặc dù cấu trúc vô hình này có bắt đầu va chạm, hai chiếc đĩa đầy sao và hành tinh của chúng hãy còn cách nhau tới 2,5 triệu năm ánh sáng.
Phát hiện 'bạch tuộc ma' và 'quái vật spaghetti' ở ngọn núi ngầm khổng lồ dưới đại dương Các nhà hải dương học vừa phát hiện ra một ngọn núi ngầm có độ cao 3.109 mét dưới đại dương, là nơi sinh sống của các vườn bọt biển, san hô cổ đại và các loài sinh vật biển quý hiếm, bao gồm một loài mực lần đầu tiên được ghi hình. Một nhóm do Viện Đại dương Schmidt dẫn đầu đã...