Loài kiến chạy nhanh nhất thế giới
Các nhà khoa học Đức ở Trường đại học Ulm vừa đưa ra một kết quả nghiên cứu gây kinh ngạc, khẳng định kiến chính là loài động vật chạy nhanh nhất thế giới.
Cụ thể, Giáo sư Tiến sĩ Harald Wolf và nữ đồng nghiệp Sarah Pfeiffer thuộc Đại học Ulm, đã quan sát loài kiến bạc có tên khoa học là Cataglyphis bombycina trong môi trường sống hoang dã của chúng ở sa mạc Sahara thuộc Tunisia, cho thấy trong điều kiện nhiệt độ ngoài trời lên tới 60 độ C, kiến di chuyển với tốc độ mỗi giây đồng hồ là 0,855m, gấp 108 chiều dài cơ thể của chúng, trở thành loài chạy nhanh nhất thế giới.
Đồng thời hai nhà khoa học thuộc Đại học Ulm cũng cho biết, trong điều kiện phòng thí nghiệm thì tốc độ di chuyển của loài kiến này trong mỗi giây đồng hồ là 0,057m, tương đương các loài kiến bình thường khác.
Một điểm đặc biệt nữa, là trong khi nhiều loài vật cũng như côn trùng sinh sống ở sa mạc thường kiếm ăn vào ban đêm để tránh cái nắng gay gắt, thì loài kiến bạc Sahara lại đi kiếm ăn vào ban ngày, bằng cách này kiến đã giảm thiểu khả năng bị các đối thủ khác ăn thịt.
Video đang HOT
K.Dung
Theo antg.cand.com.vn/AFP
Sự lây lan của virus do băng biển Bắc cực tan?
Sự suy giảm của băng biển ở Bắc Cực trong những thập kỷ gần đây đã được các nhà khoa học cho rằng dẫn đến sự lây lan của một loại virus chết chóc ở động vật có vú ở biển.
Các nhà nghiên cứu phát hiện virus PDV đã lây lan từ động vật ở Bắc Đại Tây Dương đến các quần thể ở Bắc Thái Bình Dương. Họ cho biết sự lây lan của mầm bệnh có thể nhiều hơn khi băng ngày càng giảm. Nghiên cứu kéo dài 15 năm đã theo dõi hải cẩu, sư tử biển và rái cá qua vệ tinh.
Rái cá biển ở Alaska được phát hiện nhiễm virus vào năm 2004
Mất băng biển ở Bắc Cực là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất về biến đổi khí hậu trên hành tinh trong bốn thập kỷ qua. Theo Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu, băng đã rút khoảng 12% qua mỗi thập kỷ từ năm 1979 đến 2018.
"Những thay đổi băng biển vào tháng 9 này dường như chưa từng có trong ít nhất 1.000 năm. Băng biển Bắc Cực đã mỏng đi, đồng thời đổi sang băng trẻ hơn. Từ năm 1979 đến 2018, tỷ lệ thực sự của loại băng ít nhất là 5 năm tuổi đã giảm khoảng 90% ", IPCC cho biết trong báo cáo của họ về các đại dương và tầng lạnh được công bố vào tháng 9.
Trong bối cảnh thay đổi này, các nhà nghiên cứu đã điều tra khả năng lây nhiễm PDV- nguyên nhân gây ra một số lượng lớn hải cẩu tử vong ở Bắc Đại Tây Dương vào năm 2002.
Băng tan chảy kết nối những con sư tử biển Steller trước đây bị ngăn cách bởi băng
Nhưng sự bùng phát của virus đã không được nhìn thấy ở các sinh vật biển ở Bắc Thái Bình Dương cho đến năm 2004 khi PDV được tìm thấy ở rái cá biển phía bắc ở Alaska. Các mẫu được thu thập từ 2.500 động vật có vú biển ở nhiều địa điểm khác nhau trong suốt quá trình nghiên cứu. Dữ liệu vệ tinh từ các động vật được gắn thẻ ghi lại vị trí. Điều này tương quan với dữ liệu về mất băng biển.
Các nhà khoa học nói rằng sau khi sự tan chảy kỷ lục vào tháng 8 năm 2002 xảy ra, PDV đã lan tỏa trên diện rộng ở sư tử biển Steller ở Bắc Thái Bình Dương năm 2003 và 2004 với hơn 30% động vật có kết quả dương tính. Tỷ lệ nhiễm PDV sau đó đã giảm cho đến khi nó đạt đỉnh trở lại vào năm 2009, sau khi có sự hiện diện của các tuyến đường biển trong năm 2008.
Tiến sĩ Tracey Goldstein, từ Đại học California, Davis, cho biết: "Mất băng biển buộc động vật biển tìm kiếm thức ăn trong môi trường sống mới và loại bỏ rào cản vật lý đó, cho phép chúng có những con đường mới để chúng di chuyển. Khi động vật di chuyển và tiếp xúc với các loài khác, chúng mang theo nguy cơ truyền nhiễm mới, với những hậu quả khôn lường."
Các tác giả cảnh báo rằng xu hướng này có thể tiếp tục khi họ tin rằng những thay đổi do khí hậu trong đại dương Bắc Cực sẽ tăng lên.Nguy cơ lây lan mầm bệnh có thể sẽ tăng lên,với hậu quả về sức khỏe đối với nhiều loài.
Kim Quyền
Theo dantri.com.vn/BBCNews
Hổ trắng con khoe răng nanh non nớt cực yêu Những chú hổ trắng con 2 tháng tuổi trông rất đáng yêu trong lần đầu xuất hiện trước khách tham quan ở CH Czech. Hổ trắng con 2 tháng tuổi trông rất đáng yêu khi nhe răng nanh non nớt của nó trong vườn thú Liberec ở CH Czech. (Nguồn: Daily Mail) Chú hổ con chào đời ngày 25/2 cùng với ba anh...