Loài hoa tháng 3 nở tím trời chế biến thành đặc sản Tây Bắc
Nộm hoa ban là món ăn đặc sản của người Tây Bắc hay đãi khách mỗi dịp tháng 3. Hoa ban nộm măng đắng kèm chút tai heo thành món ngon chua ngọt vừa béo bùi lại đẹp mắt.
Nguyên liệu:
- 1 rổ hoa ban
- 4 cây măng đắng
- 1 tai heo
Video đang HOT
- Gia vị: Muối, dấm, chanh, đường, tỏi, ớt, lá chanh
Cách thực hiện:
- Măng đắng rửa sạch, luộc qua, thái mỏng rồi luộc lại một lần nữa.
- Hoa ban rửa sạch. Cho vào nồi nước sôi khoảng 1 phút cho hết vị chát. Đừng luộc mềm quá, hoa sẽ mất đi vị giòn ngon.
- Tai heo rửa sạch với muối và dấm. Luộc tai heo rồi thái mỏng.
- Đem tai heo, măng đắng và hoa ban trộn với muối, đường, dấm, tỏi ớt vừa ăn. Với người Tây Bắc hay nêm thêm lá tỏi tươi vào món nộm hoa ban rất thơm độc đáo, nếu không có lá tỏi tươi, có thể thay thế bằng lá chanh thái mỏng.
Chúc các bạn thành công!
Thịt gác bếp: Đậm đà khói bếp núi rừng
Nhắc đến những món đặc sản vùng núi phía Bắc chắc hẳn ai cũng mê mẩn món thịt gác bếp độc đáo, thơm vị củi bếp núi rừng vùng cao Tây Bắc.
Cứ mỗi lần có dịp ghé thăm vùng núi phía Bắc Việt Nam, thực khách phương xa lại bị quyến rũ bởi mùi thơm nức mũi bay ra từ những ngôi nhà gỗ đặc trưng. Đó chính là mùi vị riêng đặc trưng của thịt trâu gác bếp, món ăn chỉ có tại vùng đất ẩn chứa nhiều điều hấp dẫn này. Từ món ăn truyền thống của người vùng núi, thịt gác bếp giờ đây đã trở thành món ăn chơi "vui miệng" của mọi người và hơn thế còn để lại cho thực khách phương xa ấn tượng khó phai về nền ẩm thực Tây Bắc.
Thịt gác bếp truyền thống có thể làm từ đủ loại nguyên liệu như thịt trâu, bò hay lợn. Từ thời xa xưa, người dân vùng cao đã quen dần với phương thức phơi khô rồi treo thực phẩm lên gác bếp - nơi được coi như chiếc tủ lạnh của người dân tộc để lưu trữ đồ ăn lâu ngày. Chính bởi thói quen thường ngày đó, món thịt gác bếp đã ra đời và trở thành đặc sản độc đáo, mang đậm hương vị của riêng vùng cao Tây Bắc.
Thông thường để làm nên món ăn "mỹ vị" này người dân thường chọn những miếng thịt nạc, cắt thành từng thớ rồi ngay lập tức đem ướp gia vị gồm gừng, riềng, ớt khô, tiêu, bột ngọt và muối. Sau thời gian để ngấm gia vị, thịt được xiên vào các que nứa vót nhọn gác lên bếp củi, treo cách bếp khoảng 50cm theo từng tầng. Cứ như vậy trong vài ngày, xiên thịt nào khô trước lại đổi vị trí cho xiên chưa kịp chín để rồi trở thành món ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân nơi đây.
Từng miếng thịt gác bếp khô cứng được xé nhỏ thành sợi chấm thêm tương ớt cay, nhâm nhi cùng chút rượu cần nồng thơm vị quyến rũ chính là trải nghiệm tuyệt vời nhất với tất cả mọi người mỗi khi ghé Tây Bắc. Cách chế biến bất đắc dĩ của người vùng núi xưa đã vô tình, một sự vô tình tuyệt vời tạo nên món thịt gác bếp hấp dẫn khó cưỡng. Lai rai miếng thịt khô ta có thể cảm nhận trọn vẹn hương vị phóng khoáng, quyến rũ cũng có chút man dại chỉ riêng núi rừng có được.
Vào một ngày trời lành lạnh, mưa lất phất rơi ướt con đường được ngồi bên bếp lửa ấm cúng, lắng nghe âm thanh của tự nhiên, thưởng thức rượu cần cùng chút thịt gác bếp mới xé còn vương mùi củi bếp, chỉ nghe thôi đã khiến ta thèm thuồng hương vị Tây Bắc đến nhường nào. Dù giờ đây bạn dễ dàng mua được những miếng thịt gác bếp ở thành phố xa núi rừng nhưng chẳng thể phủ nhận, chỉ khi hòa mình vào bầu không khí của đại ngàn, món ăn ấy mới được trọn vẹn vị ngon.
Ẩm thực thịt trâu món ngon của sự tinh tế Nếu như trước kia, con trâu chỉ cung cấp cho nhà nông sức kéo thì vài năm gần đây, thịt trâu còn là nguồn nguyên liệu để chế biến nên những món ăn đặc sắc tạo nên sự phong phú trong kho tàng ẩm thực của người Việt. Món ngon đổi vị Ông Nguyễn Xuân Quỳnh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội những nhà...