Loài hoa nhập dịp Tết khiến chị em phát cuồng chứa chất kịch độc
Loại hoa nhập mang tên ly lửa Nhật Bản đang rao bán trên thị trường thực chất là loại cây kịch độc.
Loại hoa nhập mang tên ly lửa Nhật Bản đang rao bán trên thị trường thực chất là loại cây kịch độc
Theo khảo sát của PV Báo Giao thông, thị trường hoa nhập những ngày cuối năm đang rộ lên loài hoa “ly lửa Nhật Bản”. Quan sát bên ngoài cho thấy, loại hoa này không có mùi thơm như hoa ly Việt Nam nhưng vẫn được dân chơi say mê săn lùng bởi màu sắc sặc sỡ, bắt mắt. Cánh hoa ly lửa Nhật Bản mỏng manh, uốn éo như những ngọn lửa đang cháy.
Đáng nói, giá của hoa ly lửa mà các chủ shop hoa tươi quảng cáo “nhập khẩu từ Nhật Bản” đang được rao bán lên tới 400.000 đồng/cành song vẫn không có đủ hàng bán. Chia sẻ với PV, một chủ shop hoa nhập tại Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết: “Hoa nhập về tới đâu bán hết tới đó. Muốn mua khách phải đặt hàng trước, nếu đặt bây giờ may ra Tết mới chuyển về được”.
Mỗi cành ly lửa nhập từ Nhật Bản được rao bán với giá 400 nghìn đồng/cành
Tuy nhiên, trao đổi với PV Báo Giao thông, Th.s Nguyễn Văn Hiếu (Viện Dược Liệu, Bộ Y tế), khẳng định loại hoa trên chính là cây ngót ngoẻo hay còn gọi là tỏi độc; có tên khoa học Gloriosa superba L. thuộc họ Bả chó hay họ Tỏi độc (Colchicaceae), được công bố lần đầu tiên vào năm 1753 bởi nhà thực vật học người Thụy Điển: Carl Linnaeus.
Đây là một dạng cây cỏ sống lâu năm, cành trườn dài 1-3 m; mọc ở bãi cát ven biển, ven rừng, trảng cây bụi, ven đường. “Tất cả các thành phần của cây ngót nghẻo đều chứa chất độc có thể làm chết người và động vật lớn. Đặc biệt, phần rễ củ của cây giống với các thành viên khác trong họ Bả chó chứa rất nhiều chất độc colchicine, alkaloid gloriocine; chỉ cần lượng nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng”, ông Hiếu phân tích và cảnh báo: “Loại cây này rất nguy hiểm cho người dùng, đặc biệt trong nhà có trẻ nhỏ”.
Liên quan tới loài hoa kịch độc ngót ngoẻo, Lương y Phan Công Tuấn, Bệnh viện Y học Cổ truyền Đà Nẵng, cũng không thể quên sự việc “nhầm lẫn chết người”: “Chuyện xảy ra cách đây gần 40 năm, một sản phụ ở xã Hòa Nhơn (Hòa Vang, Đà Nẵng) bị phù thũng, có một người mách dùng cây Cối xay sắc nước uống. Nhưng khi người nhà đi tìm thì bị chỉ nhầm cây ngót nghẻo, vì tên địa phương cũng gọi “Giằng xay” hay “Cối xay”. Sau khi sắc nước cây này uống, sản phụ đã tử vong. Câu chuyện đau lòng đó nhiều thầy thuốc và người dân địa phương còn nhớ”, vị lương y cho hay.
Hoa ly lửa còn được gọi là hoa ngót nghẻo chứa chất kịch độc chết người
Theo Lương y Phan Công Tuấn, triệu chứng ngộ độc ngót nghẻo thường thấy vài giờ sau khi ăn phải. Nạn nhân thấy đau môi, lưỡi, đau bụng, tê dại toàn thân, nôn mửa, ỉa chảy ra máu, hoa mắt, mệt mỏi, mặt tím tái, sợ ánh sáng, mạch nhanh, khó thở, mất tri giác rồi chết. Trước khi chết 20-40 phút, thân nhiệt hạ và co giật.
Trong các tài liệu của Việt Nam ghi nhận cây ngót nghẻo phân bố tự nhiên ở Hà Nội (Ba Vì), Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng (Tourane), Quảng Ngãi, Bình Định (Phù Mỹ), Đắk Lắk, Ninh Thuận (Phan Rang), Bình Thuận (Phan Thiết), Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu (Côn Đảo); cũng được trồng trong vườn hoa, vườn thuốc, trong chậu. Trên thế giới loại cây này còn xuất hiện ở nhiều nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Malaixia, châu Phi.
Theo baogiaothong
Video đang HOT
14 mẹo hay giúp phân biệt thực phẩm Trung Quốc và thực phẩm Việt Nam
Hiên nay thưc phâm Trung Quôc đang đươc bay ban tran lan trên thi trương va co nguy cơ gây hai cho sưc khoe con ngươi vi tâm nhiêu hoa chât đôc hai. Đê bao vê an toan cho sưc khoe cua gia đinh, chi em nhât đinh phai biêt nhưng meo phân biêt thưc phâm Trung Quôc va thưc phâm Viêt Nam dươi đây.
Phân biệt Nho Ninh Thuận hay Nho Trung Quốc
Ở các con phố tôi đi làm rất hay bắt gặp các xe nho lớn ghi biển Nho Ninh Thuận giá chỉ 35k hay thậm chí là 25k. Tuy nhiên sự thật không phải như vậy Nho Ninh thuận nhìn từ bên ngoài vào sẽ thấy các quả kín hết chứ không bị rời rạc hay quả lưa thưa như Nho TQ. Vỏ nho TQ cũng mỏng hơn đặc biệt là loại nho xanh sẽ không có hại.
Nho đỏ Trung Quốc trái to gấp đôi nho Ninh Thuận, quả chín có màu đỏ nhạt, có lốm đốm trắng trên vỏ. Các trái nho trên cùng 1 chùm rời rạc.
Nhận biết tôm chứa hóa chất gây ung thư
Co thê phân biêt tôm chưa nhiêu tap chât qua mau săc cua tôm.
Phân biệt mận
Mận Trung Quốc quả to, màu xanh, có màu vàng mờ, nhìn không bắt mắt bằng mận Việt. Khi mang từ tủ lạnh ra ngoài thì mận Trung Quốc thường bị nẫu ruột.
Phân biệt xoài trung quốc như thế nào
Xoài Trung quốc đa phần là lấy từ lúc xanh rồi ngâm thuốc bảo quản xong mới chuyển sang Việt Nam tiêu thụ nên khi xoài chín nhìn vỏ sẽ không được căng mọng như những quả xoài già hay xoài chín cây. Bởi khi bị chín ép hay để lâu xoài sẽ bị xuống nước trông vỏ sẽ bị nhăn nheo lại. Đầu cuống nhìn cũng sẽ bị thâm đen hoặc sờ thấy mềm
Tỏi Trung Quốc sẽ phân biệt như thế nào
Tỏi Trung Quốc có đặc tính rất to và mỏng vỏ nhưng ăn sẽ không thơm như tỏi ta của Việt Nam. Nên khi mua các bạn nên chọn những loại củ tỏi nhỏ, nhiều vỏ bóc ra thấy nhanh của nó cũng nhỏ ngửi có mùi thơm đặc trung thì mới nên mua nhé. Thường thì mình thấy tỏi ta của nước ta bóc sẽ khó hơn và khi bóc còn có dính trên tay những chất hơi dính tay do tỏi tiết ra. Nhưng tỏi TQ thì không thấy nhé.
Phân biêt ca rôt
Cà rốt Việt Nam còn cuống, củ không đều, màu nhạt hơn.
Phân biêt sup lơ
Súp lơ xanh Đà Lạt có búp vừa phải, hoa lơ ít đồng đều, có sự sần sùi, cuống lơ có màu xanh nhạt. Súp lơ xanh Trung Quốc búp lơ đều nhau, mịn, không có mùi thơm, cuống màu xanh đậm
Phân biệt Táo Mỹ và táo Trung Quốc ra sao
Táo Trung Quốc quả thường tròn và căng mọng, hầu hết mỗi quả sẽ được bọc vào trong 1 lớp lưới xốp. Cầm quả lên thấy rất nhẹ, bổ ra nhìn miếng táo xốp chứ không nhiều nước hay giòn như loại táo khác. Táo TQ được ngâm hóa chẩ rất nhiều đặc biệt có chất cấm gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới sức khỏe nên thiết nghĩ chúng ta không nên ăn loại táo này. Các loại táo nhập ngoại để lâu thường héo vỏ ngoài, lâu sau đó mới hỏng, trong khi táo, lê Trung Quốc để lâu thường bị thối từ bên trong ra.
Phân biệt cam
Cam Trung Quốc quả nhỏ, không hạt, có giá thành rẻ hơn cam Việt Nam trong khi đó, cam Việt nam vỏ dày, sần sùi, hay bị nám và luôn có hạt.
Phân biệt bí đỏ
Bí đỏ Trung Quốc có trọng lượng lớn, gấp 2-3 lần bí Việt Nam. Quả bí thường có dạng dài, vỏ bóng, trơn đẹp.
Bí Việt Nam có nhiều hình dạng, vỏ sần sùi, không trơn bóng.
Phân biệt nhãn
Nhãn Trung Quốc nhạt màu, vỏ mỏng. Nhãn Việt Nam vỏ dày, sần sùi.
Phân biệt hành tây
Hành tây Trung Quốc củ to, tròn, bóng, củ nào cũng có kích cỡ to đều. Hành tây Việt Nam thường có nhiều rễ, phấn cuống vẫn còn dài.
Phân biệt gừng
Gừng Trung Quốc bóng, căng mọng nước, ruột vàng, ít xơ, lớp vỏ nhẵn nhụi, củ to, đều, được vệ sinh sạch sẽ, ít nốt sần sùi.
Lựu trung quốc và mẹo phân biệt
Lựu Trung Quốc quả nhìn to hơn lựu Việt Nam, vỏ sẽ mỏng, mịn và bóng, đăc biệt ruột chín rất đều và có màu đẹp mắt. Trong khi đó Lựu Việt Nam thường có vỏ dày hơn ruột chín dần chứ không chín đều một màu như lựu TQ.
Theo nguồn tổng hợp
Ký ức về phở: Có một dòng phở miền Tây Không rõ tự khi nào, phở như mặc định là món ăn của người giàu hoặc chí ít là người có điều kiện ở địa phương tôi. Nói cách khác, với người nghèo, phở là món mơ ước. Ảnh minh họa Thuở ấy, tôi rất thích xin phép theo mẹ ra chợ. Được thưởng thức không khí chộn rộn của những phiên chợ...