Loại hoa gây tranh cãi về mùi hương nhưng có nhiều tác dụng với sức khỏe
Tỏa mùi hương gây khó chịu cho nhiều người nhưng hoa sữa lại có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, hoa sữa được trồng và mọc hoang nhiều ở nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh miền Bắc. Ngoài ra, cây còn được trồng ở một số quốc gia khác như Malaysisa, Indonesia, Philippines, Ấn Độ…
Đây là loài hoa gây khó chịu cho nhiều người, thậm chí có thể dẫn tới dị ứng, nhức đầu nhưng cũng là vị thuốc chữa bệnh. Theo quan niệm Đông y, hoa sữa vị đắng, tính mát, quy kinh phế và can. Hoa sữa có tác dụng tiêu tích, trừ đờm, giải độc, bình suyễn, chỉ khát, kiện vị, phát hãn và thông kinh.
Hoa được sử dụng chữa rối loạn kinh nguyệt, làm thuốc bồi bổ sức khỏe, trị sốt rét cấp và mạn tính, lở ngứa ngoài da, sốt cao, thiếu máu, lỵ, tiêu chảy, viêm khớp. Ở Ấn Độ, hoa sữa được dùng để trị các bệnh về răng do có tác dụng kháng khuẩn.
Trong nghiên cứu y khoa hiện đại, hoa sữa có tác dụng chống viêm, giảm cơn ho, hen suyễn và cơn đau.
Hoa sữa có thể làm thuốc. Ảnh: Việt Hùng
Ngoài ra, các bộ phận của cây hoa sữa có tác dụng dưới đây:
- Có tiềm năng trị đái tháo đường: Methanol trong lá của cây hoa sữa có thể chống lại alpha-glucoside. Do đó, vị thuốc này có tiềm năng phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.
Video đang HOT
- Tác dụng kiểm soát ung thư: Alkaloid trong cây hoa sữa có tác dụng chống lại tế bào ung thư và tăng khả sống sót của chuột mắc bệnh trong thí nghiệm.
- Trị sốt rét: Một số alkaloid trong hoa sữa như echitamine, echitenine và ditamine có thể sử dụng để thay thế quinine trong điều trị sốt rét.
- Tác dụng chữa rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy: Thực nghiệm lâm sàng ghi nhận, nước sắc từ vỏ cây có tác dụng làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
Lương y Sáng cho biết, vỏ cây hoa sữa được thu hái quanh năm nhưng thời điểm vỏ có phẩm chất tốt nhất là vào mùa xuân hạ. Vì lúc này cây chưa ra hoa và quả nên dưỡng chất còn tập trung nhiều ở vỏ. Sau khi hái vỏ về, đem cạo bỏ lớp vỏ bần bên ngoài rồi phơi/sấy khô để dùng dần. Vỏ cây chứa một số thành phần hóa học như echitenin, ditamin…
Vỏ cây hoa sữa được sử dụng ở dạng sắc uống, cao lỏng hoặc dạng thuốc bột. Liều dùng tham khảo: 1 – 3g/ngày.
Lương y Sáng lưu ý, người dân cần lưu ý, tránh nhầm lẫn hoa cây hoa sữa với cây vú sữa. Ngoài ra, sử dụng vỏ cây hoa sữa liều cao có thể gây độc.
Hoa sữa có khả năng gây dị ứng cao (đặc biệt là phấn hoa). Vì vậy, cần tránh sử dụng dược liệu này cho người bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm kết mạc dị ứng. Trước khi áp dụng bài thuốc, nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp với tình trạng bệnh.
Kiêng gì khi dùng thuốc Đông y?
Khi đang uống một số loại Đông dược nào đó, cần phải chú ý đến sự tương kỵ giữa thuốc với thức ăn, nước uống ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
1. Tương kỵ thuốc đông y với nước trà
Không nên dùng nước trà để chiêu thuốc, nhất là thuốc bổ dạng viên hoàn. Chất tannin trong nước trà là một loại acid (tannic acid) ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, thậm chí làm cho thuốc mất hết tác dụng.
2. Tương kỵ thuốc ôn bổ với nước trà
Khi đang uống các loại thuốc bổ có tính ấm (ôn bổ) như thuốc bổ thận tráng dương, kiện tỳ ích khí nên hạn chế uống trà. Trà tính mát, có tác dụng hạ khí, có thể làm giảm tác dụng bổ thận, kiện tỳ của thuốc ôn bổ.
Khi dùng cam thảo, không nên ăn thịt lợn.
3. Tương kỵ thuốc bổ có nhân sâm với củ cải
Khi dùng thuốc bổ trong thành phần có nhân sâm, không nên ăn củ cải. Nhân sâm là thuốc bổ, còn củ cải là thuốc tiêu (tiêu thực, trừ đờm); một bên "bổ" một bên "tiêu" sẽ làm giảm tác dụng của nhau, gây lãng phí, vì nhân sâm là một vị thuốc quý.
4. Tương kỵ khi dùng thuốc giải biểu
Khi đang dùng thuốc giải biểu làm ra mồ hôi, để giải trừ bệnh tà ra ngoài cơ thể và thuốc thấu chẩn làm cho sởi mọc đều để tránh biến chứng. Không nên ăn những thứ sống lạnh và những thức ăn có vị chua có thể làm giảm tác dụng giải biểu và thấu chẩn của thuốc.
Khi dùng thuốc bổ có nhân sâm, không nên ăn củ cải.
5. Tương kỵ khi dùng thuốc thanh nhiệt lương huyết
Khi đang uống các thuốc thanh nhiệt lương huyết như kim ngân, liên kiều, chi tử...và thuốc dưỡng âm như huyền sâm, sa sâm, mạch môn... không nên ăn những thứ cay nóng - có thể sinh nhiệt, làm giảm tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm.
Ngoài ra, trong "Bản thảo cương mục" - bộ sách kinh điển về Đông dược, có ghi:
Dùng địa hoàng, hà thủ ô cần kiêng củ cải Uống cam thảo, hoàng liên... phải kiêng thịt lợn Uống bán hạ phải kiêng thịt dê Uống thương lục phải kiêng thịt chó Uống thường sơn phải kiêng hành sống Uống thổ phục linh phải kiêng trà Uống đan sâm cần kiêng giấm Uống bạc hà kiêng thịt ba ba Uống miết giáp phải kiêng rau dền...
Sự thật về loài nấm kỳ lạ phụ nữ chỉ ngửi là 'lên đỉnh' Một nghiên cứu từ 15 năm trước với tuyên bố giật gân về một loài nấm màu vàng nhạt mọc trên dung nham núi lửa có thể khiến phụ nữ "lên đỉnh" bằng mùi hương đang được báo chí chú ý gần đây. Tuy nhiên, trước khi bạn vui mừng, chúng tôi phải xin lỗi khi phải nói rằng, chẳng có bí ẩn...