Loài hải sản nghe tên đã thấy “ngán đến tận cổ”, nhưng ăn ngon nức tiếng, đem ngâm rượu uống thì ông uống bà mê
Loài hải sản có tên đã thấy “ngán đến tận cổ”, nhưng làm món ăn ngon lạ kỳ, đặc biệt hấp dẫn là thứ rượu ông uống bà khen, “yêu” cả ngày không mệt.
Loài hải sản đó là con Ngán, tên xấu nghe đã buồn nẫu nhưng lại có sức quyến rũ thực khách lạ kỳ khi chế biến thành món ăn ngon.
Loài hải sản tên xấu đã bóc vỏ trông rất ngon mắt. Ảnh minh họa.
Chị Đặng Hồng (Hà Nội) chia sẻ, lần đầu tiên biết đến loài hải sản này khoảng 20 năm trước khi cậu bạn miền biển khôn lanh “rách giời rơi xuống” mời tiệc sinh nhật ở Phố Ẩm Thực Hà Nội. Tiệc sinh nhật hoành tráng, kết thúc là món cháo Ngán rất ngon.
Cháo đựng trong bát thơm nức hành phi, rau thơm. Húp thìa cháo Ngán thấy gạo nhuyễn mềm môi, nước ngọt thanh, cay vị hạt tiêu… và gần hết bát cháo mới thấy 2 cái ruột Ngán tròn núng nính to cỡ quả quất, màu nâu, có cái vòi nhỏ xíu thò ra khiến ruột còn Ngán trông như hạt đậu to đang nảy mầm rất ngộ nghĩnh.Nhưng cái hạt đậu nảy mầm ấy cho vào miệng cắn nhẹ, dịch Ngán vỡ òa ra cùng vị ngon ngọt lạ lùng, ngậy ngậy khó tả. Và khó quên hơn cả là lúc tính tiền 10.000 đ/bát (khoảng 100.000đ bây giờ). Con Ngán đánh dấu giá trị của nó với chị Đặng Hồng từ đó.
Mãi khi chị có dịp về Quảng Ninh – mới có dịp được “gặp lại Ngán”, mới biết nó đắt vì rất hiếm và chỉ xứ Quảng Ninh mới có. Ngán sống trong bùn, ăn than mà lớn nên ruột nó cũng có mầu nâu đen.
Lần khác đi công tác ở Thái Thụy (Thái Bình), có dịp đi chợ biển thấy có người bán rổ “hến” lạ. Hỏi mua thì cô ấy bảo: “Là con Ngán chứ không phải hến, mà ngon lắm. Em cũng chỉ có ngần này thôi. Mọi khi toàn bán cho mối buôn, nay nhà họ có tang nên không nhập mới bán chợ thế này”.
Đặc sản chế biến từ con ngán.
Video đang HOT
Những con Ngán này bé, khoảng 30 con/kg và giá không đắt, càng không phải Ngán xịn Quảng Ninh. Chị Đặng Hồng mua tất về làm quà cho mỗi nhà một ít, nấu canh chua ngon hơn cả canh chua Ngao, ai ăn cũng khen nức nở và ngỏ ý nhờ lần sau mua thêm nhiều hơn. Sau lần đó chị có qua chợ hải sản đó vài lần, dù có ý tìm nhưng không bao giờ gặp Ngán ở chợ đó nữa.
Mãi tới khi đi công tác ở Thủy Nguyên (Hải Phòng), chị được đối tác chiêu đãi món rượu Ngán phục vụ tại bàn. Nhân viên mang đến vài con Ngán tươi, to vừa lòng bàn tay, được buộc chặt trong dây chun. Con Ngán được nhúng vào nước đang sôi vài giây rồi vớt ra, tháo chun, cạy miệng. Nhân viên khéo léo lia mũi dao một vòng rồi đổ ruột ngán vào bình rượu, rồi dùng thìa dầm con Ngán ra khuấy lên.
Cốc rượu lập tức bừng lên màu huyết rất kỳ lạ. Nâng ly lên thấy vị mằn mặn, nhằm nhặm, ngòn ngọt rất khó tả – nhưng đặc biệt là không tanh và rất ấn tượng. Nhân viên nói người vùng biển gọi đây là loại rượu ông uống bà khen, vì dương khí trong rượu Ngán rất mạnh, có tác dụng bồi bổ và tăng cường sinh lực cho cơ thể.
Ngán chế biến thành các món ăn đặc sản.
Đầu tháng 12/2021 tình cờ trở lại Thủy Nguyên làm việc, vào một nhà hàng hải sản thấy có 6 con Ngán cỡ 12 con/ kg, bán với giá 50 ngàn đ/con, quá đắt. Chị lang thang ra chợ mới thấy Ngán khá nhiều và không đắt so với giá trên mạng và nhà hàng. Còn được lãi vì cô bán hàng “bồi dưỡng kiến thức” phân biệt Ngán già và Ngán trẻ, Ngán Quảng Ninh, Ngán Hải Phòng và Ngán miền Nam.
Rượu ngán.
Theo đó Ngán ngon nhất chính là Ngán trẻ Quảng Ninh, vỏ mỏng, vân đều màu trắng xám. Chị mua 300 ngàn đồng được 1,2kg loại 15 con. Thứ đến là Ngán già cũng ở Quảng Ninh có màu hơi đen, phần góc nhọn nhẵn thín, giá 200 ngàn đ/kg loại 12 con/kg. Ngán Hải Phòng và Ngán miền Nam vỏ hơi vàng, sần sùi, vân không đều và… ăn phí tiền… Ở Việt Nam con Ngán to và ăn được duy nhất ở khu vực cửa sông Bạch Đằng – giáp ranh giữa Quảng Ninh và Hải Phòng. – là đặc sản của xứ này, và nghe nói ngon nhất là giống Ngán sinh ra ở khu vực đầm nhà Mạc.
Mớ Ngán đó đem về, ngâm rửa, làm sạch nấu cháo cho cả nhà ăn. Trong cái lạnh 15 độ C nhấm nháp từng thìa cháo Ngán cay thơm, ngọt ngậy quyến rũ lạ lùng, càng biết ơn tạo hóa vì ban tặng cho loài hải sản xấu tên nhưng ngon miệng cho con người. Trong những ngày dịch dã đã cho chị Hồng có thời gian ngồi cùng gia đình thưởng thức món ăn từ Ngán ngon tuyệt vời.
Giá xăng dầu tăng cao, ngư dân TT-Huế đi đánh cá trong trăm ngàn khó khăn
Xăng dầu tăng giá, trong khi giá cả các loại hải sản chưa có dấu hiệu cải thiện, cùng với đó là thời tiết bất lợi khiến ngư dân tỉnh TT-Huế đứng trước nhiều khó khăn khi vụ cá Bắc bắt đầu.
Vụ cá Bắc khởi điểm từ tháng 10, kết thúc vào tháng 3 âm lịch. Tiết trời Huế vào khoảng thời gian này mưa lạnh, chưa kể hàng năm, nhiều cơn bão nối đuôi nhau tiến vào bờ.
Ấy vậy mà với ngư dân, lúc nước biển trở nên lạnh đồng nghĩa với việc có cơ hội đánh bắt được nhiều loại cá có giá trị cao.
Ngư dân Phạm Công Quang (xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) nhớ lại mấy năm trước, trong vụ cá Bắc, con tàu hơn 800CV của ông thu được nhiều mẻ cá thu, cá ngừ giá trị cao. Ông Quang cho rằng, dù sản lượng không bằng vụ cá Nam nhưng xét về giá trị, các loại cá vụ Bắc cao hơn, thậm chí thuộc vào loại xuất khẩu.
Tàu cập bờ tại Cảng cá Thuận An (TT-Huế).
Dòng nước mùa này lạnh hơn, nên để đánh bắt, ngư dân cũng phải dong buồm vượt sóng khơi hơn thường nhật. Nghề đánh bắt cũng thay đổi bằng lưới rê đáy hoặc rê bùng nhùng...
Mấy chục năm trước, vươn khơi vụ cá Bắc tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi những thiết bị, công nghệ đánh bắt chưa hoàn thiện như bây giờ. Mùa biển hay động, ngư dân muốn đi biển phải "nhìn trời đoán nước".
Thời điểm này, khi vụ cá Bắc vào mùa, thời tiết cũng chuyển xấu. Ngư dân đi biển phải tận dụng những lúc trời yên, gió lặng.
Trên bờ, dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp, việc lưu thông hàng hóa, thủy sản còn nhiều khó khăn. "Vụ này chúng tôi chủ yếu đánh bắt các loại cá xuất khẩu, song dịch bệnh chưa biết hải sản có lưu thông thuận lợi hay không", ông Quang lo lắng.
Với ngư dân hiện giờ, không chỉ đầu ra khiến họ vướng bận. Các chi phí đầu vào như nguyên, nhiên liệu, cụ thể là giá xăng dầu cũng đang ở mức cao tạo ra trở lực không hề nhỏ.
So với cùng kỳ năm trước, giá xăng dầu tăng đến hơn 50% đang khiến nhiều con tàu ngại ngần khi vươn khơi.
Dù Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ xăng dầu hàng năm cho ngư dân nhưng việc xoay vòng nguồn vốn sau vụ cá Nam không mấy thành công khiến niềm tin như bị tổn thương.
Ngư dân chuẩn bị ngư lưới cụ để vươn khơi tại Cảng cá Thuận An.
"Vụ cá Nam vào thời điểm trời thuận cũng khó tìm được bạn tàu huống chi là cá vụ Bắc. Thời tiết xấu, nhiều tàu cá khó tìm được lao động để đủ vươn khơi. Ngoài ra, sau vụ cá Nam, tàu cá cũng phải cải hoán, sửa chữa, nên phát sinh nhiều chi phí. Trong khi đó, giá xăng dầu ở mức cao nên nhiều người lo lắng", ông Nguyễn Thành (xã Phú Thuận, huyện Phú Vang) chia sẻ.
Theo tìm hiểu, hàng năm, số lượng tàu cá vươn khơi vụ Bắc thấp hơn hẳn so với vụ Nam. Bên cạnh những khó khăn nội tại, thói quen nghỉ đông của tàu cá tại các địa phương khi vào mùa mưa lạnh như đã thành thông lệ. Dù vậy, ở các bến cảng, lúc trời thuận, tàu cũng vươn khơi."Đối với đánh bắt cá vụ Bắc, chúng tôi phải theo dõi thường xuyên thời tiết. Thời điểm đánh bắt thuận lợi nhất là sau bão tan hay kết thúc các đợt gió mùa đông bắc. Dù khó khăn nhưng chúng tôi không thể bỏ vụ cá này bởi nếu may mắn thì thu nhập từ vụ này sẽ rất cao", ông Thành nói.
Biết là khó nên thời gian qua, chính quyền các địa phương thường xuyên động viên ngư dân bám biển vươn khơi.
Thông tin từ UBND xã Phú Thuận, những tháng gần đây, sản lượng đánh bắt của ngư dân đã cải thiện. Từ đầu năm đến nay, tàu cá tại địa phương đã đánh bắt đạt sản lượng khoảng 4.500 tấn.
"Lúc khó khăn, chúng tôi càng phải gần gũi, động viên ngư dân. Ngoài việc thường xuyên thông tin diễn biến thời tiết đến ngư dân, chúng tôi còn khuyến cáo người dân phải đảm bảo an toàn về phòng dịch trên bờ lẫn trên biển. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm phương án để kết nối sản phẩm ngư dân với các cá nhân, tổ chức thu mua", ông Đặng Tiến Tùy, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận cho biết.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh TT-Huế, toàn tỉnh hiện có khoảng 450 phương tiện tàu, thuyền đánh bắt xa bờ và tàu dịch vụ hậu cần nghề cá có công suất từ 90CV đến 1.100CV và hơn 2.000 phương tiện bãi ngang ven biển, đầm phá. Việc khai thác biển dù gặp nhiều khó khăn nhưng không đứt đoạn, dư địa đánh bắt cũng ngày càng mở rộng.
Cảng cá lớn nhất miền Trung mở cửa trở lại Cảng cá Thọ Quang hoạt động từ 0h hôm nay, sau 80 ngày đóng cửa vì chuỗi lây nhiễm có gần 1.000 ca mắc Covid-19. Quyết định mở lại được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra trong bối cảnh Đà Nẵng đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. 14 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm cộng...