Loại giun sán khiến nhiều người dân ở Khánh Hòa phải nhập viện thực sự đáng sợ thế nào?
Ngoài việc nhiều bệnh nhân bị sán chó, bệnh viện này cũng cho biết từng tiếp nhận nhiều ca bị biến chứng nhiễm giun chó mèo di trú lên não gây viêm não.
Sán chó – Thủ phạm khiến nhiều người dân ở Khánh Hòa phải nhập viện đều đặn mỗi tháng
Mới đây, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa đưa ra thông tin đáng sợ khi mỗi tháng trên địa bàn có từ 150-200 ca mắc bệnh sán chó. Bệnh viện này cũng cho biết từng tiếp nhận ca bị biến chứng nhiễm giun chó mèo di trú lên não gây viêm não.
Theo đó, các bệnh nhân đều khai nhận có thói quen ăn uống các loại rau sống ở quanh vùng và cũng có rất nhiều gia đình nuôi cả chó mèo. Nếu tình trạng bệnh nhân nhiễm sán chó ngày càng tăng như hiện nay thì sẽ rất nguy hiểm.
Mới đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa đưa ra thông tin đáng sợ khi mỗi tháng trên địa bàn có từ 150-200 ca mắc bệnh sán chó.
Hồi đầu năm, cả nước cũng được phen xôn xao trước thông tin nhiều trẻ ở Bắc Ninh dương tính với ấu trùng sán chó. Trong hơn 2.000 mẫu xét nghiệm cho các trẻ mầm non ở Bắc Ninh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ó 8,8% dương tính với ấu trùng sán chó và 37,2 % dương tính với ấu trùng giun đũa chó, mèo…
Đây là những thông tin khiến nhiều người bị sốc, bởi lẽ giun sán nói chung là loại ký sinh trùng tưởng chừng chỉ xuất hiện nhiều ở những năm về trước. Tuy nhiên, một số thói quen của người hiện đại cũng dễ dàng khiến bạn mắc phải các loại giun sán chó mèo nguy hiểm như nuôi chó mèo, ăn đồ sống, nhất là rau sống… Việc phòng tránh nhiễm giun sán chó mèo đòi hỏi bạn giữ được lối ăn uống, lối sống sạch sẽ nhằm đảm bảo vệ sinh, tránh nguy cơ mắc bệnh.
Video đang HOT
Phòng tránh lây nhiễm giun sán từ việc nuôi chó mèo: Người dân cần từ bỏ một số thói quen xấu hàng ngày
Trường hợp bệnh nhân đầu tiên mắc bệnh giun đũa chó mèo được Wilder phát hiện vào năm 1950. Theo Webmd, giun đũa chó mèo có tên khoa học là Toxocara spp, ký sinh trong ruột non của chó mèo, giun đũa có tên là Toxocara canis là giun đũa ở chó, Toxocara cati là giun đũa ở mèo. Mỗi ngày giun đẻ khoảng 200.000 trứng, trứng giun theo phân ra ngoài và có thể sống bên ngoài nhiều tháng.
Đối tượng nuốt phải trứng giun thường là trẻ em chơi đất, chơi với chó hoặc người lớn làm những nghề gần gũi với chó. Ấu trùng trứng giun còn có thể đi vào cơ thể người do dính vào rau, thức ăn… Khi vào ruột non, ấu trùng sẽ chui ra khỏi trứng, đi vào vách ruột, theo máu đi vào các cơ quan nội tạng như tim, phổi, gan và cả não bộ.
Khi xác định nuôi chó mèo cần chú ý có biện pháp an toàn theo lưu ý của bác sĩ, tránh nguy cơ lây nhiễm giun sán.
Khi bị nhiễm ấu trùng giun sán chó mèo, người lớn có thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi, nổi mẩn đỏ, ngứa, khó thở dạng suyễn, giảm thị lực một bên, ngoài ra có thể bị lên cơn co giật, động kinh do ấu trùng xâm nhiễm vào não, tủy sống… Trẻ em bị nhiễm ấu trùng có triệu chứng sốt nhẹ, ăn ít, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, đau cơ và khớp, khó thở, da nổi mề đay hoặc mẩn đỏ, ho khạc ra đờm có bạch cầu ái toan. Đặc biệt, tình trạng ngứa mãi không dứt cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nhiễm sán chó.
Giới chuyên gia khẳng định, ấu trùng giun sán từ chó mèo lây nhiễm cho con người chủ yếu qua đường tiêu hóa, số ít có thể qua da. Mặc dù việc nuôi chó mèo có thể khiến bạn gặp nguy cơ nhiễm ấu trùng giun sán chó mèo nhưng đây không phải là nguyên nhân duy nhất khiến bạn mắc bệnh giun sán. Ngoài những vật lây như chó mèo, bạn có thể bị giun sán do ăn thịt lợn tái, sống, ăn uống thực phẩm chứa ấu trùng này, không tẩy giun theo định kỳ…
Loại bỏ thói quen ăn rau sống càng sớm thì bạn càng ít có nguy cơ nhiễm giun sán.
Để phòng tránh bệnh giun sán chó mèo nói chung, bạn và gia đình cần tiến hành tẩy giun sán theo định kỳ. Người lớn, trẻ em sau khi chơi với động vật, nghịch đất cát bẩn nên rửa tay sạch sẽ. Ngoài ra cần hạn chế ăn rau sống ở tại những nơi ô nhiễm hoặc những nơi có đồ phóng uế của chó mèo, thực hiện lối sống ăn chín uống sôi. Khi tẩy giun sán, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn thay vì tự ý mua thuốc về uống. Phụ nữ tránh thai đặc biệt chú ý khi muốn tẩy giun sán vì có một số loại thuốc chống ký sinh trùng không được phép sử dụng.
Theo baodansinh
Khánh Hòa: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao, 2 trường hợp tử vong
Phần lớn những ca sốt xuất huyết nặng tại Khánh Hòa đều do nhập viện trễ, người dân tự ý sử dụng thuốc tại nhà hoặc truyền nước ở các cơ sở y tế tư nhân khiến tình trạng bệnh ngày càng diễn biến xấu.
Bệnh viện quá tải các bệnh nhân sốt xuất huyết. (Ảnh: Lê Xuân-TTXVN)
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa, bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn đang diễn biến phức tạp.
Từ đầu năm đến ngày 20/11, toàn tỉnh đã ghi nhận hơn 9.950 ca mắc sốt xuất huyết, có 2 ca tử vong, so với cùng kỳ năm ngoái (3.148 ca) số mắc tăng hơn 3 lần.
Thành phố Nha Trang và thị xã Ninh Hòa là hai địa phương đứng đầu về số ca mắc sốt xuất huyết, lần lượt là 4.824 ca và 1.915 ca.
Tiếp đó là các huyện Diên Khánh, Vạn Ninh, Cam Lâm và thành phố Cam Ranh, số ca mắc ở mỗi địa phương vào khoảng từ 600-860 ca.
Dự báo thời gian tới, tình hình sốt xuất huyết tiếp tục diễn biến phức tạp và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết tâm phòng, chống.
Tại Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa, nếu như giai đoạn tháng Tám đến tháng Chín, trung bình mỗi tháng tại đây chỉ ghi nhận từ 2-3 ca mắc sốt xuất huyết nặng thì đến tháng 11, mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận điều trị cho 5-7 ca sốt xuất huyết nặng.
Bác sỹ Vũ Quốc Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa cho biết, người dân còn khá chủ quan với căn bệnh này, khi phần lớn những ca sốt xuất huyết nặng đều do nhập viện trễ, người dân tự ý sử dụng thuốc tại nhà hoặc truyền nước ở các cơ sở y tế tư nhân khiến tình trạng bệnh ngày càng diễn biến xấu hơn, nguy cơ biến chứng, tử vong cao. Do đó, công tác điều trị, khống chế bệnh sốt xuất huyết gặp khó khăn.
Trước tình hình trên, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy mạnh biện pháp khống chế bệnh sốt xuất huyết.
Ngành Y tế tổ chức các hoạt động tuyên truyền và diệt lăng quăng hàng tuần, hàng tháng tại khu dân cư, nhà dân.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa phun hóa chất diệt muỗi chủ động ở các xã, phường có nguy cơ cao bùng phát bệnh; đồng thời giám sát, phát hiện sớm, xử lý ổ bệnh kịp thời, triệt để...
Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa, hiện nay, trên địa bàn tỉnh do thời tiết nắng nóng và mưa xen kẽ kéo dài làm cho muỗi truyền bệnh sinh sôi, phát triển mạnh.
Cũng theo chu kỳ, những tháng này đang là mùa cao điểm của bệnh sốt xuất huyết. Do đó, nếu người dân có biểu hiện sốt đột ngột, đau đầu, đau mỏi người, mệt nhiều cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị./.
Phan Sáu
Theo TTXVN/Vietnamplus
Nghệ An: Bé trai 10 tháng tuổi tử vong bất thường tại bệnh viện Sau khi tiêm được ít phút, bé K. (10 tháng tuổi) có biểu hiện tím tái, khó thở, mạch nhanh, nổi vân tím toàn thân. Dù được cứu chữa kịp thời nhưng cháu bé vẫn không qua khỏi. Chiều ngày 17/11, gia đình đã đưa thi hài cháu Nguyễn Đăng K. (10 tháng tuổi, ngụ xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ...