Loại giấy ăn khiến thực khách khóc ròng vì lau mãi không sạch
Giấy ăn vốn là vật dụng vô cùng phổ biến, hầu hết ai ai cũng đều sử dụng, đặc biệt là khi dùng bữa. Có lẽ nhiều người đã quen sử dụng loại giấy ăn mềm màu trắng, vừa tiện dụng lại rất dễ lau chùi.
Nhưng thực chất, một số hàng quán vẫn sử dụng một loại giấy ăn khác, được xem là “đồ cổ” khi đã xuất hiện từ trước đây rất lâu.
Chia sẻ của nam thanh niên tại các quán ăn Đà Nẵng. (Ảnh: FB N.P.Đ)
Và mới đây, một nam thanh niên đã có trải nghiệm vô cùng thú vị khi sử dụng loại giấy ăn “lạ” tại một quán ăn ở Đà Nẵng. Không phải là vẻ hào hứng, chàng thanh niên lại tỏ ra khá bất lực khi loại giấy ăn thuộc hàng “đồ cổ” này có vẻ rất khó lau chùi do chất liệu thô cứng.
Chia sẻ trong bài đăng trên mạng xã hội, nam thanh niên nhận định quán ăn nào ở Đà Nẵng cũng ghi điểm trong mắt anh chàng chỉ trừ… khăn giấy. Anh chàng cho biết: “Đà Nẵng quán nào cũng ngon, người ai cũng dễ thương duy nhất có cái khăn giấy là không chấp nhận được. Lau muốn tét mỏ mà nó còn chưa sạch”.
Loại giấy ăn khiến anh chàng tỏ ra ngao ngán. (Ảnh: Tổ Quốc)
Được biết, đây là loại giấy ăn đã xuất hiện từ rất lâu. Tờ giấy mỏng, tối màu, chất giấy cứng và chắc chắn không thể bì được với những tờ khăn giấy trắng tinh mà mọi người hay dùng. Chính vì thế mà việc lau chùi sau khi ăn uống của thực khách càng trở nên khó khăn hơn.
Sau khi chia sẻ trải nghiệm của bản thân về loại giấy ăn đặc biệt này, đông đảo cư dân mạng đã bày tỏ quan điểm của mình tới bài viết. Cũng từ đây, khá nhiều luồng ý kiến trái chiều được đưa ra, người thì đồng tình với chủ bài viết khi cho rằng loại giấy này rất khó sử dụng, chùi khó sạch. Bên cạnh đó lại có người “gắn bó” với loại giấy ăn này từ khi còn nhỏ và cảm thấy sử dụng nó vô cùng thuận tiện.
Ngoài ra, loại giấy ăn này không chỉ được sử dụng rộng rãi ở các quán ăn Đà Nẵng như lời của chủ bài viết, mà nó còn xuất hiện ở nhiều địa phương khác. Tài khoản S.T cho biết ở Nha Trang hầu hết cũng chỉ dùng loại giấy ăn mặt bóng loáng này. Từ Bắc chí Nam, ít nhiều vẫn còn xuất hiện hàng quán sử dụng đến.
Video đang HOT
Bình luận của cư dân mạng. (Ảnh chụp màn hình)
Thực tế, đây không phải lần đầu tiên loại giấy ăn đặc biệt này gây chú ý, bởi trước đây cũng đã từng có người bày tỏ sự ái ngại của bản thân về loại giấy ăn mà các hàng quán sử dụng. Theo họ, trải nghiệm mọi thứ từ quán ăn, món ăn, nhân viên, thái độ phục vụ đều rất tuyệt vời, nhưng chỉ có giấy ăn là điểm trừ duy nhất.
Bài đăng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng về loại giấy ăn kì lạ này. (Ảnh: 24h)
Có lẽ trong tuổi thơ của hầu hết mọi người, ít nhiều cũng đã từng một lần sử dụng qua loại giấy ăn đặc biệt này và nhiều người gọi nó với cái tên “đồ cổ” cũng hoàn toàn hợp lí. Bạn đã từng trải nghiệm loại giấy ăn này chưa, hãy chia sẻ cảm nhận của mình nhé!
Vào nhà bà ngoại chúc Tết, cô gái tím mặt vì bà bắt gọi đồ vật này bằng "ông"
Cái mâm ra đời từ năm 1953 và đến giờ đã ngang bằng tuổi ông của cô gái.
" Sáng mùng 1 đã bực mọi người ạ. Mình vào nhà bà ngoại chúc Tết. Đang nói chuyện về tuổi thọ các đồ vật thì bà lôi ra cái mâm, bảo mình phải gọi bằng "ông" vì nó được sinh ra từ năm 1953. Nhà mọi người có gì già hơn không? ".
Chiếc mâm đáng tuổi ông của cô gái
Tâm sự hóm hỉnh của cô gái nhanh chóng thu hút sự bàn luận của dân mạng. Nhân ngày Tết, cô được bà ngoại cho xem chiếc mâm đồng ánh vàng. Chiếc mâm cổ là kỉ niệm của gia đình cô qua nhiều thế hệ. Màu sắc của chiếc mâm khác với những cái cùng loại hiện tại. Hơn nữa vì nhuốm màu thời gian nên chiếc mâm có vẻ hiếm có khó tìm.
Phía dưới bài đăng của cô gái, dân mạng cũng thi nhau khoe những món đồ cổ có "vai vế" trong nhà: mâm đồng lớn hơn tuổi bố mẹ, chai thủy tinh hồi môn đựng hàng trăm lít rượu... Không tự nhiên mà những đồ vật này có giá trị đến vậy. Chúng đã tồn tại qua hàng chục năm cùng sự lớn lên của các thế hệ trong gia đình.
"Mâm nhà mình từ năm 1941", một dân mạng khoe
"Đây là cái mâm đồng của cụ ngoại mình khi lấy cụ ông năm 1929, là của hồi môn của cụ kỵ cho. Cụ mất nên mình đang giữ cái mâm này"
Một số gia đình vẫn giữ chiếc mâm đồng cổ từ thời ông bà
"Bố mẹ mình cưới nhau từ năm 1991, lúc đó mẹ lấy cái muôi này từ nhà ông bà ngoại về dùng"
"Cái này từ thời ông ngoại còn bé đã có. Sau đó, ông cho bố mẹ. Đến nay, nó đã đựng hàng trăm lít rượu rồi"
Lọ tăm cổ chăng?
"Since 1980 (Từ năm 1980)"
"Đồng hồ từ năm 1945 đến giờ vẫn chạy bình thường, lên cót đều đều"
Ngày đầu năm mới, giới trẻ hào hứng khoe 'đồ cổ gia truyền' có tuổi thọ bản thân phải gọi bằng ông, bà Mâm đồng, chăn con công, tivi cổ, âu đựng mỡ, thìa, muôi,... từ thời 'ông bà anh' được giới trẻ thi nhau khoe trên mạng xã hội trong ngày mùng 1 Tết sau khi khám phá được trong quá trình đi chúc Tết. Ngày đầu tiên của năm mới Tân Sửu 2021, bên cạnh trào lưu khoe thu hoạch lì xì thì các...