Loài gà lạ có 2 chiếc mào hình vương miện cực sang chảnh, rất quý và hiếm
Trong khi những loài gà bình thường chỉ có 1 mào, thì loài gà lạ này lại có 2 mào trên đầu. Từ xa trông chúng thật sang chảnh bởi những chiếc mào tựa như như những chiếc vương miện được đội lên đầu.
Gà mồng vua Sicilia ( Sicilian Buttercup) là một giống gà nội địa có nguồn gốc từ đảo Sicilia của nước Ý.
Giống gà này được nhập khẩu vào Hoa Kỳ vào thế kỷ XIX, và đến Anh và Úc vào đầu thế kỷ 20. Nó có nguồn gốc từ giống gà Siciliana bản địa của vùng đất Sicily, nhưng sự tách biệt lâu dài khỏi những đàn giống ban đầu đã dẫn đến sự khác biệt rõ rệt giữa hai giống.
Điểm đặc biệt của loài gà này so với các loài gà thông thường đó là mồng của chúng thuộc nhóm mồng vua (buttercup).
Mồng vua cũng có những chóp nhọn kéo dài từ trước ra sau đầu.
Tuy nhiên, mồng vua có tới 2 “lá” ghép lại với nhau tạo thành hình dạng giống như một chiếc vương miện, với nhiều chóp nhọn tạo thành một vòng gần như tròn trên đỉnh đầu gà. Đây là kiểu mồng đặc trưng của giống gà Sicilian Buttercup.
Video đang HOT
Nói về lịch sử, giống Siciliana của Sicily có nguồn gốc từ việc lai tạo giữa các giống gà địa phương với các đàn gà giống ở Bắc Phi như giống gà Berbera hoặc giống gà Tripolitana.
Những con gà tương tự được mô tả trong các bức tranh thế kỷ 16 tại Bảo tàng Vatican và Galleria Borghese ở Rome, và ở Florence và Paris.
Theo hiệp hội các nhà lai tạo Câu lạc bộ Buttercup ở Mỹ, gà mồng vua Sicilia đã được đưa vào tiêu chuẩn Hoàn thiện của Hiệp hội Gia cầm Mỹ năm 1918. Nó được liệt kê vào là một trong những giống gà đang ị đe dọa và nằm trong danh sách “Những loài giống hiếm và bản địa” của Quỹ bảo tồn giống hiếm.
Hiện nay, để bảo tồn, các nhà lai tạo đã tạo thành công loại gà có thể đẻ trứng của giống khác. Tương tự một “ngân hàng hạt giống” của gia cầm, chuồng chim sẽ lưu trữ các tế bào gốc nguyên thủy để hình thành các quả trứng được chủ định nở ra con đực hay con cái. Điều này được thực hiện nhờ công nghệ chỉnh sửa gien để vô hiệu hóa phần gien gọi là DDX4.
Gà mồng vua trống và gà mồng vua mái không giống nhau. Gà trống có màu đỏ cam rực rỡ, rực rỡ với một số đốm đen trên cơ thể và lông mũi ở gốc lưỡi liềm, và một cái đuôi màu đen, màu xanh lục bóng.
Gà mái có màu da bò với các hàng song song màu đen kéo dài trên cơ thể và là những lớp trứng màu trắng tươm tất. Cả gà trống và gà mái đều có da vàng và ngón chân màu xanh lá cây.
Gà trống tăng lên khoảng 6-7kg và gà mái trung bình khoảng 5-6kg.
Gà mái được biết đến là một loại gà không có năng suất trứng cao. Trứng của gà mồng vua nhỏ và có màu trắng hoặc có màu.
Chúng thích nghi trong điều kiện khí hậu ấm áp và không thích mùa đông lạnh.
Gà mồng vua Sicilia là những con gà trưởng thành nhanh. Chúng là những con gà thích tự do và không thích bị giam cầm. Chúng có khả năng bay khá tốt.
Phú Thọ: Có tay nghề tốt, nông dân yên tâm làm giàu
Nhờ được học nghề, hỗ trợ kỹ thuật, vốn vay... nên nhiều nông dân ở Phú Thọ đã mạnh dạn xây dựng mô hình phát triển kinh tế gia đình. Sau thời gian triển khai, các mô hình đều phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế cao.
Nâng cao thu nhập sau học nghề
Vừa trộn thuốc bổ vào thức ăn cho đàn gà, chị Đinh Thị Hoan (dân tộc Mường) ở xóm Đình, xã Thượng Long, huyện Yên Lập vừa cho hay: Trước đây khi thời tiết giao mùa gà hay bị cảm. Những lúc đó, chị cũng chỉ biết cắt tỏi cho gà ăn để tăng sức đề kháng nhưng gà vẫn hay chết, con nào qua khỏi thì gầy yếu. Sau khi hoàn thành khóa học chăn nuôi gà do Hội tổ chức, chị Hoan biết lúc nào nên chủ động phòng bệnh cho gà để giảm được hao hụt.
Sau lớp học nghề chăn nuôi gà, chị Đinh Thị Tỵ đã đầu tư nuôi gà hiệu quả. Ảnh: Thu Hà
Hiện chị Hoan đang nuôi hơn 2.000 gà sinh sản. Giống gà chị Hoan nuôi là giống gà ta. Trứng gà đẻ ra đến đâu, chị Hoan không ăn hay bán mà gom lại bỏ vào máy ấp trứng để sản xuất con giống. Chị Hoan phấn khởi nói: "Cứ 3 ngày tôi gom được 1 khay đầy trứng cho vào máy ấp. Mỗi tháng tôi xuất bán 500 con gà giống với giá 10.000 đồng/con, thu về 5 triệu đồng. Đồng thời mỗi tháng tôi thu về thêm 2 triệu đồng nhờ bán thịt gà ta thương phẩm. Trừ hết chi phí, mỗi tháng tôi có lãi 4 triệu đồng từ nuôi gà".
Tương tự chị Hoan, chị Hoàng Thị Thơm (ở xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh) cũng áp dụng hiệu quả kiến thức sau học nghề. Chị Thơm cho biết: Trước khi học nghề, gia đình chị từng chăn nuôi gà, lợn quy mô nhỏ, song hiệu quả không cao do đàn vật nuôi sinh trưởng chậm, đôi khi dịch bệnh dẫn đến thất thu. Năm 2017, chị đã cùng nhiều hội viên trong khu đăng ký tham gia lớp học sơ cấp nghề chăn nuôi thú y 3 tháng do Hội ND tổ chức.
"Trong thời gian học nghề, tôi đã hiểu thêm phương pháp phòng bệnh cho vật nuôi cũng như cách chăm sóc, lựa chọn thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh trưởng từng loài, từng thời kỳ. Nhờ đó, kinh tế gia đình tôi đã khá hơn trước"- chị Thơm phấn khởi kể.
Còn chị Nguyễn Thị Hoa - hội viên nông dân khu 4, xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông được học lớp may công nghiệp do Hội ND huyện phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện tổ chức. Sau 3 tháng học, giờ đây chị Hoa đã nộp đơn vào công ty may. Chị cho biết: "Bản thân chỉ làm nông, sau khi Hội ND huyện có chương trình đào tạo dạy nghề may, tôi đã xin được theo học để sau này tìm được công việc phù hợp với nghề mình học và phát triển kinh tế ổn định bằng chính nghề của mình".
Hơn 80% có việc làm sau học nghề
Hội ND huyện Phù Ninh là một trong nhưng đơn vị cơ sở Hội thực hiện tốt công tác dạy nghề, tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân. Giai đoạn 2016-2019, Hội ND huyện Phù Ninh đã phối hợp các ngành tổ chức 216 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT về trồng trọt, chăn nuôi cho gần 16.000 lượt hộ nông dân; phối hợp tổ chức 18 lớp dạy nghề, cấp chứng chỉ cho 710 hội viên.
Riêng năm 2019, Hội ND huyện đã phối hợp Trung tâm Hỗ trợ và giáo dục nghề nghiệp Hội ND tỉnh mở lớp đào tạo, cấp chứng chỉ sơ cấp nghề trồng rau an toàn cho 35 hội viên ở xã Hạ Giáp. Cùng với đó, các cấp hội trong huyện còn phối hợp ngành nông nghiệp tổ chức 78 lớp tập huấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHKT về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho 5.320 lượt cán bộ, hội viên nông dân.
Phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi từ đó cũng đạt nhiều kết quả khả quan. Năm 2019, toàn huyện có gần 7.000 hộ hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, trong đó 21 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương, 355 hộ giỏi cấp tỉnh... Điển hình trên các lĩnh vực sản xuất có thể kể đến mô hình trang trại tổng hợp của hộ ông Trần Văn Hoa (ở xã Trị Quận) mang lại thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho 15 lao động; mô hình chăn nuôi của hộ ông Nguyễn Văn Thao (ở xã Tiên Du) cho thu nhập 1,1 tỷ đồng/năm... Đáng chú ý các hộ nông dân giỏi đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ 36 hộ hội viên khác thoát nghèo.
Theo báo cáo Hội ND tỉnh Phú Thọ: Trong 3 năm qua, Trung tâm Hỗ trợ nông dân và giáo dục nghề nghiệp thuộc Hội ND tỉnh Phú Thọ đã mở gần 40 lớp, đào tạo và cấp chứng chỉ trình độ sơ cấp nghề cho trên 1.000 học viên với các nghề phi nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm...
Sau khi học nghề, gần 80% lao động được đào tạo nghề nông nghiệp đều tự tạo được việc làm, một số lao động sau khi được đào tạo đã mạnh dạn đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất, máy móc tại gia đình, tự bản thân có thể phòng và trị các loại bệnh thông thường trên đàn vật nuôi.
Bà Hà Thị Hương - Chủ tịch Hội ND tỉnh Phú Thọ cho biết: Thời gian tới, Hội ND tỉnh tiếp tục rà soát nhu cầu học nghề đối với lao động trên địa bàn, trên cơ sở đó định hướng những ngành nghề phù hợp cho người lao động và tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Đồng thời đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong việc tuyên truyền, tư vấn việc làm, hoạt động dịch vụ hỗ trợ hội viên, nông dân có nhu cầu.
9 kiến trúc bậc thang ấn tượng thế giới Từ cầu thang đá cổ xưa ở Sri Lanka đến tuyệt tác hiện đại của bảo tàng Vatican, các tác phẩm kiến trúc này đều mang vẻ đẹp thách thức và ngoạn mục. Ảnh: Dreamstime. 1. Sigiriya Lion's Rock, Sri Lanka: Đây là một pháo đài đá cổ nằm ở Dambulla. Di tích này được xây dựng trên ngọn núi đá khổng lồ...