Loài động vật kỳ lạ có mùi nước tiểu thơm như bắp rang bơ
Các nhà khoa học không khỏi ngạc nhiên khi phát hiện ra mùi hương thơm như bắp rang bơ của loài cầy mực lại phát ra từ nước tiểu của chúng.
Các nhà khoa học vừa tìm ra lời giải cho mùi hương kỳ lạ giống như mùi bắp rang bơ quyến rũ ở loài cầy mực.
Lúc đầu họ cho rằng mùi hương này phát ra dưới đuôi của con vật nhưng sự thực lại hoàn toàn khác, mùi thơm này đến từ nước tiểu của chúng.
Mùi hương bắp rang bơ kỳ lạ trên loài cầy mực đến từ nước tiểu của chúng.
Cầy mực là loài động vật sống ở vùng Đông Nam Á và trong nước tiểu của loài vật này có loại hợp chất mùi hương y hệt mùi của bắp rang bơ.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Duke cho biết, họ thu thập 33 mẫu nước tiểu của loài cầy mực ở khu bảo tồn Bắc Carolina.
Họ xác định rằng, mỗi mẫu nước tiểu của chúng chứa 29 hợp chất hóa học, trong số đó, một hợp chất có tên là 2-acetyl-1-pyrroline hay 2-AP.
2-AP là một hợp chất tự nhiên có trong một số loại thức ăn như bắp rang bơ, cơm hay bánh mì khi tiếp xúc ở nhiệt độ cao. Phản ứng hóa học giữa đường và các axit amin được gọi là phản ứng Maillard (phản ứng tạo mùi vị).
Giáo sư nhân chủng học Christine Drea cho biết: “Nhiệt độ để hợp chất này có thể hình thành phải trên mức nhiệt độ thông thường trong cơ thể động vật. Vậy làm cách nào cầy mực có thể tạo ra mùi thơm này mà không cần “nấu nướng”?. Chính nhờ các vi khuẩn và vi sinh vật khác cư trú trên lông và da loài vật này”.
Giống nhiều loài động vật khác, cầy mực sử dụng nước tiểu để đánh dấu lãnh thổ và hấp dẫn bạn tình.
Nhà nghiên cứu Lydia Greene cho biết, với nghiên cứu này, họ sẽ dễ dàng phát hiện vị trí con vật và xác định giới tính của chúng. Trong nước tiểu của con đực chứa nhiều 2-AP hơn con cái.
Bà Greenechia sẻ: “2-AP được tìm thấy trong tất cả các mẫu nước tiểu chúng tôi nghiên cứu với nồng độ khác cao. Do đó, mùi hương như dấu hiệu để chúng tôi biết rằng có một con cầy mực đang ở gần đây và cũng có thể biết nó là đực hay cái”.
Nguyễn Ly
Theo VTC News
Đường dây tải điện khiến ong mật hung dữ hơn
Các nhà khoa học phát hiện thấy những con ong mật Apis mellifera tiếp xúc với các trường điện từ tương tự như các trường điện từ gần bề mặt đất quanh các đường dây điện, đã trở nên hung dữ hơn với nhau. Ngoài ra, khả năng huấn luyện của chúng bị giảm đáng kể.
Dòng điện chạy qua các đường dây điện tạo ra xung quanh chúng trường điện từ khá mạnh - Ảnh: Connell Electric Company, Inc.
Theo PLOS One, dòng điện chạy qua các đường dây điện cao thế tạo ra xung quanh chúng trường điện từ khá mạnh. Nhiều động vật có thể cảm nhận được điều này, tuy nhiên, ảnh hưởng của đường dây điện đến hành vi và tình trạng của chúng vẫn còn ít được nghiên cứu. Ảnh hưởng này cũng được thể hiện qua các thí nghiệm mới được nhà nghiên cứu Sebastian Shepherd và các đồng nghiệp từ Anh và Mỹ thực hiện.
Các khoảng đất trống tràn ngập hoa và thảo mộc dọc theo đường dây điện đặc biệt hấp dẫn, nhưng không an toàn cho ong. Theo các nhà khoa học, những con ong mật Apis mellifera trong phòng thí nghiệm tiếp xúc với các trường điện từ tương tự như các trường gần bề mặt đất quanh các đường dây điện đã trở nên hung dữ hơn với nhau. Ngoài ra, khả năng huấn luyện của chúng bị giảm đáng kể.
Trong các thử nghiệm, những con ong thợ khỏe mạnh đã được tiếp xúc với các cánh đồng có độ tự cảm từ 100 đến 1000 T (đơn vị đo cường độ cảm ứng từ) trong 17 giờ - những điều kiện mô phỏng sự ngủ đêm thông thường của côn trùng trong một tổ nằm dưới đường dây điện ở độ cao 1 mét trên mặt đất. Sau đó, chúng được tham gia thử nghiệm. Ví dụ, chúng được dạy để liên kết một trong những tập hợp hương hoa với những cú sốc điện yếu, khó chịu và ghi lại số lần những con ong cần để tạo ra một kết nối như vậy.
Các nhà khoa học lưu ý rằng trong 5 lần thử, một nửa số ong trong nhóm đối chứng không tiếp xúc với trường điện từ đã hoàn thành bài thử, trong khi đó chỉ số này trong nhóm thử nghiệm có tiếp xúc với trường điện từ là chưa đến 1/3. Ngoài ra, sau khi "qua đêm dưới đường dây điện", côn trùng trở nên hung dữ hơn và thường xuyên tấn công nhau hơn.
Phát hiện này có thể chỉ ra một lý do nhưng chưa được đánh giá cao, cho sự suy giảm rất đáng báo động về số lượng ong được quan sát trên toàn thế giới. Quá trình này có liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu neonicotinoid, sự lây lan của ve ký sinh và các yếu tố khác, rõ ràng, bao gồm cả việc đặt đường dây điện trên diện rộng.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
Những bộ tộc có tập tục "quan hệ" kỳ quặc nhất thế giới Cho đến ngày nay, nhiều bộ tộc trên thế giới vẫn còn giữ những tập tục về chuyện quan hệ khá kỳ quặc và lạ lẫm. Bộ tộc Sambura. Bộ tộc Sambura sinh sống trên các sa mạc tại Kenya. Khi người con gái đến tuổi lấy chồng, cô ta có quyền mời những chàng trai về nhà "ân ái", rồi lựa chọn...