Loại đồ uống tốt nhất giúp thải sỏi thận nhanh chóng
Người bệnh có thể đào thải các loại sỏi thận nhỏ qua đường nước tiểu nhờ uống nhiều nước thêm giấm táo hoặc cốt chanh.
Sỏi thận có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh ở các mức độ khác nhau. Trong khi một số người không có bất kỳ biểu hiện nào, những người khác có thể bộc lộ các triệu chứng trầm trọng nếu sỏi thận gây tắc nghẽn hoặc kích ứng. Đó là cảm giác đau dữ dội ở một bên lưng dưới hoặc các dấu hiệu giống cúm như buồn nôn, nôn mửa, sốt, ớn lạnh.
Uống nước đều đặn tốt cho sức khỏe, giúp đào thải sỏi nhỏ. Ảnh: AI
Theo Baptist Health, Tiến sĩ người Mỹ Scott Noorda cho biết cấp nước là chìa khóa giúp loại bỏ sỏi thận một cách nhanh chóng, người bệnh nên uống 2-3 lít nước mỗi ngày. Thông thường, sỏi có kích thước nhỏ hơn 5mm có thể thoát ra ngoài cùng nước tiểu.
Tiến sĩ Noorda giải thích sỏi thận thường phát triển do cơ thể thiếu nước, hấp thụ quá nhiều đường và ăn một số loại thực phẩm sẽ dẫn đến sỏi thận. Khi nước tiểu có nhiều chất thải và cơ thể không đủ chất lỏng, các hóa chất sẽ hình thành thành các tinh thể nhỏ lắng đọng tạo thành sỏi. Bệnh thường xảy ra với những người phải lao động nặng, ra nhiều mồ hôi nhưng uống ít nước.
Nếu bạn uống đủ nước sẽ làm giảm nồng độ của các hóa chất trên trong nước tiểu của bạn.
Đau lưng dưới có thể là triệu chứng của sỏi thận. Ảnh: Welzo
Theo Health Digest, Tiến sĩ Noorda gợi ý thêm một vài thìa giấm táo hoặc nước cốt chanh vào nước lọc. Cả hai thành phần đó đều có thể làm cho nước tiểu bớt axit hơn và phá vỡ một số loại sỏi thận. “Ngoài ra, một số loại trà thảo dược hoạt động như thuốc lợi tiểu, làm tăng tần suất, lượng nước tiểu cũng như giúp di chuyển sỏi”, vị chuyên gia chia sẻ.
Nếu bạn chỉ thích uống nước, Tiến sĩ Noorda khuyên bạn nên sử dụng bột điện giải không đường để giữ cân bằng điện giải cho cơ thể. Nước dừa cũng là đồ uống tốt để duy trì cân bằng điện giải trong khi bù nước.
Để ngăn ngừa sỏi thận và cải thiện sức khỏe tiết niệu, vị chuyên gia khuyên bạn nên uống nước ép nam việt quất.
Video đang HOT
Ngoài ra, việc tập thể dục cũng giúp ích cho sức khỏe tổng thể nói chung và thải sỏi nói riêng. Chạy bộ nhẹ nhàng hoặc tập các bài vận động tốt cho tim mạch có thể giúp di chuyển sỏi.
Nếu cảm thấy đau do sỏi thận, mọi người có thể dùng thuốc chống viêm không steroid hoặc tắm nước nóng để giảm đau.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Noorda cho biết một số loại sỏi thận có thể gây ra nhiều vấn đề hơn và cần phải thực hiện thủ thuật để phá vỡ sỏi hoặc loại bỏ hoàn toàn. Sau khi xác định tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ gửi sỏi đến phòng thí nghiệm để xem đó là loại sỏi nào. Người bệnh cũng có thể cần cung cấp mẫu nước tiểu. Sau đó, bác sĩ mới đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.
Cảm giác ớn lạnh, rùng mình từ đâu ra?
Cảm giác ớn lạnh xảy ra đôi khi chỉ đơn giản là do thời tiết thay đổi đột ngột. Tuy nhiên, cảm lạnh, cúm, sốt rét hay viêm phổi cũng gây ra dấu hiệu này.
Sốt, nhiễm khuẩn, viêm phổi, cúm là nguyên nhân phổ biến gây cảm giác ớn lạnh. Ảnh minh họa: Shutterstock.
Ớn lạnh là cảm giác xảy ra khi bạn cảm thấy rùng mình mà đôi khi không có nguyên nhân rõ ràng, theo Healthshots. Khi đó, các cơ của bạn liên tục co lại và giãn ra, đồng thời các mạch máu trên da cũng co hoặc thu hẹp lại.
Phân biệt ớn lạnh và cảm lạnh
Tình trạng này có thể khiến bạn nghĩ rằng mình bị cảm lạnh. Nhưng cảm giác ớn lạnh và cảm lạnh thông thường rất khác nhau. Một cơn ớn lạnh có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
Tiến sĩ Srinivasa Murthy, Trưởng khoa Nhi tại Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Aster, Bengaluru (Ấn Độ), cho biết ớn lạnh là cách cơ thể phản ứng với sự giảm nhiệt độ. Trung bình, nhiệt độ cơ thể nên ở khoảng 37 độ C. Nhưng khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, thân nhiệt sẽ giảm xuống.
"Khi bạn rùng mình, các cơ bắt đầu tự co lại. Điều này dẫn đến việc sinh nhiệt và nhiệt độ cơ thể tăng lên. Ớn lạnh thường đi kèm với sốt, mặc dù không phải ai bị ớn lạnh cũng bị sốt", tiến sĩ Murthy cho hay.
Một tình trạng gọi là hạ thân nhiệt cũng có thể xảy ra khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới 35 độ C.
Cảm lạnh thông thường có liên quan đến chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Ngược lại, ớn lạnh liên quan đến việc cơ thể run rẩy để tăng nhiệt độ khi cảm thấy lạnh.
Nguyên nhân khác gây ớn lạnh
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới cảm giác ớn lạnh. Bất kể nhiệt độ ngoài trời cao hay không, một người có thể cảm thấy ớn lạnh nếu thân nhiệt bị giảm. Ngoài sốt, một số nguyên nhân khác gây ớn lạnh bao gồm:
Bệnh sốt rét
Nhiễm khuẩn
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Viêm phổi
Cúm
Lượng đường trong máu thấp
Hoảng loạn, lo lắng
Nhiễm trùng huyết
Căng thẳng sau chấn thương
Gây tê
Suy giáp
Suy dinh dưỡng
Chúng ta thường cảm thấy ớn lạnh, rùng mình khi nhiệt độ ngoài trời giảm đột ngột. Ảnh minh họa: Freepik.
Hãy nhớ gọi bác sĩ nếu ớn lạnh kèm sốt không thuyên giảm. Tiến sĩ Murthy cảnh báo sốt cao lên tới 38,8-39,4 độ C ở người lớn hoặc trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên có thể nguy hiểm. Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, hãy liên hệ với bác sĩ nếu nhiệt độ vượt quá 37,7 độ C.
Bạn không nên tự ý điều trị, cần đi khám ngay nếu cảm thấy đau ngực, mệt mỏi, đau bụng hoặc thở khò khè.
Người hay ăn thịt bò khô nên biết Thịt bò khô là món ăn được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên rất ít người để ý đến ăn thịt bò khô có lợi ích gì với sức khỏe, thường xuyên ăn có gây hại gì không? 1. Dinh dưỡng của thịt bò khô Thành phần dinh dưỡng của thịt bò khô có thể khác nhau tùy theo thương hiệu. Nói chung,...