Loại đồ uống dễ dàng chế biến được coi là nước yến của người nghèo
Từ xa xưa, người dân đã sử dụng nước gạo rang để chữa tiêu chảy, hạ sốt hoặc bù điện giải khi cơ thể mất nước.
Gần đây trên mạng xã hội, các bà nội trợ chia sẻ cách chế biến nước gạo rang dành cho cả gia đình uống nhằm phòng bệnh tật, tăng đề kháng. Thức uống không chỉ giải khát mà còn bồi bổ sức khỏe. Bác sĩ tư vấn giúp, tôi là người béo phì, theo dõi tiền đái tháo đường có nên dùng nước này không? Tôi xin cảm ơn! (Chu Thúy Hà – 39 tuổi, Hà Nội).
Bác sĩ Hoàng Sầm – Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam tư vấn:
Nước gạo rang hoặc nấu lên được người dân sử dụng từ nhiều năm trước. Khi các thực phẩm còn khan hiếm, người dân nấu cơm chắt lấy nước đầu dành cho trẻ nhỏ, người già uống. Thậm chí, người ta còn coi nước gạo rang là nước yến của người nghèo. Loại thức uống này lành tính, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Video đang HOT
Trước đây, Bộ Y tế từng cho phép sử dụng nước gạo rang trong hỗ trợ các bệnh tiêu chảy, bù điện giải, tác dụng ngăn mất nước. Nước gạo rang còn dùng trong các trường hợp say nóng nắng, có tác dụng làm sạch ruột, loại bỏ độc tố và chất béo trong các cơ quan nội tạng.
Gạo là tinh bột nhưng khi rang lên chỉ chứa đường đơn tốt cho sức khỏe, không làm tăng cân và đường huyết nên bạn không cần lo lắng. Ngoài ra, sử dụng nước gạo rang hằng ngày còn giúp bảo vệ niêm mạc ruột, tăng hấp thu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón.
Cách chế biến nước gạo rang rất đơn giản. Bạn cho gạo vào chảo nóng rang đến khi có màu vàng, để nguội tự nhiên và cất vào lọ thủy tinh dùng dần. Khi rang, bạn có thể cho thêm chút muối để tăng tác dụng. Hằng ngày, bạn lấy gạo đã rang pha như các loại trà từ 3- 4 muỗng.
Lưu ý khi chế biến nước gạo rang, bạn cần chọn loại gạo tốt, ngon, mới; lúa được canh tác sạch sẽ, an toàn, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Nước gạo rang là môi trường mà nấm, men và vi khuẩn có thể xâm nhập. Bạn nên pha uống trong ngày, không để lâu. Với trẻ nhỏ, số lần uống ít hơn, từ 2-3 muỗng/ngày.
6 dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết trở nặng
Hạ sốt, thân nhiệt giảm là dấu hiệu cần lưu ý vì không chắc người bệnh sốt xuất huyết đã qua giai đoạn nguy hiểm.
Nhiều người thường gãi vì ngứa khi bị muỗi đốt nhưng điều này càng khiến vết đốt dễ sưng hơn. Ảnh: Healthily.
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus lây truyền qua muỗi, gây các triệu chứng giống như cúm nặng, đôi khi có thể dẫn tới biến chứng và thậm chí gây tử vong.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ mắc mới sốt xuất huyết Dengue tăng trên 30 lần trong vòng 50 năm qua. Theo ước tính, 50-100 triệu trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue hàng năm ở trên 100 quốc gia có bệnh dịch lưu hành, tức gần một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh.
Theo Bộ Y tế, sốt xuất huyết Dengue gây ra các triệu chứng như cúm, kéo dài 2-7 ngày, xảy ra sau 4-10 ngày bệnh nhân bị muỗi mang mầm bệnh đốt.
Bệnh có triệu chứng điển hình là sốt cao (có thể từ 39 đến 40 độ C) và đi kèm các biểu hiện như đau đầu, đau hốc mắt, buồn nôn hoặc nôn, nổi hạch, đau cơ xương khớp, phát ban.
Khi tiến triển thành sốt xuất huyết Dengue nặng, giai đoạn nguy kịch diễn ra trong khoảng 3-7 ngày sau khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên. Lúc này, thân nhiệt sẽ giảm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người bệnh đang hồi phục.
Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý tới 6 dấu hiệu cảnh báo gồm: Đau bụng dữ dội, nôn liên tục, chảy máu chân răng, nôn ra máu, thở nhanh, bồn chồn. Đây có thể là dấu hiệu của sốt xuất huyết Dengue nặng.
Khi nghi ngờ sốt xuất huyết Dengue nặng, người bệnh cần được nhanh chóng đưa tới phòng cấp cứu hoặc cơ sở y tế gần nhất. Bệnh có thể gây ra biến chứng gồm thất thoát huyết tương, dẫn tới sốc và/hoặc tích tụ dịch dẫn tới suy hô hấp. Một biến chứng khác của bệnh là gây chảy máu nặng dẫn đến tổn thương tạng.
Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có vaccine hoặc thuốc điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết Dengue. Vì thế, khi nghi ngờ bản thân bị sốt xuất huyết, người bệnh cần đi kiểm tra tại các cơ sở y tế, nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
Khi sốt cao, bệnh nhân có thể uống paracetamol để giảm sốt và làm dịu cơn đau khớp. Ngoài ra, tuyệt đối không nên uống các loại thuốc aspirin và ibuprofen vì 2 loại này có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết, khiến bệnh nặng hơn.
Có nên uống nước gạo rang thường xuyên? Có nên uống nước gạo rang thường xuyên là băn khoăn của không ít người, hãy nghe câu trả lời từ chuyên gia. Nhiều người thường sử dụng nước gạo rang để uống thay nước lọc hàng ngày vì giá trị dinh dưỡng mà loại nước này mang lại. Nhưng có nên uống nước gạo rang thường xuyên? Nhiều người vẫn thường sử...