Loài dê núi Markhor sở hữu cặp sừng ấn tượng, có khả năng ăn rắn độc
Loài dê này được xem như linh vật của Pakistan. Cái tên Markhor tạo bởi 2 từ trong tiếng Pakistan là ‘mar’ ( rắn) và ‘khor’ (ăn thịt).
Theo người dân bản địa, dê núi Markhor có khả năng giết chết rắn độc. Một số người còn đi thu thập phần bọt chảy ra từ mồm con dê khi nó nhai thức ăn vì tin rằng thứ dịch này có khả năng loại trừ độc rắn.
Sơn dương núi Pakistan hay Sơn dương Markhor là một loài dê hoang dã lớn được tìm thấy ở Afghanistan, Pakistan, Kashmir, Tajikistan và Uzbekistan
Loài dê này được xem như linh vật của Pakistan. Cái tên Markhor tạo bởi 2 từ trong tiếng Pakistan là “mar” (rắn) và “khor” (ăn thịt)
Theo người dân bản địa, dê núi Markhor có khả năng giết chết rắn độc. Một số người còn đi thu thập phần bọt chảy ra từ mồm con dê khi nó nhai thức ăn vì tin rằng thứ dịch này có khả năng loại trừ độc rắn
Sơn dương núi Pakistan trưởng thành thường dài gần 2 m và cao hơn 1 m, cân nặng khoảng 110 kg. Lông chúng thường có màu xám, nâu nhạt hoặc đen. Bộ lông dê Markhor khá ngắn, mịn nhưng có xu hướng dày lên vào những ngày đông
Video đang HOT
Sơn dương núi Pakistan (dê núi Markhor) là một trong những loài vật sở hữu cặp sừng ấn tượng nhất hành tinh
Cặp sừng được chúng sử dụng trong thời kỳ giao phối để chiến đấu với các đối thủ. Dê đực có xu hướng sống một mình, tách biệt với con cái và cả đàn của nó
Cặp sừng ấn tượng của dê Markhor có thể dài tới 1,6 m. Tuy nhiên, sừng dê cái thường chỉ đạt khoảng 25 cm. Dê cái thường mang thai trong khoảng 170 ngày và đẻ khoảng 1-2 con/lần
Giống như nhiều loài dê hoang dã khác, Sơn dương núi Pakistan leo trèo rất khéo léo và nhanh nhẹn, chúng có thể đứng được trên vách đá dốc đứng; thậm chí còn có thể nhảy qua địa hình núi đá dễ dàng
Loài này thường sinh sống nơi rừng cây bụi, mọc chủ yếu cây sồi (Quercus ilex), thông (Pinus gerardiana), bách xù (Juniperus macropoda). Sơn dương cũng thích nghi bên vách đá khô cằn, hẻm núi dốc ở miền núi thưa thớt cây cối thuộc phía tây dãy Hymalaya ở Trung Á
Dù được xem là linh vật quốc gia, Pakistan lại không có những điều luật để bảo vệ dê Markhor
Chúng từng bị xếp vào danh sách loài có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, sự gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây khiến dê Markhor được đổi lại thành “cận kề nguy cơ tuyệt chủng”.
Loài rắn không nọc độc lại là 'chuyên gia' săn rắn kịch độc
Đó là loài rắn Limaformosa Capensis, chúng chuyên ăn thịt các loài rắn kịch độc khác dù chúng không hề có nọc độc.
Loài rắn Limaformosa Capensis có chiều dài trung bình 80-100cm và có thể đạt 170cm
Rắn Limaformosa Capensis có màu xanh xám với sọc trắng nổi bật
Chúng thường sống tại các cánh đồng cỏ và rừng ven bờ biển châu Phi
Rắn Limaformosa Capensis đã tiến hóa để miễn dịch với nọc độc của các loài rắn khác
Nếu chẳng may rắn Limaformosa Capensis bị rắn độc khác cắn thì chất độc sẽ bị enzyme phân hủy trước khi có thể xâm nhập vào máu
Vảy của loài rắn này cũng rất cứng nên khiến cho nó rất khó bị đâm thủng
Khi săn được con mồi, rắn Limaformosa Capensis sẽ từ từ nuốt chửng chúng
Với con người, rắn Limaformosa Capensis là sinh vật ngoan ngoãn và hoàn toàn vô hại
Khiếp sợ loài rắn độc có thể đoạt mạng 100 người trong một lần cắn Theo International Journal of Neuropharmacology, rắn Taipan nội địa (Oxyuranus microlepidotus) là một trong những loài rắn độc nhất thế giới. Với một vết cắn duy nhất, Taipan nội địa có thể đổ bại đến 100 mạng sống con người, đánh bại bất kỳ kẻ thách thức nào và trở thành biểu tượng sống về nọc độc độc nhất trên cạn. Khi rắn...