Loài côn trùng có phần tổ ‘quý như vàng’, ở Việt Nam có khắp nơi
Tang phiêu tiêu là cái tổ bọc các quả trứng của con bọ ngựa sống trên cây dâu tằm. Theo y học cổ truyền, tang phiêu tiêu có vị ngọt, mặn, tính bình, quy vào 2 kinh can và thận.
Theo thông tin được bác sĩ Hoàng Tuấn Linh chia sẻ trên Sức khỏe & Đời sống, bọ ngựa còn gọi là con bù cào hoặc ngựa trời hay đường lang. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn bộ con bọ ngựa (tên thuốc là đường lang) và tổ bọ ngựa trên cây dâu tằm (còn gọi là tang phiêu tiêu). Người ta thường bắt bọ ngựa còn sống, bỏ đầu, cánh, chân và ruột rồi đem rang chín và tán thành bột, đựng trong lọ kín dùng dần.
Đông y cho rằng, bọ ngựa có vị ngọt mặn, tính ấm, không độc, có công dụng bổ thận cố tinh, tư âm sáp niệu, giải độc trấn kinh; thường được dùng để chữa các chứng di tinh, di niệu…, đi tiểu nhiều lần, hầu họng sưng đau, trĩ hạ, viêm loét, kinh giảm…
Tang phiêu tiêu là cái tổ bọc các quả trứng của con bọ ngựa sống trên cây dâu tằm. Tang phiêu tiêu có vị ngọt, mặn, tính bình, quy vào 2 kinh can và thận, có công dụng bổ thận tráng dương, cố tinh, sáp niệu, an thần, định chí…
Tang phiêu tiêu được thu hoạch dùng làm thuốc và lấy tổ vào tháng 10 đến tháng 1 hằng năm, lấy về phơi hoặc sấy khô, đựng trong lọ kín dùng. Khi dùng thì đập giập rồi sắc cùng các vị thuốc khác hoặc sao giòn, tán bột uống. Liều dùng chung của tang phiêu tiêu là từ 6 – 20g/ngày.
Thông tin với Sức khỏe & Đời sống, GS.TS. Phạm Xuân Sinh cho biết tang phiêu tiêu được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể như sau:
- Trị chứng liệt dương, tảo tiết: Dùng 10 tổ bọ ngựa, sao vàng sém cạnh, nghiền thành bột, trộn với bột mẫu lệ (đồng lượng), ngày một liều, uống trước khi đi ngủ. Uống 3 ngày liền. Hoặc dùng tang phiêu tiêu 40g, tỏa dương 40g, long cốt 40g, nhục thung dung 40g, bạch phục linh 40g, mật ong vừa đủ làm hoàn. Đem các vị thuốc tán thành bột mịn rồi trộn kỹ với mật ong, làm hoàn, mỗi lần uống 9g, ngày 2 lần, sáng và tối. Dùng cho các chứng bệnh thận hư, di tinh, dương nuy, bất khởi.
- Trị chứng di tinh, hoạt tinh: Lấy bột tổ bọ ngựa đã sao chế như trên, thêm bột long cốt, đồng lượng, uống ngày 2 lần. Uống liền một tuần lễ.
- Trị đái dầm, đái són: tang phiêu tiêu 10g, long cốt 15g. Dùng dưới dạng nước sắc. Trị tiểu dầm và tiểu không cầm được, không nín được hoặc dùng tang phiêu tiêu (sao vàng), ích trí nhân (sao qua), kim anh (bỏ hạt, sao vàng hoặc chưng với rượu). Các vị thuốc đem tán thành bột, đồng lượng, trộn đều, ngày uống 2 – 3 lần vào lúc đói, mỗi lần 8 – 10g, chiêu với rượu hoặc nước ấm.
Video đang HOT
- Trị chứng đi tiểu ra chất sánh váng như mỡ (chứng cao lâm), đi tiểu đau buốt: Đem tổ bọ ngựa sao vàng, tán bột mịn, mỗi lần uống 1 cái với nước ấm hoặc với rượu, uống lúc đói.
- Phụ nữ đi tiểu khó cầm: Tang phiêu tiêu sao với rượu, tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với nước gừng.
- Khi có thai, tiểu són, không cầm: Dùng tổ bọ ngựa 10 cái sao vàng tán nhỏ thành bột, chia 2 lần uống với nước cơm vào lúc đói.
Kiêng kỵ: Đối với những người ở thể âm hư hỏa vượng, người nhiệt, đầu bốc nóng, đau, hoa mắt, chóng mặt hoặc bàng quang thấp nhiệt, không nên dùng.
Cảnh báo suy thận vì loại vi khuẩn trong nước lũ
Nhiều trường hợp được đưa đến viện trong tình trạng sốt, mệt mỏi sau nhiều ngày sống trong tình trạng ngập lụt do lũ.
Có nhà cả 5 người cùng biểu hiện sốt, mệt mỏi do xoắn khuẩn vàng da gây nên.
Sau ngập lụt, cả nhà nhập viện vì cùng triệu chứng
Bệnh nhân T.V.Đ. (SN 1971), ở thành phố Yên Bái được Bệnh viện Đa khoa Yên Bái chuyển đến khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng nhiễm khuẩn huyết không xác định, suy gan, suy thận nặng, an thần, thở máy, duy trì các thuốc vận mạch.
Bệnh nhân có tiền sử bị gút mạn tính phát hiện 2 năm trước. Cách đây khoảng 9 tháng đi kiểm tra sức khỏe công ty có men gan cao, chưa phát hiện xơ gan trước đây.
Vừa qua, gia đình bệnh nhân sống trong vùng bão lũ toàn bộ nhà bệnh nhân bị ngập. Sau đó bệnh nhân có tham gia dọn dẹp phòng chống lũ, có tiếp xúc nhiều với nước, bùn đất.
Cách vào viện khoảng một tuần, bệnh nhân có đau mỏi cơ thân mình. Ngày 20/9, bệnh nhân xuất hiện sốt rét run không rõ nhiệt độ, đau mỏi cơ vùng chân nhiều hơn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, kèm theo đau vùng bắp chân 2 bên.
Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Ảnh: Bác sĩ cung cấp).
Ngày 23/9 bệnh nhân đi khám có tình trạng suy thận. Ngày 24/9 bệnh nhân nhập Bệnh viện Đa khoa Yên Bái trong tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, sốt, đại tiện phân lỏng, tụt huyết áp, suy hô hấp, ý thức giảm.
Bệnh nhân được đặt nội khí quản và chuyển Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân được chẩn đoán: Nhiễm khuẩn huyết có sốc, theo dõi do Leptospira (bệnh xoắn khuẩn vàng da), viêm phổi, viêm tụy cấp, suy thận cấp, gút, xơ gan.
Sau 4 ngày nhập viện, được làm xét nghiệm tầm soát, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, cấy máu bệnh nhân có kết quả dương tính với Leptospira.
Sau 9 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân tỉnh táo, không phải duy trì thuốc vận mạch, không phải thở oxy, chức năng gan thận đã tiến triển. Bệnh nhân có thể ra viện trong tuần tới.
Ngoài trường hợp trên., Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương còn tiếp nhận 5 người (ở Thái Nguyên) trong tình trạng sốt, mệt mỏi. Điều đặc biệt là cả 5 người đều có quan hệ huyết thống (bao gồm 2 vợ chồng, con và hai cháu).
Trong đó, vợ, con và 2 cháu bệnh nhân điều trị tại khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, riêng ông N.V.C. (48 tuổi) phải nhập khoa Cấp cứu do diễn biến nặng: Men gan tăng cao, suy thận cấp và giảm tiểu cầu.
Khoảng bốn ngày sau trận lũ lịch sử do bão Yagi gây ra tại các tỉnh phía Bắc, ông C. bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sốt cao không rõ nguyên nhân, kèm theo mệt mỏi, khó thở, bụng chướng căng và đau vùng mạn sườn phải.
Bên cạnh đó, ông tiểu ít và tình trạng sức khỏe ngày càng tồi tệ. Mặc dù đã tự mua thuốc hạ sốt nhưng các triệu chứng của ông C. không thuyên giảm, buộc ông phải đến cơ sở y tế địa phương thăm khám.
Tại đây, ông được chẩn đoán nhiễm trùng và chỉ định dùng kháng sinh trong 2 ngày. Tuy nhiên, sau khi hạ sốt, các triệu chứng như khó thở, bụng căng tức, và tiểu ít vẫn còn, thậm chí ông còn xuất hiện các cơn kích thích, quằn quại không kiểm soát.
Đến cuối ngày thứ 4 và đầu ngày thứ 5, ông được chuyển đến khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Bà H., vợ ông C., cho biết gia đình sinh sống trong căn nhà cấp 4 tại vùng ngập nặng của Đồng Bẩm, Thái Nguyên. Trận lũ khiến nước ngập sâu tới 1,8m, gia đình phải sinh hoạt trong điều kiện nước lũ ô nhiễm.
Các bác sĩ đã nghi ngờ ông C. và 4 thành viên trong gia đình cùng mắc bệnh xoắn khuẩn vàng da (Leptospira).
Xoắn khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể qua vết xước
ThS.BS Phạm Thanh Bằng, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết: "Bệnh xoắn khuẩn vàng da là bệnh truyền nhiễm cấp tính do các xoắn khuẩn thuộc họ Leptospiraceae gây ra.
Leptospira thâm nhập vào cơ thể người qua những vết xước ở da, niêm mạc khi tiếp xúc với nước bị nhiễm khuẩn (đồng ruộng, ao, hồ, vũng nước đọng). Thậm chí nếu tiếp xúc lâu với môi trường nhiễm khuẩn, vi khuẩn có thể xâm nhập trực tiếp qua da, niêm mạc lành.
Hiện tại, ông C. đang được theo dõi chặt chẽ tại khoa Cấp cứu trong tình trạng suy thận cấp, men thận tăng cao gấp 6 lần bình thường và không có nước tiểu trong 12 giờ qua là những dấu hiệu đáng lo ngại. Chúng tôi đang nỗ lực điều trị các triệu chứng suy thận và tăng men gan do xoắn khuẩn vàng da gây ra".
Để phòng ngừa bệnh Leptospira, các chuồng trại chăn nuôi súc vật, lò mổ...phải cao ráo, dễ thoát nước, thường xuyên được cọ rửa sạch sẽ và khử trùng tẩy uế.
Tại các cơ sở chăn nuôi súc vật, các lò mổ, bể bơi... cần phải kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ các chất thải để xử lý kịp thời phòng chống chuột và vệ sinh môi trường.
Những người làm việc trong môi trường nước lũ hoặc chuồng trại cần trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ, ủng, găng tay để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
Táo đỏ 'đại bổ' nhưng những người này ăn vào chẳng khác gì tự đầu độc chính mình Táo đỏ từ lâu đã được xem là một loại 'thần dược' với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như bổ máu, an thần, tăng cường miễn dịch,...Tuy nhiên, một số đối tượng cần đặc biệt thận trọng hoặc tránh xa táo đỏ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Người bị tiểu đường có nên ăn táo đỏ...