Loại coin vô danh tăng giá hơn 1.640 lần trong 3 giờ
Khoảng 7,65 tỷ USD vốn hóa được thêm vào thị trường trong vài tiếng thông qua loại tiền số vô danh. Ngay sau đó, giá trị của loại coin này mất 99%.
Ngày 14/6, giá trị tiền mã hóa WebDollar (WEBD) tăng từ 0,0003711 USD lên 0,6121 USD trong khoảng 3 tiếng (16-19h theo giờ Việt Nam), tương đương hơn 164.842%. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch của loại tiền này giảm từ 345.000 USD còn 318.940 USD trong đợt biến động.
Theo dữ liệu của CoinMarketCap , đợt tăng giá của WebDollar nâng vốn hóa đồng tiền này từ 1,84 triệu USD vào 16h54 14/6 (giờ Việt Nam), lên 1,5 tỷ USD chỉ trong 5 phút.
Giá trị tiền mã hóa WebDollar tăng hơn 164.000% chỉ trong vài phút.
Đến 17h39 cùng ngày, vốn hóa của WebDollar giảm còn 5,12 triệu USD rồi bất ngờ tăng lên 9,5 tỷ USD vào 18h29. Từng có thời điểm WebDollar trở thành loại tiền mã hóa lớn thứ 18 dựa trên vốn hóa, vượt qua nhiều loại coin lâu đời như Stellar, VeChain hay Tron.
Đợt bùng nổ của WebDollar nhanh chóng kết thúc khi vốn hóa loại tiền này giảm hơn 99% trong chưa đầy 2 tiếng sau khi đạt mốc 9,5 tỷ USD. Tính đến 14h ngày 15/6 (giờ Việt Nam), vốn hóa của WebDollar là 10,38 triệu USD, rớt từ hạng 18 xuống 873.
Video đang HOT
Theo Coin Telegraph , đợt tăng giá của WebDollar là kết quả của hành vi pump-and-dump, dùng thủ thuật “thổi” giá coin lên mức bất thường (pump), sau đó liên tục bán ra để đẩy giá coin xuống gần chạm đáy (dump).
Vốn hóa thị trường của WebDollar tăng rồi giảm hàng tỷ USD chỉ trong vài giờ, ngay cả khi khối lượng giao dịch bị giới hạn trong phạm vi 400.000 USD. Ngoài ra, 99,23% hoạt động giao dịch của loại tiền này bắt nguồn từ sàn IndoEx.
IndoEx được đăng ký tại Anh, do người có tên Spencer Collins làm CEO và giám đốc tài chính. Một nhân vật khác, có tên Grace North xuất hiện với vai trò giám đốc công nghệ. Tuy nhiên, không thể tìm thấy hồ sơ của 2 người này trên LinkedIn hay Twitter. Trong khi đó, nhiều đánh giá cáo buộc Collins và North đều mang danh tính giả.
Những dấu hiệu trên cho thấy IndoEx chỉ là công cụ pump-and-dump tiền WebDollar trong 14/6. Sang ngày tiếp theo, loại tiền này đã trở lại giao dịch ở mức ổn định.
Elon Musk lại kéo giá Bitcoin lên gần 40.000 USD
Đúng một tháng sau khi một tay "đánh sập" giá Bitcoin, CEO Tesla lại đem tới tín hiệu tích cực cho đồng tiền mã hóa này.
Rạng sáng 14/6, tỷ phú Elon Musk đem tới tín hiệu tích cực cho thị trường tiền mã hóa. Trả lời một bình luận trên Twitter, ông cho biết Tesla có thể chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin trong tương lai.
"Khi có xác nhận một lượng Bitcoin hợp lý, khoảng 50~, được đào bằng năng lượng sạch và các trào lưu tích cực trong tương lai, Tesla sẽ tiếp tục cho phép thanh toán bằng Bitcoin", Elon Musk cho biết.
Elon Musk một lần nữa khiến cộng đồng tiền mã hóa hi vọng, khi cho biết Tesla có thể chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin trong tương lai.
Sau bài viết, giá Bitcoin từ mức hơn 37.000 USD đã tăng lên trên 39.000 USD. Giá Bitcoin đã tiến gần mốc 40.000 USD, được coi là một cản quan trọng. Gần một tháng qua, đồng tiền mã hóa này không vượt được qua mốc này.
Trước đó, một tài khoản Twitter cũng dẫn lời Magda Wierzycka, CEO công ty quản lý tài sản Sygnia, cho rằng các bài viết về Bitcoin của Elon Musk là động thái "thao túng thị trường", và Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) nên điều tra.
Đáp lại bài viết này, Elon Musk khẳng định Tesla mới chỉ bán khoảng 10% lượng Bitcoin của mình "để xác nhận Bitcoin có thể bán dễ dàng mà không gây ảnh hưởng thị trường".
Cách đây một tháng, vào ngày 13/5 Elon Musk đã khiến giá trị Bitcoin giảm mạnh khi tuyên bố Tesla ngừng chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin vì khai thác đồng tiền mã hóa này đem lại quá nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Chỉ trong một giờ, mức giá Bitcoin đã giảm 10%. Kể từ đó, giá Bitcoin luôn trong xu hướng giảm.
Từ mức trên 55.000 USD trước bài viết của Musk, giá tụt xuống mức 50.000 USD, rồi sau đó xuống dưới 40.000 USD sau tin tức Trung Quốc kiểm soát chặt hoạt động khai thác, giao dịch tiền mã hóa.
Chính Elon Musk và Bitcoin đã góp phần tạo nên mức tăng mạnh của Bitcoin đợt đầu năm. Vào tháng 2, công ty này cho biết đã mua vào lượng Bitcoin trị giá 1,5 tỷ USD. Tới tháng 3, Tesla đồng ý thanh toán xe điện bằng Bitcoin. Việc được một công ty lớn chấp nhận giúp giá Bitcoin tăng mạnh, có lúc đạt trên 64.000 USD vào tháng 4.
Việc được nhiều tổ chức lớn chấp nhận đã giúp Bitcoin tăng giá mạnh từ năm 2020.
Theo Business Insider , ông Nikolaos Panigirtzoglou - chuyên gia phân tích thị trường của JPMorgan - cho rằng một trong những lý do khiến Bitcoin sụt giảm là các nhà đầu tư lớn không còn mặn mà. Từ đầu năm, giá Bitcoin tăng cao, tạo sức hút lớn đối với các "cá voi" tài chính. Nhưng sau khi tiền mã hóa này liên tục phá kỉ lục, mối quan tâm bắt đầu giảm dần.
Quan điểm của Panigirtzoglou trái ngược với một số chiến lược gia khác. Có người cho rằng nếu giảm xuống dưới 30.000 USD thì thị trường Bitcoin càng dễ tổn thương hơn. Edward Moya, nhà phân tích thị trường của công ty tiền tệ Oanda, lo ngại khi giá Bitcoin tụt xuống mức thấp, sẽ xảy ra hiện tượng bán tháo ồ ạt.
Thị trường Bitcoin phục hồi nhẹ trong những ngày gần đây, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy các quỹ đầu tư quay lại, Panigirtzoglou nhận xét. Chuyên gia này cho rằng dòng vốn của các tổ chức lớn đổ vào Bitcoin bắt đầu giảm từ tháng 3.
Sang tháng 4, xu hướng này tiếp tục thể hiện rõ hơn. Theo ông, bài học từ đợt bong bóng Bitcoin vỡ vào 2018 cho thấy giai đoạn giá thấp có thể kéo dài trong vài tháng.
Thợ đào không còn mặn mà với Bitcoin Việc Trung Quốc mạnh tay với khai thác và giao dịch Bitcoin đã ảnh hưởng tới toàn bộ thị trường tiền mã hóa. Chiến dịch xóa sổ tiền điện tử ở Trung Quốc diễn ra trong hơn 2 tuần qua. Kể từ ngày 21/5, khi Trung Quốc tuyên bố cấm giao dịch và khai thác Bitcoin, mức giá của đồng tiền mã hóa...