Loài chim quý hiếm này có thể bị tuyệt chủng vì quên ‘bài hát giao phối’
Chim có họ chim mai là một trong những loài chim quý hiếm nhất thế giới, nhưng các chuyên gia lo ngại rằng nó có thể sớm bị tuyệt chủng vì chúng đã quên cách hót.
Loài chim quý có tên khoa học là Anthochaera Phrygia, có quan hệ mật thiết với loài chim mai như chim chích choè, chim hoạ mi… Người ta từng phát hiện ra đàn hàng trăm con chim thường xuyên xuất hiện trên khắp miền đông nam Australia.
Nhưng ngày nay loài này đang ở mức cực kỳ nguy cấp, chỉ còn khoảng 300 cá thể còn tồn tại trên toàn thế giới. Những con chim đực thường hót bài hát của loài để gọi bạn tình. Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến số lượng loài này giảm nhiều là những con chim đực đã quên tiếng hót. Nguy hiểm hơn, điều này có thể dẫn đến việc tuyệt chủng loài chim đặc biệt này.
Loài chim quý hiếm này có thể bị tuyệt chủng vì quên ‘ bài hát giao phối’
Những con chim này dài 20-24 cm và có sải cánh dài 30 cm. Chúng nặng 40-45 g.
Video đang HOT
Có những thời điểm, các nhà khoa học Australia nhận thấy rằng những con chim Anthochaera Phrygia đực bắt chước tiếng hót của các loài chim khác như Chim bìm bịp, chim currawong … nhưng họ không đưa ra lời giải thích tại sao xảy ra điều đó.
Một số chuyên gia tin rằng việc bắt chước xảy ra có chủ ý để tránh các loài chim lớn hơn tấn công.
Nhưng một nghiên cứu gần đây cho thấy điều ngược lại. Những con chim Anthochaera Phrygia trẻ học cách hót từ các thành viên trưởng thành trong loài tương tự như cách con người học nói. Nhưng vì số lượng không nhiều, sự lan truyền ít nên nhiều con đực không thể nghe được nên chúng bắt đầu sử dụng giai điệu của loài chim khác. Vấn đề là những con chim cái không muốn nghe âm thanh mới đó, vì vậy cơ hội tìm bạn đời của chúng là rất mong manh.
Tiến sĩ Ross Crates, nhà sinh thái học tại Trường môi trường Fenner, là tác giả của nghiên cứu cho biết: “Loài chim này rất hiếm, chúng tôi tìm kiếm nó như tìm kim đáy bể”.
Theo nghiên cứu mới được công bố này, tiếng hót tự nhiên của loài này về cơ bản đã “biến mất” trong ít nhất khoảng 12% dân số và xét về quy mô của quần thể đó chỉ khoảng 300 cá thể thì đó là một điều đáng quan tâm.
Các nhà khoa học có kế hoạch đặt thiết bị phát âm thanh đúng loài cho những con chim đực sau đó sẽ thả về tự nhiên vài năm một đợt để có thể thu hút con cái và sinh sản, tăng số lượng loài.
Cuộc chạm trán giữa cá voi nhà táng và mực khổng lồ
Các chuyên gia phát hiện xác con cá voi nhà táng dạt vào bờ biển có nhiều vết sẹo trên cơ thể là dấu tích trong cuộc chiến với mực khổng lồ.
Xác của một con cá voi nhà táng, loài cá voi có răng lớn nhất thế giới, dài 16 mét dạt vào bãi biển Forrest Caves trên đảo Phillip, miền nam Australia thu hút sự chú ý của cư dân địa phương và các chuyên gia.
Tuy nhiên, mùi hôi thiu khó chịu của xác chết đang phân huỷ khiến nhiều người phải bỏ cuộc ra về. Một người đàn ông địa phương đi xem xác cá voi cho biết phần mỡ thối rữa của cá đã làm huỷ hoại đôi giày thể thao của ông. Những ý kiến khác cho rằng cách xa khoảng 5 km, người ta vẫn có thể ngủi thấy mùi hôi thối.
Xác cá voi nhà táng trên bờ biển Australia
Cuộc chạm trán giữa cá voi nhà táng và mực khổng lồ (Ảnh minh họa)
Các nhà khoa học đã lấy mẫu mô để nghiên cứu. Mike Cleeland, chuyên gia tại Trung tâm Môi trường Bunurong cho biết các vết sẹo ở cạnh bên của cá nhà táng cho thấy nó từng chiến đấu với mực khổng lồ.
Tương tự một con cá nhà táng mà Mike Cleeland từng nhìn thấy ở Australia những năm 1980, con vật ở đảo Phillip có những vết sẹo với đường kính khoảng 10 cm.
Mike Cleeland nói: "Cá voi nhà táng có thể lặn sâu tới một km hoặc hơn để săn mực khổng lồ. Nhưng nếu con mực cố gắng tự vệ bằng cách quấn chặt quanh mình cá nhà táng, kẻ đi săn sẽ bị những vết giác hút như thế này. Đó là những gì xảy ra với con vật trên bãi biển Forrest Caves".
Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa rõ chính xác lý do cá voi nhà táng bỏ mạng. Mike Cleeland nói: "Không có nguyên nhân rõ ràng nào dẫn đến cái chết. Vì vậy, có thể đơn giản là nó đã sống đến cuối vòng đời tự nhiên và trôi dạt vào bãi biển gần nhất trên đảo Phillip".
Sở Môi trường, Đất, Nước và Kế hoạch ở Gippsland, Australia cho biết người dân nên tránh xa khu vực này vì có thể tiềm ẩn những mầm bệnh trên cơ thể, đặc biệt, những con cá mập đói có thể đang rình rập ở gần khu vực.
Xác cá voi nhà táng đôi khi sẽ dẫn đến những vụ nổ kinh hoàng. Năm 1970, xác một con cá voi chết nổ tung gây kinh hãi và để lại hậu quả khôn lường ở Oregon.
Xác con cái dài 16 mét này nằm ở vị trí rất khó tiếp cận bằng máy móc hay phương tiện lớn nên sẽ được để nguyên tại đó mà không di dời.
Sở Môi trường, Đất, Nước và Kế hoạch cho biết để an toàn, người dân bị cấm tới gần cá voi trong vòng 300 mét, kể cả khi chúng đã chết. Họ cũng không được phép lấy hoặc chiếm hữu các bộ phận của chúng. Tuy nhiên, một số kẻ trộm vẫn tranh thủ lúc trời tối để lấy đi một số bộ phận ở hàm cá voi.
Cá 'zombie' tái xuất sau hơn 20 năm tuyệt chủng Các nhà khoa học cho biết vừa tìm thấy số lượng lớn cá thể một loài cá nhỏ, thuộc vùng đất ngập nước ở Australia, vốn bị tuyên bố tuyệt chủng vào năm 1998. Nhóm chuyên gia gồm các nhà khoa học và nhà nghiên cứu Australia thông báo đã tìm thấy 66 con cá có tên khoa học là Purple-spotted gudgeon sống...