Loài chim “ồn ào” nhất thế giới: Tiếng kêu lớn hơn nhạc Rock, gây hại cho tai người
Để tán tỉnh bạn tình, chim Chuông Trắng sẽ hét toáng lên, âm thanh này còn lớn hơn cả tiếng cưa xích, máy đóng cọc hay các buổi trình diễn nhạc rock và thậm chí là gây hại cho tai người.
Chim Procnias albus là một loài thuộc họ Cotingidae, chúng còn được biết đến với tên gọi “Chim Chuông Trắng”. Trong tự nhiên, chim Chuông Trắng phân bố chủ yếu ở các khu rừng ở Guy-an, Venezuela và Brazil. Dù mang tên là chim Chuông Trắng nhưng chỉ có giống đực của loài chim này sở hữu màu lông trắng muốt. Trong khi đó, bộ cánh của con mái lại có màu olive với các vệt màu vàng.
Điểm đặc biệt nhất của loài chim này có lẽ chính là cách mà nó tán tỉnh. Như chúng ta đều biết, loài chim có rất nhiều cách để thu hút sự chú ý của bạn tình, điển hình là nhảy múa, khoe màu lông sặc sỡ, xây tổ thật đẹp, thực hiện một “bài hát” du dương. Tuy nhiên, trong trường hợp của chim Chuông Trắng, cách cưa cẩm mà chúng lựa chọn lại là…hét toáng lên (theo đúng nghĩa đen). Cụ thể, vào mùa giao phối, chim Chuông Trắng đực sẽ tìm cách tiếp cận con cái mà mình “phải lòng” sau đó lấy một hơi thật sâu và cất lên tiếng hét thật to để thu hút sự chú ý.
Mới đây, các nhà khoa học đến từ Mỹ và Brazil đã ghi nhận 1 tiếng kêu của chim Chuông Trắng đạt đến ngưỡng 125,4 db. Cường độ âm thanh này còn lớn hơn cả tiếng cưa xích, máy đóng cọc hay các buổi trình diễn nhạc rock, âm thanh này thậm chí còn được được cảnh báo là không hề an toàn cho tai người. Con số 125,4 db cũng chính thức đưa chim Chuông Trắng vào sách kỷ lục với danh hiệu “Loài chim có tiếng kêu lớn nhất từng được ghi nhận.”
Theo mô tả, tiếng kêu mà chim Chuông Trắng tạo nên để thu hút bạn tình khá giống với tiếng chuông báo cháy. “Chim Chuông Trắng có kích thước khá nhỏ chỉ cỡ chim bồ câu. Do đó, việc chúng có thể tạo ra tiếng kêu lớn như vậy thực sự là điều rất ấn tượng. Theo chúng tôi, một trong những mấu chốt của khả năng này chính là chiếc miệng khá rộng, được tiến hóa để ăn trái cây, đã giúp chúng có thể khuếch đại âm thanh”, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết.
Cũng theo các chuyên gia này, tiếng kêu được con mái đánh giá cao là tiếng kêu lớn nhất. Chính vì vậy, con trống luôn cố gắng dồn hết tất cả vào một nhịp và theo ghi nhận những tiếng kêu lớn nhất chính là tiếng kêu ngắn nhất.
Cùng lắng nghe tiếng kêu của chim Chuông Trắng trong video dưới đây:
Loài chim “ồn ào” nhất thế giới: Tiếng kêu lớn hơn nhạc Rock, gây hại cho tai người
Minh Nhật
Theo dantri.com.vn/wbur, Amaze Lab
Kịch chiến giữa chim giẻ cùi và rắn trên nóc nhà
Cảnh tượng chim giẻ cùi kịch chiến rắn ngay trên mái nhà khiến nhiều người không khỏi sửng sốt và thích thú.
Nguồn: Sina
Nhiếp ảnh gia Trần Hạo ở Trung Quốc chụp được những bức ảnh ngoạn mục ghi lại cảnh tượng chim giẻ cùi kịch chiến rắn trên mái nhà cổ ở An Khánh, An Huy, Trung Quốc khiến nhiều người ngạc nhiên, thích thú.
Theo ông Giang Quý Hoa, chủ nhân của ngôi nhà cho biết, ngôi nhà cổ này đã có nhiều năm lịch sử, mấy năm trước ngẫu nhiên phát hiện một con rắn sinh sống ở trên mái nhà. Tuy nhiên theo tập tục địa phương, rắn vào nhà là để phù hộ gia chủ bình an, không thể đánh chết hoặc đuổi đi, nhiều năm qua, con rắn này cũng chung sống hòa bình, không gây hấn, xâm phạm, tất cả đều bình an vô sự.
Trận kịch chiến của rắn và chim giẻ cùi này xảy ra rất có thể là do con rắn đã để ý đến tổ trứng của đôi chim giẻ cùi. Mùa xuân là mùa sinh sản của chim giẻ cùi, có thể con rắn đã xâm phạm lãnh địa và nhăm nhe đến đàn con của chim giẻ cùi nên mới xảy ra tranh chấp.
Cuộc tranh chấp buộc phải giải quyết bằng vũ lực này diễn ra trong khoảng 12 phút, đôi chim giẻ cùi liên tục mổ vào đầu của con rắn không thương tiếc nhằm đánh đuổi con rắn ra khỏi lãnh địa của mình.
Tận dụng tối đa khả năng bay lượn của mình, đôi chim thay nhau cận chiến với con rắn. Sau hàng chục phút trôi qua, thể lực dần cạn kiệt nhưng cuối cùng đôi chim giẻ cùi dũng cảm cũng đánh bại được con rắn, khiến con rắn bị thương ở đầu và phải chuồn đi.
Theo ông Vinh Hải, chuyên gia của cục Lâm nghiệp địa phương cho biết, chim giẻ cùi có ngoại hình sặc sỡ rất đẹp mắt, con trống và con mái có ngoại hình tương đối giống nhau. Tính tình của loài chim này tương đối hung mãnh, khi phát hiện đối tượng xâm nhập trái phép lãnh địa mình, chúng sẽ phát động công kích ngay lập tức.
Theo quan sát, con rắn thuộc loài rắn không độc, thường ăn chuột. Nguồn: Sina
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Loài chim có biệt tài hút đối phương Được mệnh danh là 'Thánh tán gái' trong vương quốc động vật, chim đinh viên sở hữu nghi thức thu hút bạn tình độc đáo. Các khu rừng ở hòn đảo lớn thứ 2 thế giới New Guinea, Australia, là nơi sinh sống của một số loài chim khác lạ. Trong đó, chim bowerbird hay còn gọi chim đinh viên gây chú ý...