Loài chim ‘khủng long’ biểu tượng của Australia đối mặt nguy cơ tuyệt chủng
Chính phủ Australia đã đưa loài đà điểu đầu mào phương Nam vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng.
Loài đà điểu đầu mào phương Nam. Ảnh: phys.org
Với đôi chân của loài khủng long săn mồi Velociraptor và chiếc cổ màu xanh neon nổi bật, loài đà điểu đầu mào phương Nam (Southern Cassowary) gây ấn tượng về hình dáng đáng sợ trong các khu rừng nhiệt đới ở vùng Đông Bắc Australia. Tốt nhất là bạn nên chiêm ngưỡng những chú chim có kích thước bằng con người này và những móng vuốt sắc như dao dài 10 cm của chúng, từ xa.
Loài đà điểu đầu mào phương Nam, có thể cao tới 1,5 mét và nặng 75 kg, chỉ phân bố ở Australia, New Guinea và một số đảo ở Thái Bình Dương. Chính phủ Australia đã đưa loài chim khổng lồ không biết bay này vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng. Ước tính chỉ còn khoảng 4.500 con đà điểu đầu mào trong tự nhiên.
Video đang HOT
Đà điểu đầu mào phương Nam được cho là một “loài chủ chốt”, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học và giúp phát tán hạt trong rừng nhiệt đới. Tuy nhiên, quần thể loài này ở Australia đang bị đe dọa do tình trạng biến đổi khí hậu, mất môi trường sống, tai nạn ô tô và bị chó tấn công.
Ông Peter Rowles, đứng đầu một nhóm bảo tồn ở Australia, cho biết nhóm này đang nỗ lực cứu loài chim khổng lồ này khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Trong thời gian qua, nhóm đã điều hành một bệnh viện thú y để chữa trị cho những con chim bị thương, dựng các biển báo kêu gọi người lái xe giảm tốc độ, đồng thời kêu gọi giới chức địa phương thiết kế lại đường sá để bảo vệ môi trường sống của loài chim này.
Chính phủ Australia cũng đang triển khai kế hoạch quốc gia để bảo tồn loài chim đà điểu mang tính biểu tượng của nước này và nhiều loài khác. Phần lớn nỗ lực bảo tồn tập trung vào việc bảo vệ các “loài chủ chốt”, thông qua hợp tác với các cộng đồng bản địa và các nhóm bảo tồn.
Trong 300 năm qua, khoảng 100 loài động thực vật độc đáo của Australia đã bị “xóa sổ”. Theo Quỹ quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), tốc độ tuyệt chủng có thể sẽ gia tăng.
Ông Darren Grover, quyền Giám đốc bảo tồn của WWF Australia, cho biết “có quá nhiều việc phải làm và nguồn lực không sẵn có để tạo ra tác động đáng kể”. WWF Australia đang xem xét khoảng 2.000 loài trong danh sách các loài bị đe dọa của Chính phủ Australia và nhận thấy ngày càng có nhiều loài được thêm vào danh sách đó hằng năm. Theo ông Grover, các mối đe dọa bao gồm biến đổi khí hậu, mất môi trường sống và các loài xâm lấn.
Xung đột Hamas - Israel: Australia kêu gọi Israel tuân thủ phán quyết của ICJ
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Chính phủ Australia đã kêu gọi Israel tuân thủ phán quyết ngày 24/5 của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) về việc ngừng ngay lập tức cuộc tấn công và mở cửa khẩu Rafah giữa Ai Cập và Gaza để cho phép viện trợ vào khu vực.
Xe tải chở hàng viện trợ cho Dải Gaza tập trung gần cửa khẩu Rafah bên phía Ai Cập, ngày 23/3/2024. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Bộ trưởng phụ trách vấn đề biến đổi khí hậu và năng lượng của Australia, ông Chris Bowen, đồng thời là thành viên nội các của Thủ tướng Anthony Albanese, đã bày tỏ sự ủng hộ đối với phán quyết của ICJ. Ông mô tả tình hình ở Rafah là thảm họa nhân đạo và có khả năng trở nên tồi tệ hơn.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 25/5, ông Bowen nhấn mạnh: "Chúng tôi nhất trí rằng Rafah không nên bị tấn công. Australia tin rằng luật pháp quốc tế và các phán quyết mang tính ràng buộc nên được tuân thủ".
Phán quyết của ICJ đã được một hội đồng gồm 15 thẩm phán quốc tế thông qua với tỷ lệ 13 phiếu thuận và 2 phiếu chống, trong đó phiếu chống là của các thẩm phán Israel và Uganda.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng phán quyết của ICJ chỉ khiến Israel chịu thêm áp lực pháp lý và sự chỉ trích từ cộng đồng quốc tế, chứ không dễ buộc nước này thực thi.
Hôm 20/5, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố chiến dịch tấn công Rafah là đòn đánh quyết định, giúp quân Israel đạt được "chiến thắng toàn diện" trong chiến dịch tại Gaza.
Cho đến nay, theo số liệu của Cơ quan LHQ về hỗ trợ người tị nạn Palestine (UNRWA), hơn 800.000 người Palestine rời khỏi thành phố Rafah.
Bất chấp các quy định ngặt nghèo hơn, du học sinh vẫn đổ xô đến Australia Australia vừa chạm mốc lịch sử về số lượng sinh viên quốc tế. Dữ liệu do Bộ Nội vụ Australia công bố cho thấy tính đến ngày 29/2/2024, có 713.144 sinh viên quốc tế đang theo học tại quốc gia châu Đại Dương này, góp phần làm tăng số lượng di dân tạm trú lên mức cao kỷ lục, tổng cộng là 2,8...