Loài chim “độc nhất vô nhị” có thể bay 10 tháng không cần hạ cánh
Các nhà khoa học đã rất bất ngờ khi phát hiện ra một loài chim có thể ăn uống, giao phối, thậm chí ngủ trong khi bay và có thể bay liên tục trong 10 tháng mà không cần hạ cánh.
Apus apus – chim yến thông thường, là một loài chim phổ biến sống ở khắp châu Âu và phần lớn châu Á. Loài chim có kích thước trung bình này hiện đang giữ kỷ lục trong thế giới loài chim về thời gian ở trên không nhiều nhất mỗi năm.
Với thời gian ở trên không nhiều như vậy nên loài chim yến này chủ yếu uống và ăn trong không khí, ăn thịt bất kỳ loài côn trùng nào chúng có thể bắt được khi đang bay, chúng cũng có thể giao phối trong không khí, và chúng cũng có thể ngủ trong không khí bằng cách lướt trên những luồng không khí ấm áp.
Các lý thuyết về việc những con chim có thể dành phần lớn cuộc sống của chúng ở trên không được bắt nguồn từ những năm 1950, nhưng cho tới năm 2016 những báo cáo mới rõ ràng hơn.
Video đang HOT
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Khoa Sinh học của Đại học Lund, Thuỵ Điển, đã phát triển một loại máy ghi dữ liệu vi mô mới để theo dõi các chuyển động của loài chim. Các phát hiện cho thấy những chim yến thông thường đã dành hơn 99% thời gian của chủng trong thời gian 10 tháng không sinh sản trên không.
Ông Ian Hedenstrm, chuyên gia nghiên cứu của Pháp cho biết ông tin rằng những con chim bằng cách nào đó ngủ trong khi bay. Cơ thể của chúng đã thích nghi với chuyến bay gần như không ngừng với đôi cánh dài và hẹp, chân ngắn và nhẹ, và chúng có hình dạng khí động học gần như hoàn hảo. Chúng cũng rụng lông rất chậm trong khoảng thời gian sáu tháng, không để lại bất kỳ khoảng trống đáng kể nào có thể ảnh hưởng đến chuyến bay dài ngày như vậy.
Chim yến thông thường có tỷ lệ sống sót cao hơn so với hầu hết các loài chim và thời gian bay của chúng được cho là ảnh hưởng trực tiếp đến điều đó. Ở trong không khí trong thời gian dài có nghĩa là chúng không phải lo lắng về những kẻ săn mồi, ngoại trừ những con chim săn mồi bắt chúng bất ngờ và chúng cũng không thể tiếp xúc với quá nhiều ký sinh trùng.
Dữ liệu của các nhà khoa học cho thấy chim yến độ tuổi từ 20 năm trở lên và trong suốt cuộc đời của mình chúng có thể bay trên 3 triệu km.
Trang Phạm
Đại bàng chân ngắn ngậm chặt rắn hổ mang trước khi xơi ngấu nghiến
Đại bàng chân ngắn ngậm chặt con mồi trong miệng rồi dần nuốt chửng sau pha rình bắt ngoạn mục.
Đại bàng chân ngắn nuốt dần con mồi trong miệng.
Với con rắn hổ mang dài 1,2 mét nằm gần như trong miệng, đại bàng chân ngắn dần xé xác con mồi một cách dễ dàng.
Những hình ảnh về cảnh săn mồi ngoạn mục do Gowathaman Ganesan, 48 tuổi, chụp ở hồ Theneri, Ấn Độ.
"Đó là một buổi sáng nhiều mây ở ngoại ô Kanchipuram, Ấn Độ, khi một con đại bàng chân ngắn bay lượn dọc bờ hồ để săn mồi. Sau một hồi tìm kiếm, con đại bàng bắt đầu bay lơ lửng ở độ cao 300 mét trong vài giây trước khi khóa chặt con mồi. Chúng tôi tới gần con đại bàng thì nó bắt đầu sà xuống phía con mồi. Khi tới gần hơn, con đại bàng đã bắt được con rắn hổ mang Ấn Độ dài 4 ft", anh Ganesan kể lại.
Theo Ganesan, sau khi cắn đầu con rắn, đại bàng xé bữa ăn của nó thành hai mảnh và bắt đầu ăn ở phần dưới. " Thật kinh hãi khi chứng kiến", Ganesan nói.
Đại bàng chân ngắn nổi tiếng là kẻ săn mồi quyền năng.
Đại bàng chân ngắn là loài chim săn mồi thường ăn các loài bò sát, gồm cả rắn và thằn lằn. Chúng sẽ nuốt chửng con mồi. Không có gì ngạc nhiên khi đại bàng chân ngắn được coi là kẻ săn mồi quyền năng.
Tuy nhiên, đôi khi đại bàng chân ngắn có thể gặp những con mồi là loài rắn lớn nên khá vất vả để nhai.
Những con đại bàng không có khả năng miễn dịch với nọc độc rắn nhưng chúng có kỹ năng nuốt con mồi mà không bị cắn. Chất độc sau đó được tiêu hóa trong ruột.
Theo saostar.vn
Tại sao một số động vật lại có độc? Các vi khuẩn sản sinh độc tố có thể biến một con sa giông thành kẻ mang lại chết chóc. Các loại vi khuẩn trên da sản xuất ra tetrodotoxin - một hóa chất gây tê liệt cũng được tìm thấy ở cá nóc. Trên da của loài sa giông da nhám (Taricha granulosa) có thể chứa các vi khuẩn sản xuất ra...