Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị bệnh gout cực tốt
Theo các bác sỹ, cây Sói rừng là vị thuốc quý trong dân gian, thường mọc hoang ở bìa rừng, ven núi, nơi có độ ẩm cao như Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng…
Trong Đông y, Sói rừng có vị đắng, cay, tính hơi ấm, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, khu phong trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống… các nhà y học đã chứng minh được khả năng điều trị bệnh gút của Sói rừng
Theo dược học cổ truyền, Sói rừng có công dụng kháng khuẩn tiêu viêm, khứ phong trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống…
Người xưa thường dùng chữa viêm phổi, viêm phế quản, viêm dạ dày ruột cấp tính, kiết lỵ, phong thấp đau nhức, tổn thương do trật đả, gãy xương, thống phong…
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy cây Sói rừng được dùng điều trị bệnh gút, hỗ trợ điều trị ung thư dưới dạng tân dược, thực phẩm chức năng… rất hiệu quả
Video đang HOT
Để trị bệnh gút, lấy 15- 30g sói rừng khô rửa sạch, sắc nước uống hàng ngày, liên tục 3 tháng. Uống sau các bữa ăn từ 15 -20 phút, dùng khi còn ấm
Hoặc dùng Sói rừng khô có thể nghiền thành bột mịn pha uống với rượu
Ngoài ra, ở Việt Nam còn có cây muối, mọc hoang phổ biến ở khu vực Tây Nguyên và cả một số tỉnh phía Nam
Loài cây này được khoa học chứng minh trị tăng axit uric (chuyển thành bệnh gout) đang phổ biến ở nhiều người
Phát hiện thêm công dụng chữa bệnh của củ nghệ
Nghệ là loại gia vị rất quen thuộc, thông dụng và cũng là một vị thuốc quý có thể sử dụng để phòng trị chữa nhiều bệnh.
Gần đây khoa học còn phát hiện thêm nhiều tiềm năng chữa bệnh của củ nghệ...
1. Công dụng của củ nghệ
Theo Đông y, củ nghệ có vị cay, đắng, tính ấm; vào 2 kinh Can và Tỳ... có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, thông kinh, chỉ thống (giảm đau). Dùng chữa đau ngực sườn, đau bụng do khí trệ huyết ứ; chữa phong thấp đau nhức, đặc biệt có hiệu quả với chứng đau vai và cánh tay. Còn dùng chữa phụ nữ bế kinh, đòn ngã sưng đau, mụn nhọt lở loét ngoài da...
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, củ nghệ có tác dụng bảo vệ tế bào gan; kích thích sự co bóp của túi mật, tăng tiết dịch mật, làm giảm hàm lượng thành phần chất rắn trong dịch mật, khiến thành phần mật trở lại bình thường; giảm đau; kháng viêm; kháng khuẩn; hạ huyết áp; ức chế sự ngưng tập tiểu cầu; hạ mỡ máu; chống ô-xy hóa; chống ung thư; tăng co thắt tử cung và kháng sinh dục ở mức độ nhất định.
Gần đây, khoa học còn phát hiện thấy các chất curcumin, demethoxycurcumin, bisdemethoxycurcumin trong củ nghệ có tác dụng kháng HIV rõ ràng. Có thể sử dụng để làm giảm nhẹ một số chứng trạng bệnh lý ở người bệnh HIV/AIDS, trong các giai đoạn cấp tính và mạn tính.
Củ nghệ có thể sử dụng phòng trị chữa nhiều bệnh.
2. Một số biện pháp sử dụng củ nghệ để chữa bệnh
- Chữa thổ huyết, chảy máu cam: Củ nghệ tán mịn, ngày uống 4-6g, chiêu bằng nước đã đun sôi.
- Hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành tim, đau thắt ngực: Củ nghệ (sao qua) 30g, đương quy (thái lát, sấy khô) 30g, mộc hương 15g, ô dược (sao qua) 15g. Tất cả tán mịn, ngày uống 2 lần. Mỗi lần uống 4g (có thể dùng ngô thù du sắc lấy nước để chiêu thuốc, tăng cường hiệu quả điều trị)
- Chữa viêm dạ dày, viêm đường mật: Nghệ vàng 6g, hoàng liên 3g, nhục quế 2g, diên hồ sách 5g, uất kim 5g, nhân trần 6g; sắc nước uống trong ngày.
- Giúp giảm đau vai gáy và cánh tay: Củ nghệ 10g, cành cây dâu tằm (tang chi) 10g, cốt khí củ 8g, bạch truật 10g, cam thảo 4g; sắc nước uống trong ngày.
- Lên cơn suyễn, đờm kéo lên tắc nghẽn, khó thở: Củ nghệ 40-50g, giã nát, hòa với đồng tiện (nước tiểu trẻ em khỏe mạnh), vắt lấy nước uống.
Củ nghệ hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành tim, đau thắt ngực
- Phòng trị các chứng bệnh phụ nữa sau sinh: Củ nghệ nướng chín, nhai, nuốt dần; hoặc giã nát hòa với rượu hay đồng tiện uống.
- Phụ nữ sau khi đẻ máu xấu xông lên tim: Nghệ đốt tồn tính (bên ngoài cháy đen, bên trong vẫn giữ nguyên mầu nghệ), tán thành bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g.
- Với người nhiễm HIV/AIDS, bị rối loạn tiêu hóa, suy gan, ngực sườn và bụng dưới đau tức, tinh thần trầm uất, bồn chồn, dễ cáu giận: Củ nghệ 15g, hương phụ (củ gấu) 12g, đương quy 10g, bạch thược 10g, mộc hương 8g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g, diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa) 20g; sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
- Với những phụ nữ bị HIV/AIDS, bị ứ huyết, nổi u bướu, kinh nguyệt rối loạn, đau bụng: Củ nghệ 15g, đương quy 12g, bạch thược 10g, mẫu đơn bì 8g, hồng hoa 8g, diên hồ sách 8g, địa hoàng 15g, xuyên khung 6g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g; sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
Tác dụng của hoa đu đủ đực ngâm mật ong với sức khỏe Hoa đu đủ đực ngâm mật ong được nhiều người truyền tai nhau dùng để trị ho, vậy tác dụng của hoa đu đủ đực ngâm mật ong thật sự thế nào? Hoa đu đủ đực và mật ong đều là hai vị thuốc quý trong Y học cổ truyền. Vậy, hoa đu đủ đực kết hợp với mật ong có tác dụng...