Loại cây lạ, lá có đầy răng cưa, sẫm mịn như nhung, năm hái 3 lứa lá bán đắt tiền
Cây lá khôi (còn gọi là cây khôi nhung) thuộc loại cây bụi, ưa ẩm và bóng nên có thể trồng xen với một số loài cây khác dưới tán rừng hoặc ven các khe suối, chân đồi.
Là loại cây ít bị sâu bệnh, dtyễ chăm sóc. Một năm người trồng cây này có thể 3 lứa lá “bỏ túi” từ 50 đến 100 triệu đồng/ha.
Lãnh đạo T.Ư Hội NDVN và tỉnh Yên Bái thăm quan khu vực trồng cây lá khôi dưới tán rừng của gia đình bà Nguyễn Thị Mây ở Trấn Yên (Yên Bái).
Là hộ mới chuyển sang trồng cây khôi nhung, nhưng gia đình bà Nguyễn Thị Mây ở xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã bắt đầu có thu nhập từ loại cây dược liệu này.
“Mới trồng nhưng các diện tích cây lá khôi của tôi đã phát triển rất tốt và đã cho thu hoạch lứa đầu. Dự kiến theo kế hoạch, trung bình mỗi năm diện tích cây lá khôi cho thu hoạch từ 3 – 5 lứa, mỗi lượt thu hoạch cho 5 – 1 kg lá tươi/cây và lượng thu tăng theo các năm.
Với giá bán dao động từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng/kg lá khô, là tươi bán trên dưới 100.000 đồng/kg, đến khi cây trưởng thành, trung bình mỗi năm gia đình anh tôi sẽ có thể thu được từ 40 – 60 triệu đồng/ha cây lá khôi”, bà Mây chia sẻ.
Cận cạnh lá cây khôi nhung được dùng là thuốc chữa bệnh.
Theo bà Mây, lá khôi là loại dược liệu quý dùng trong điều trị bệnh dạ dày và đau bụng, có giá trị kinh tế cao nên sau khi khảo sát đảm bảo có thị trường và được địa phương hỗ trợ 50% tiền mua cây giống nên gia đình đã mạnh dạn đầu tư trồng 7ha cây lá khôi dưới tán rừng.
Là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển cây dược liệu, hiện người dân các xã của huyện Trấn Yên đã và đang tiếp tục mở rộng quy mô, tăng diện tích trồng cây khôi nhung dưới tán rừng. Trong số đó, có nhiều hộ đã có thu nhập cao hàng trăm triệu đồng/năm.
Video đang HOT
Đến nay Trấn Yên đang có khoảng 30ha cây lá khôi, chủ yếu trống tại các xã Việt Hồng, Cường Thịnh… Dự kiến sắp tới, địa phương này sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây dược liệu quý này ra các xã trên địa bàn.
Bà Nguyễn Thị Phương Đông – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trấn Yên cho biết, để tiếp tục định hướng và hỗ trợ cho người dân, ngày 11/7, các cấp hội đã ra mắt chi hội nông dân nghề nghiệp nuôi vịt bầu, trồng cây dược liệu gắn với phát triển du lịch truyền thống tại xã Việt Hồng.
Quả cây khôi nhung
Cũng theo bà Đông, sau khi chi hội này đi vào hoạt động, 30 thành viên của chi hội này sẽ đẩy mạnh liên kết sản xuất cây dược liệu (trong đó có cây lá khôi), nuôi vịt bầu theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, các thành viên trong chi hội sẽ giúp đỡ và hỗ trợ, dẫn dắt các nông dân, chi hội đi sau sản xuất, chăn nuôi hiệu quả hơn.
“Cùng với việc hỗ trợ sản xuất, các cấp hội nông dân trên địa bàn tỉnh đang phối hợp với các doanh nghiệp, cơ quan liên quan để tìm đầu ra ổn định và bền vững giúp bà con trên địa bàn yên tâm trồng và “sống khỏe” với cây dược liệu nói riêng và các sản phẩm nông sản khác nói chung”, bà Đông khẳng định.
Lá cây khôi nhung sau khi thu hoạch được người dân sấy khô bán cho các công ty dược liệu với giá từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng/kg.
Với 7ha cây khôi nhung trồng dưới tán rừng, sau các năm trồng gia đình bà Nguyễn Thị Mây ở Trấn Yên (Yên Bái) có thể thu được từ 40 đến 60 triệu đồng/ha.
Cây khôi nhung có tên khoa học Ardisia silvestris, các tên gọi khác Khôi nhung; Khôi tía; là một loài thực vật có hoa trong họ Anh thảo. Lá khôi được coi là cây dược liệu quý hiếm dùng để chữa các bệnh dạ dày và đau bụng,…
Cây lá khôi nhung có đặc điểm thuộc loại cây bụi, cao tới 2m, mọc thẳng đứng, thân rỗng xốp, ít phân nhánh, lá mọc so le, thường tập trung ở các nhánh bên và đầu ngọn; phiến lá thon, nguyên; mép có răng cưa, nhỏ, mịn, ngược dài từ 15 – 40 cm, rộng 6 – 10 cm; mặt trên màu lục sẫm mịn như nhung, mặt dưới tím, gân nổi hình mạng lưới. Đặc biệt, hoa mọc thành chùm, màu trắng pha hồng. Quả mọng khi chín màu đỏ. Mùa hoa tháng tháng 5 – 7, mùa quả tháng 7 – 9.
Nghệ An: "Lão gàn" biến đất sỏi đá thành vườn cây ăn quả, thu hàng trăm triệu mỗi năm
Trang trại hơn 14.000m2 của cụ ông Lưu Đình Liên ở xóm 3, xã Diễn Liên, huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) được chuyển đổi từ đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả giúp cho gia đình ông thu nhập hàng trăm triệu/năm.
Đến thăm trang trại của ông Lưu Đình Liên (SN 1951) và bà Võ Thị Sâm (SN 1951) ở xóm 3, xã Diễn Liên, huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) vun trồng, chăm sóc suốt hơn 8 năm qua khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng...
Mô hình trồng bưởi của ông Lưu Đình Liên (Diễn Châu, Nghệ An) đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: PV
Trang trại của gia đình ông Liên có diện tích hơn 14.000m2 được thuê lại từ đất 5% nông nghiệp khô cằn, khó sản xuất của xã Diễn Liên, Diễn Châu.
Hiện nay, gia đình ông trồng hơn 600 gốc thanh long ruột đỏ Bình Thuận, 200 gốc đu đủ, hơn 100 gốc đinh lăng, 80 gốc ổi Đài Loan, 60 gốc mít ruột đỏ Malaysia, 60 gốc bưởi (gồm bưởi da xanh và bưởi tiến vua), 20 gốc vải thiều... đều phát triển xanh tốt, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Bà Võ Thị Sâm (vợ ông Liên) chia sẻ: "Vùng đất này trước đây là khu vực trồng hoa màu nhưng được gia đình chúng tôi thuê lại để trồng lúa. Do đất khô cằn, sỏi đá không thích hợp trồng lúa nên gia đình chúng tôi đã chuyển sang trồng cây ăn quả".
"Để có vườn đẹp như ngày hôm nay, chúng tôi đã phải đổ rất nhiều mồ hôi, công sức vào đây mới có được. Đất ở đây rất khô cằn, địa hình không bằng phẳng nên gia đình tôi cải tạo lại rất nhiều mới có thể trồng cây ở đây được" - bà Sâm cho biết.
Ông Lưu Đình Liên đã biến mảnh đất khô cằn sỏi đá thành vườn cây trĩu quả. Ảnh: PV
Với hơn 600 gốc thanh long ruột đỏ Bình Thuận, mỗi năm cho thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 8 (Al), sản lượng hơn 3-3,5 tấn quả/năm, trừ chi phí, gia đình ông Liên thu về gần 150 - 160 triệu/năm.
"Giống thanh long ruột đỏ Bình Thuận được cháu gái tôi đưa về để trồng thử, thấy hiệu quả, tôi quyết định nhân rộng ra cả vườn. Giống thanh long này có vị ngọt thanh, màu đẹp và quả có trọng lượng lớn được khách hàng đón nhận nhiệt tình" - ông Liên bật mí.
Hơn 80 gốc ổi Đài Loan là giống ổi năng suất cao, cho quả quanh năm, giá bán 15.000 - 160.000 đồng/kg, trừ chi phí, gia đình ông lãi khoảng 70 - 75 triệu/năm.
Vườn thăng long ruột đỏ Bình Thuận đã cho thu hoạch. Ảnh: PV
Hiện nay, ông Liên đang trồng thử gần 200 cây đu đủ và 100 gốc đinh lăng, tất cả đều phát triển xanh tốt. Ngoài ra, gia đình ông còn nuôi thêm 5 con hươu sao để lấy nhung và 2 con trâu, lợi nhuận khoảng 20 - 25 triệu/ năm.
Ông Liên tâm sự: "Trước đây, khi có ý định thuê mảnh đất này để trồng cây mọi người cho tôi "gàn dở". Bỏ ngoài tai những lời bàn tán, tôi quyết tâm cải tạo mảnh đất này. Sau gần 10 năm bỏ công sức cải tạo, mảnh vườn xum xuê trái ngọt, nhiều người ngạc nhiên, rất nhiều bà con lân cận và nơi khác đã đến tham quan, học tập mô hình của tôi".
Vườn ổi giống Đài Loan trĩu quả, to đẹp đã cho thu hoạch. Ảnh: PV
Trao đổi với PV Báo điện tử DANVIET.VN, bà Võ Thị Thanh Xuân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Diễn Liên cho biết: "Gia đình ông Liên đã thuê phần đất thuộc 5% đất nông nghiệp khó sản xuất của xã để làm mô hình trang trại. Mô hình hoạt động rất hiệu quả, được lãnh đạo và chính quyền địa phương quan tâm. Mô hình này nên nhân rộng trên địa bàn xã Diễn Liên. Đồng thời khích lệ, động viên nhân dân chuyển đổi giống cây trồng để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao".
Hải Phòng: Một nông dân thu 1 tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng hoa hồng cổ Tuy "đi sau" trong việc trồng giống hoa hồng cổ, song nhờ nắm bắt tốt thị trường, anh Phạm Viết Toản, sinh năm 1981 ở thôn Kiều Trung (xã Hồng Thái, huyện An Dương, TP Hải Phòng) sớm thành công, trở thành gương sản xuất giỏi để nhiều nông dân học tập. Sinh ra và lớn lên tại Tiên Lãng, năm 2009, anh...