Loài cây có hình dáng đặc biệt chỉ mọc duy nhất ở một nơi trên Trái đất
Trông xa những cái cây này chẳng khác gì mái tóc bay bay trong gió. Vì sao nó không mọc thẳng đứng như bình thường mà lại mọc ngang như vậy?
Những cây cối mọc lên trên Slope Point – một mảnh đất nho nhỏ nằm ở phía cực Nam của Đảo Nam, New Zealand – có đặc điểm khác biệt hoàn toàn với cây cối ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Cảnh tượng cây cối mọc nghiêng ngang thân tạo nên nét đặc trưng của Slope Point.
Thực ra, những cái cây ở đây có cùng một loài với các cây khác ở quanh đảo, nhưng chỉ ở vị trí này, tất cả các cây mọc lên đều rẽ sang ngang và nếu nhìn từ xa thì không khác gì mái tóc bay trong gió.
Slope Point nằm tít tận cực Nam của New Zealand.
Vì nằm ở mãi tận phía Nam, Slope Point luôn luôn phải chịu những trận gió lớn mỗi ngày. Cụ thể, nó chỉ cách Cực Nam của Trái Đất 4,803 km và nằm cách xa xích đạo khoảng 5,140 km. Vị trí này đồng nghĩa với việc gió thổi từ Cực Nam có thể băng qua hàng ngàn kilomet đại dương một cách tự do mà không hề bị cản trở bởi bất cứ vật gì, để rồi tràn vào Slope Point, tạo nên trận gió không bao giờ ngừng thổi suốt ngày này qua ngày khác.
Đã thế, vùng đất tạo nên Slope Point lại hoàn toàn trống trải, với một bên là vực thẳm dựng đứng ngay cạnh biển khơi lạnh giá bên dưới.
Slope Point trông thẳng ra biển với vách núi đá lởm chởm.
Tất cả những điều đó đã khiến cây cối ở Slope Point, vốn được những người dân chăn cừu trồng để làm chỗ trú chân cho đàn gia súc của mình, mọc lên cong veo theo chiều ngang, tạo nên nét đặc trưng hoàn toàn chỉ có ở Slope Point.
Video đang HOT
Những cái cây cong veo ở Slope Point là chốn nghỉ chân của đàn cừu và người dân.
Cận cảnh một cái cây có thân nghiêng ngả vì gió.
Gió và dốc núi đá cũng khiến người dân sinh sống xa khỏi nơi này. Khu vực quanh Slope Point thường chỉ dùng cho chăn cừu và có rất ít nhà cửa, có chăng cũng chỉ là vài cái lán méo mó.
Tấm biển tên ghi rõ tọa độ địa lý của Slope Point.
Bạn không thể chiêm ngưỡng những cái cây nào giống như thế này ở bất cứ đâu trên Trái Đất.
Trông xa, những cái cây này không khác gì mái tóc bay bay trong gió.
Slope Point không phải là nơi duy nhất trên thế giới có cây thân bị cong queo như vậy. Ở một nơi có tên là Rừng Cong (Crooked Forest) tại Ba Lan, cây cối cũng bẻ cong 90 độ nhưng ở gốc chứ không ở thân. Khác với Slope Point, các nhà khoa học cho rằng Rừng Cong thật ra được tạo nên từ bàn tay con người, có thể là vào khoảng những năm 1930. Dù thế, tại sao người ta lại dành nhiều thời gian đến vậy để tạo hình cho cây thì vẫn là một bí ẩn chưa thể giải thích.
Theo Khánh Linh / Trí Thức Trẻ
Bí ẩn "cây ma" sống không cần quang hợp trong rừng
Cây gỗ hồng bạch tạng trong khu rừng ven biển ở California (Mỹ) được biết đến như "cây ma" bởi màu trắng đặc biệt, không có sắc tố diệp lục, vốn giúp cây quang hợp từ ánh sáng Mặt trời.
Cây gỗ hồng bạch tạng được ví như "cây ma" trong hàng thập kỷ qua.
"Đáng lẽ loại cây này phải chết nhưng nó vẫn âm thầm tồn tại như một hồn ma vậy", nhà sinh vật học Zane Moore nhận định.
Bí ẩn xung quanh cây gỗ hồng bạch tạng đã theo đuổi các nhà nghiên cứu trong hơn một thế kỷ qua. Loài cây này còn khiến cho người ta đặt ra câu hỏi rằng liệu chúng có thực sự tồn tại hay không. Moore lại cho rằng, có cách giải thích khoa học về sự tồn tại của loài cây này ở khu rừng ven biển California.
Loài cây sống ký sinh
Cây gỗ hồng bạch tạng hiếm đến mức chỉ có 406 số lượng cây trên toàn thế giới, không hề đơn giản để các nhà khoa học có thể tìm thấy chúng với mục đích nghiên cứu.
Bộ gene của cây có 32 tỷ cặp cơ bản so với 3,2 tỷ ở người. Mỗi nhiễm sắc thể có 6 bản sao thay vì hai. Giới nghiên cứu cho đến nay chưa thể sắp trình tự bộ gene cây gỗ hồng hay manh mối về loại đột biến khiến cây bị bạch tạng.
Cây gỗ hồng có thể tự mình nhân bản. Các lớp thực vật ở gần nhau giao tiếp thông qua bộ rễ dài. Trong suốt những tháng mùa đông lạnh giá, chúng chia sẻ chất dinh dưỡng với nhau. Để chứng minh, các nhà khoa học đổ thuốc nhuộm vào những cây ở một bên lùm cây và theo dõi thuốc nhuộm lan tỏa qua mạng lưới rễ đến các cây khác.
Sự hợp tác, cộng sinh này chỉ kéo dài cho đến mùa hè. Sau đó, mỗi cây, cành lá và chồi phải tự mình tồn tại. Những cây không thể quang hợp đến mức cần thiết sẽ bị loại khỏi hệ thống chia sẻ dưỡng chất qua rễ và chết mòn vào mùa thu.
Nhà sinh vật học Zane Moore so sánh loài gây gỗ hồng bình thường và bạch tạng.
Nhà sinh vật học Moore cho rằng, cây gỗ hồng bạch tạng hưởng lợi từ hệ thống bằng cách hút chất dinh dưỡng từ các cây khỏe mạnh ở xung quanh. "Nhiều người cho rằng cây gỗ hồng bạch tạng là loài ký sinh và thậm chí gọi chúng là "cây ma cà rồng".
"Cây gỗ hồng không thể đơn giản chấp nhận một loài cây sống ký sinh như cây bạch tạng, hút chất dinh dưỡng suốt từ năm này qua năm khác", Moore nói.
Tự đầu độc chính mình để đổi lấy chất dinh dưỡng
Nhà sinh vật học này nhận định, cây gỗ hồng sinh tồn theo cách thông minh hơn thế. Ở những nơi có hàng loạt những cây cao chót vót xung quanh lai là cây gỗ hồng bạch tạng bé nhỏ nằm lọt thỏm ở giữa.
Moore và đồng nghiệp, chuyên gia trồng cây Tom Stapleton đã ghi chép vị trí của mỗi cây gỗ hồng bạch tạng. Họ phác thảo bản đổ cho thấy những cây bạch tạng thường mọc ở nơi có điều kiện kém thuận lợi và áp lực môi trường có thể cho phép đột biến phát triển mạnh.
Quá trình phân tích mẫu vật cho thấy, lá của cây bạch tạng chứa đầy hỗn hợp cadimi, đồng và nickel. Đây đều là những kim loại nặng. Hàm lượng kim loại nặng trong cây bạch tạng gấp 2 cho đến 10 lần các gây lá kim màu xanh khỏe mạnh khác.
Nhà sinh vật học Moore giải thích, cấu tạo của cây bạch tạng khiến chúng phải hấp thụ nước nhiều hơn bình thường. Do đó, hàm lượng kim loại nặng chảy qua thân cây cũng vì thế mà tăng lên. Dần dần, chúng chấp nhận việc tự đầu độc chính mình để đối lấy chất dinh dưỡng từ các cây xanh xung quanh.
Cây gỗ hồng bạch tạng tự đầu độc chính mình để lấy chất dinh dưỡng.
"Dường như cây bạch tạng hút kim loại nặng từ đất. Chúng đơn giản là đang tự đầu độc chính mình", Moore nói.
Trong báo cáo dự kiến công bố vào năm sau, Moore dự định đưa ra giải thuyết rằng cây gỗ hồng bạch tạng có quan hệ cộng sinh với đồng loại khỏe mạnh hơn. Chúng đóng vai trò là nơi lưu trữ chất độc để đổi lấy lượng đường cần thiết, đủ để sinh tồn.
Moore dự định nghiên cứu kỹ hơn về loại cây gỗ hồng bạch tạng. Để biết chính xác những gì diễn ra, Moore sẽ trồng cây gỗ hồng lá xanh và bạch tạng trồng trong phòng thí nghiệm với nickel. Để xem chúng có cùng hợp tác phát triển với nhau hay không và liệu những cây xanh xung quanh có khỏe mạnh hơn hay không.
Ngoài ra, cần phải xác định rõ xem kim loại năng trong cây bạch tạng có sẵn hay được hấp thu từ đất. Nếu giả thuyết được chứng minh là đúng, Moore hy vọng có thể trồng cây gỗ hồng bạch tạng ở những khu vực ô nhiễm để làm sạch đất khỏi các kim loại này vốn gây độc tố cho cây lá xanh.
Đó là câu chuyện của tương lai. Còn hiện tại, việc bảo tồn loài cây bạch tạng này là tối quan trọng bởi sự tò mò của những khách du lịch hiếu kỳ. Một số người thậm chí coi đây là cơ hội để bán cây Giáng sinh có màu trắng tự nhiên.
Theo Dân Việt
Loài cây nở hoa tuyệt đẹp nhưng không ai dám lại gần chỉ vì... Trông hoa và quả của loài cây này thì có vẻ rất bắt mắt nhưng người dân chẳng ai dám tùy tiện đến gần. Nếu có dịp đến Venezuela, bạn có thể sẽ bắt gặp loài cây với những quả hình tròn và những bông hoa màu hồng trông khá hấp dẫn này. Thế nhưng bạn không nên đến gần vì nó có...