Loài cây chỉ có 1 lá trong đời, ‘hiếm có khó tìm’ nhất thế giới
Ở Việt Nam có một loài cây rất độc đáo, cực hiếm trên thế giới. Nó đặc biệt bởi chỉ có duy nhất một chiếc lá.
Cây một lá (Nervilia fordii) là một loài cây độc đáo tại Việt Nam. Loài cây này được gọi là cây một lá do duy nhất chỉ có một chiếc lá hình trái tim. Nó thuộc họ Orchidaceae (Lan) và còn có các tên gọi khác như thanh thiên quỳ, lan một lá, lan cờ, châu diệp, slam lài, bửa thoọc, bầu thoọc và nhiều tên khác.
Cây một lá là một cây địa sinh, loại cỏ sống lâu, cao từ 10 – 20cm. Thân rất ngắn, củ tròn to, có thể nặng tới 1,5 – 20g. Thẳng từ củ, chỉ mọc lên có một lá riêng lẻ sau khi hoa tàn.
Lá hình tim tròn, xếp theo các gân lá hình chân vịt, đường kính 10 – 25cm mép uốn lượn. Gân lá tỏa đều từ cuống lá, cuống lá dài 10 – 20cm, màu tím hồng.
Cụm hoa có cán dài 20 – 30cm. Hoa thưa 15 – 20 cái, mọc thành chùm hay bông màu trắng, đốm tím hồng hay màu vàng hơi xanh lục. Lá đài và cánh hoa giống nhau. Cánh môi 3 thùy, có rất nhiều gân, có lông ở quãng giữa, thùy bên và thùy tận cùng hình ba cạnh, cột dài 6mm, phồng ở đỉnh.
Là loài cây quý hiếm nên cây một lá cũng rất khó tìm thấy ở Việt Nam. Loài cây này ưa bóng, đặc biệt là môi trường ẩm và thường mọc trong các hốc đá, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm hoặc tán cây lá rộng, ở độ cao từ 600-1500m.
Tại Việt Nam, cây một lá chủ yếu được tìm thấy ở vùng biên giới như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Giang, Sơn La…
Video đang HOT
Cây ra hoa vào tháng 3, tháng 4 và tháng 5, cho quả nang vào các tháng 4, tháng 5 và tháng 6. Khi hoa nở, đầu cánh hoa phía trên chụm lại làm toàn hoa giống như chiếc đèn lồng. Quả hình thoi, trên có múi trông giống như quả khế con, dài 2 – 3cm. Thường sau khi hoa tàn rồi, lá mới phát triển, do đó hoặc ta chỉ thấy cây mang hoa, hoặc quả, không có lá, hoặc chỉ thấy cây có lá, thường một lá.
Cây một lá có giá trị dược liệu cao, với các bộ phận của cây được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau. Lá và củ của cây có vị ngọt nhạt, hơi đắng, được sử dụng làm thuốc để thanh nhiệt, nhuận phế, giảm ho, tán ứ, giải độc và giúp giảm đau. Loài cây này cũng đang được nghiên cứu cho việc điều trị các bệnh như ung thư phổi và ung thư vòm họng.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây một lá:
-Giúp giải độc: Lấy 2 – 3 lá cây một lá đem rửa sạch rồi phơi khô, cắt nhỏ, hãm với nước sôi trong khoảng vài phút sau đó gạn lấy phần nước cốt để uống, uống 3 lần mỗi ngày.
-Chữa lao phổi và ho: Mỗi ngày dùng 10 – 20 lá cây một lá cho vào nồi sắc hoặc hấp đường hoặc chế biến thành cao lỏng để uống cũng có tác dụng rất tốt.
-Chữa viêm nhiễm, mụn nhọt, lở loét: Dùng lá cây một lá tươi giã nát, đắp lên các chỗ đau nhức hoặc đắp mụn nhọt, các vết lở loét viêm nhiễm ngoài da, rất hiệu quả.
-Viêm miệng, viêm họng cấp tính: Lấy một vài lá tươi cây một lá, rửa sạch, dùng nhai kỹ.
-Hỗ trợ điều trị tạng lao: Lấy khoảng 15g cây một lá đem nấu với thịt lợn, dùng ăn như canh.
-Giúp trẻ dễ tiêu hóa thức ăn, suy dinh dưỡng: Lấy củ của cây một lá 5-10g nấu với thịt lợn nạc hoặc trứng gà làm thức ăn kèm với cơm.
-Bồi bổ cơ thể: Dùng khoảng 1kg lá và củ khô ngâm với 5 lít rượu. Thời gian ngâm ít nhất là 30 ngày là có thể sử dụng được. Mỗi lần dùng 1 ly nhỏ, mỗi ngày một lần.
Lưu ý, cây một lá có nhiều công dụng chữa bệnh, tuy nhiên không nên lạm dụng. Nếu có nhu cầu sử dụng nên tham khảo ý kiến từ thầy thuốc hoặc các bác sĩ có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể sao cho dùng loại dược liệu này đúng liều lượng và đúng cách để giúp bệnh thuyên giảm.
Viêm họng kéo dài có nguy cơ tiến triển thành ung thư không?
Nếu bạn có các triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, ù tai nên đến bệnh viện thăm khám sớm.
Chi phí tầm soát ung thư tai mũi họng không quá đắt, thủ thuật nội soi chỉ từ vài trăm nghìn.
Tôi hay bị viêm họng, thi thoảng soi gương tôi thấy ở vùng họng có các điểm sưng, trắng. Tôi lo lắng mình có nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Xin bác sĩ tư vấn (Vũ Thị Minh Diệu - Hà Nội).
Thạc sĩ, bác sĩ Hà Vũ Thành, Khoa Nội soi Thăm dò chức năng, Bệnh viện K (Hà Nội), trả lời:
Ung thư vòm mũi họng khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng nhưng các chuyên gia thấy có 3 yếu tố liên quan như:
- Người nhiễm virus EBV: Đây là virus sống ở vòm mũi họng.
- Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu cho rằng trong gia đình có người mắc bệnh, người thân cũng có nguy cơ mắc cao hơn.
- Người sống ở môi trường ô nhiễm, ăn thức ăn lên men, nhiều muối gây oxy hóa, uống rượu mạnh, hút thuốc lá.
Nếu bạn thường xuyên có dấu hiệu viêm amidan, viêm họng cần đi khám. Chi phí tầm soát ung thư tai mũi họng không quá đắt. Ảnh: AI
Vòm mũi họng là khoang mở, nằm sau hốc mũi. Đây là khu vực có các khoang thông nhau hốc mắt, mũi, xoang hàm, các vòm. Vì nằm ở cửa mũi sau nên chúng ta không thể há miệng ra nhìn được vòm mũi họng của mình. Để nhìn rõ vòm cần gương phản chiếu, máy nội soi. Nếu bạn há miệng và phát hiện có vài chấm đỏ, nốt lồi là thành sau họng, không phải là vòm mũi họng.
Hiện nay, đa phần bệnh nhân đến khám chẩn đoán ung thư vòm mũi họng ở giai đoạn muộn, không thể phẫu thuật đa phần là xạ trị, hóa trị. Thời gian và chất lượng sống giảm sút rất nhiều. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm ung thư vòm mũi họng rất quan trọng.
Bạn nên nhớ 3 triệu chứng chính của bệnh là đau đầu, ngạt mũi, ù tai, giống với các biểu hiện tai mũi họng khác. Đặc điểm của ung thư vòm mũi họng các triệu chứng này chỉ bị một bên, tăng dần dù bạn uống thuốc.
Giai đoạn muộn, bệnh nhân xuất hiện hạch cổ ở vùng bên, nhầy mũi có thêm máu do khối u gây ra, nghe kém do tràng dịch tai, xâm lấn vào dây thần kinh gây nhìn đôi, lác mắt, sụt mi. Khi tìm tới bác sĩ, bệnh nhân được nội soi để xác định khối u. Giải phẫu bệnh lý được xem là tiêu chẩn vàng để chẩn đoán chính xác ung thư vòm họng.
Nếu bạn thường xuyên có dấu hiệu viêm amidan, viêm họng cần đi khám. Chi phí tầm soát ung thư tai mũi họng không quá đắt, thủ thuật nội soi từ vài trăm nghìn, bấm sinh thiết là có thể chẩn đoán bệnh. Trường hợp nghi ngờ, bác sĩ cho chụp cộng hưởng từ để đánh giá bệnh.
Để phòng ung thư vòm mũi họng, bạn cần lắng nghe các thay đổi của cơ thể nếu có bất thường nên đi kiểm tra sớm. Bạn không nên chờ đợi đến khi có hạch cổ, sụt mí... bệnh đã ở giai đoạn muộn. Hạn chế các yếu tố nguy cơ trên để phòng ngừa bệnh.
Đau rát họng nên dùng thuốc gì? Đau rát họng là hiện tượng rất thường gặp và là triệu chứng của nhiều tình trạng khác nhau ở đường hô hấp. Vậy khi bị đau rát họng nên dùng thuốc gì? 1. Nguyên nhân gây đau rát họng Đau rát họng là tình trạng cổ họng bị đau, có thể kèm rát, ho, khó nuốt, có đờm... và nhiều triệu chứng...