Loài cây biết đi bộ bằng “cà kheo”
Một loài cọ độc đáo được biết đến với cái tên “walking palm” ở châu Mỹ đã từng khiến các nhà khoa học phải bối rối vì có những chiếc “cà kheo” giúp chúng có thể “đi bộ”
Socratea exorrhiza là loại cọ sống trong các khu rừng nhiệt đới ở trung và nam châu Mỹ được đặt biệt danh là “cọ biết đi”. Lí do là vì loài cọ này sở hữu một bộ rễ như cà kheo từng khiến các nhà khoa học không giải thích nổi. Bộ rễ của cây phát triển mạnh mẽ một cách kì lạ, nhiều rễ đâm ra ngoài từ gốc cây, một số trồi lên khỏi mặt đất và bén ra xung quanh.
Cận cảnh bộ rễ của “cọ biết đi”.
Nhiều người thậm chí còn tin rằng đây chính là những chiếc chân khiến cây có thể “đi bộ”. Xung quanh loài cây này tồn tại rất nhiều những câu chuyện hấp dẫn về khả năng đặc biệt của chúng. Người ta kể rằng cây có thể di chuyển từ bóng râm ra ánh sáng mặt trời, bằng cách cắm rễ mới theo hướng mà chúng muốn đi, và các rễ già sẽ từ từ nhấc lên trên và chết. Quá trình này có thể kéo dài vài năm, nhưng cũng có nhà cổ sinh học cho biết cây có thể “đi” được 2 hoặc 3 cm mỗi ngày.
Có rất nhiều câu chuyện hấp dẫn những ngưới hướng dẫn tham quan thường kể cho du khách.
Nhà sinh vật học Gerardo Avalos, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững ở Atenas, Costa Rica, đã dành nhiều năm nghiên cứu trước khi công bố một nghiên cứu chi tiết loài cây này và bộ rễ đặc biệt của chúng vào năm 2005. Ông quan sát thấy cây không hề có khả năng đi bộ vì rễ của chúng không di chuyển. Một vài rễ xung quanh có thể chết đi, nhưng gốc và thân cây của chúng vẫn ở nguyên một chỗ. Ông cho rằng khả năng cây biết đi bộ chỉ là một câu chuyện truyền thuyết mà các hướng dẫn viên nói với khách du lịch khi khám phá các khu rừng nhiệt đới mà thôi. Hai nghiên cứu trên tạp chí “Skeptical Inquirer” năm 2009 cũng có đồng quan điểm với Avalos.
Các nhà khoa học cho rằng chuyện cây biết đi chỉ là truyền thuyết.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn không thực sự chắc chắn về vai trò của bộ rễ độc đáo của loài cọ này. Một số người cho rằng nhiều rễ cây giúp cây có thể đứng vững trong khu vực đầm lầy. Cũng có ý kiến rễ mọc xung quanh gốc sẽ giúp cây mọc cao hơn để lấy ánh sáng mà thân cây không cần phải to ra. Cho đến nay vẫn chưa có giả thiết nào được xác nhận.
Theo Thùy Dương / Trí Thức Trẻ
Kì lạ loài cây sống ở khu đất tách rời nhau vẫn xanh tươi mơn mởn
Loài cây đặc biệt được gọi là "cây đời" bất tử vì khả năng sống sót thần kì khi rễ của nó nằm trên 2 mảnh đất cách xa nhau.
Nằm trên một vách đá đã bị xói mòn, một phần bị sụt lở trên bãi biển Kalaloch ở công viên quốc gia Olympic, Washington (Mỹ), "cây đời" vẫn kiên cường bám trụ với mảnh đất khô cằn với chỉ vài chiếc rễ còn lại của nó. Một vài người gọi đây là "phép màu" hay sự "bất tử".
Chỉ có một ít rễ được tiếp xúc với đất.
Các rễ cây ở giữa nhô và lan ra khiến người ta liên tưởng đến cảnh cái cây đang cố bám trụ lại để duy trì cuộc sống của mình. Điều đáng ngạc nhiên là nó đã sống như thế trong vòng nhiều năm trời, tỏa lá xanh tươi dù rễ của nó không được tiếp xúc nhiều với đất. Cái cây đặc biệt này còn không hề bị xô ngã ngay cả khi thường xuyên phải đối mặt với những cơn bão kinh khủng nhất. Trong khi rất nhiều cây khỏe mạnh đã phải đầu hàng trước thời tiết khó lường, "cây đời" vẫn tìm cách để tồn tại, năm này qua năm khác.
Cây này được cho là thuộc loài vân sam Sitka, nhưng nó không có tên chính thức. Vì vậy, mọi người tự đặt tên cho nó như "cây đời" và "cây chạy trốn". Khoảng trống ngay bên dưới cây được đặt tên "hang động gốc cây" vì trần của hang hoàn toàn là rễ cây.
"Hang động gốc cây" đẹp kì diệu trong ánh nắng mặt trời.
Dù có hoàn cảnh sống rất đặc biệt nhưng cây vẫn xanh tươi mơn mởn.
Theo một số ghi chép, hang động này được hình thành bởi một con suối nhỏ chảy vào đại dương và dần dần rửa sạch hết lớp đất dưới gốc cây qua nhiều thập kỷ. Không ai biết chính xác cái cây này đã sống như thế trong bao lâu, cũng không biết được bí mật đằng sau sự bất diệt của nó. Đây thực sự là một bí ẩn đang chứng kiến tận mắt.
Theo Thùy Dương / Trí Thức Trẻ
Loài cây cao nhất thế giới cao đến mức độ nào? Loài cây tùng gỗ đỏ với chiều cao 115,6m này được ghi nhận là loài cây cao nhất thế giới. Nếu như được hỏi ngọn núi nào cao nhất thế giới hiện nay - hẳn bạn sẽ trả lời ngay rằng đó là đỉnh Everest thuộc dãy Himalaya, với chiều cao 8.840m. Người cao nhất thế giới trong sách kỷ lục Guinness hiện...