Loài cá “tuyệt chủng ngoài tự nhiên” 23 năm trước bất ngờ hồi sinh
Theo các chuyên gia, lần đầu tiên sau 23 năm được tuyên bố “tuyệt chủng trong tự nhiên”, cá tầm sông Dương Tử ( Trung Quốc) đã đẻ trứng và nở trong vùng nước hoang dã.
Cá tầm sông Dương Tử được các chuyên gia xác định không còn sinh sản trong tự nhiên kể từ năm 2000. Theo đó, loài cá này được xếp vào danh sách động vật được nhà nước bảo vệ cấp một của Trung Quốc.
Vào tháng 7/2022, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã chuyển cá tầm sông Dương Tử từ “nguy cấp nghiêm trọng” sang “tuyệt chủng trong tự nhiên”. Điều này có nghĩa là cá tầm sông Dương Tử hiện nay chủ yếu được nhân giống nhân tạo.
Trong nỗ lực nhằm xây dựng lại quần thể cá tầm sông Dương Tử tự nhiên, các chuyên gia Trung Quốc đã thực hiện thí nghiệm nhân giống loài cá này ngoài tự nhiên.
Video đang HOT
Các chuyên gia chọn đoạn Tiên Giang của sông Dương Tử ở tỉnh Tứ Xuyên làm nơi bố trí một ổ đẻ trứng nhân tạo rộng 45 m3. Sau đó, họ thả 20 con cá tầm sông Dương Tử trưởng thành vào đó và hướng dẫn chúng đẻ trứng trong vùng nước tự nhiên.
Nhờ vậy, các chuyên gia lần đầu tiên quay được quá trình rụng trứng và thụ tinh của cá tầm sông Dương Tử trong tự nhiên. Lứa cá con đầu tiên đã nở thành công sau đó 7 ngày.
Sự thành công của thí nghiệm trên được các chuyên gia hy vọng sẽ giúp ích cho quá trình sinh sản và phục hồi quần thể cá tầm tự nhiên trên sông Dương Tử.
Được mệnh danh là “gấu trúc dưới nước”, cá tầm sông Dương Tử đã xuất hiện trên Trái đất từ hơn 140 triệu năm nước.
Khi trưởng thành, cá tầm sông Dương Tử có thể dài đến 8m, rất nhạy cảm với tiếng động trong nước. Thịt loài cá quý hiếm này được coi là một món đặc sản tại Trung Quốc. Trứng của chúng cũng được người dân ưa thích.
Theo các nhà nghiên cứu, số lượng cá tầm sông Dương Tử đã giảm mạnh vào cuối thế kỷ 20 do các hoạt động đánh bắt, khai thác của con người, giao thông đường thủy và ô nhiễm nguồn nước.
Chính phủ Trung Quốc đã có chương trình gây giống cho cá tầm sông Trường Giang nhưng không thể duy trì quần thể này trong tự nhiên. Theo đó, Trung Quốc cấm đánh bắt cá trên một số đoạn sông Trường Giang kể từ năm 2021.
Trung Quốc hoàn thiện nhà máy thủy điện lớn thứ hai trên thế giới
Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc (CTG) cho biết nhà máy thủy điện Bạch Hạc Than, nhà máy lớn thứ hai trên thế giới xét về tổng công suất lắp đặt, đã hoạt động hết công suất trong ngày 20/12 ở thượng nguồn sông Dương Tử tại miền Tây - Nam Trung Quốc.
Đập thủy điện Bạch Hạc Than. Ảnh: Global Times
Nhà máy Bạch Hạc Than hoạt động 100% công suất sau khi tổ máy cuối cùng trong 16 tổ máy phát điện thủy điện của nhà máy này hoàn tất quá trình vận hành thử nghiệm trong vòng 72 giờ vào sáng cùng ngày.
Với tổng công suất lắp đặt là 16 triệu kilowatt (kW), Bạch Hạc Than chỉ đứng sau dự án đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc.
Việc nhà máy Bạch Hạc Than vận hành hết công suất cũng đồng nghĩa với việc hành lang năng lượng sạch lớn nhất thế giới, chính thức được hoàn thiện. Hành lang này có chiều dài 1.800 km, gồm 6 nhà máy thủy điện lớn trên sông Dương Tử hoạt động để truyền tải điện năng từ khu vực miền Tây giàu tài nguyên tới các khu vực tiêu thụ năng lượng ở miền Đông Trung Quốc.
Cả 6 nhà máy, đều do CTG điều hành, đóng góp khoảng 20% tổng công suất lắp đặt thủy điện của Trung Quốc. Hành lang năng lượng sạch này còn đóng vai trò chính trong việc kiểm soát, điều tiết lũ, sử dụng tài nguyên nước và đảm bảo an ninh sinh thái ở lưu vực sông Dương Tử.
Chủ tịch CTG, ông Lei Mingshan, cho biết nhà máy Bạch Hạc Than được thiết kế với 16 tổ máy phát điện do Trung Quốc phát triển, mỗi tổ máy có công suất 1 triệu kW và là công suất tổ máy đơn lẻ lớn nhất thế giới. Việc vận hành đầy đủ Bạch Hạc Than có ý nghĩa to lớn đối với sự thay đổi cơ cấu năng lượng của Trung Quốc, cũng như với việc xây dựng Vành đai kinh tế sông Dương Tử và sự phát triển phối hợp của kinh tế vùng tại nước này.
Theo Tân Hoa xã, 6 nhà máy thủy điện trên sông Dương Tử dự kiến sẽ tạo ra 300 tỷ kWh điện mỗi năm, giảm tiêu thụ 90 triệu tấn than và giảm 248 triệu tấn khí thải carbon. Trong số đó, 4 nhà máy gồm Ô Đông Đức, Bạch Hạc Than, Khê Lạc Độ, Hướng Gia Bá nằm trên sông Kim Sa, phần thượng lưu của sông Dương Tử. Hai nhà máy thủy điện còn lại gồm Đập Tam Hiệp và Cát Châu Bá nằm ở vùng trung lưu sông Dương Tử.
Đầu bếp hơn 30 năm chia sẻ cách làm chả cá Lã Vọng bằng nồi chiên không dầu ngon như ngoài hàng ngay từ lần đầu Để có món chả cá Lã Vọng ngon như ngoài cửa hàng, công thức hóa ra lại cực đơn giản, dễ làm tại nhà. Đầu bếp hơn 30 năm kinh nghiệm đã chia sẻ bí quyết làm thành công món ăn này từ lần đầu tiên. Chả cá Lã Vọng - Đặc sản ẩm thực Hà thành Chị Mai Phương (Định Công, Hà...