Loài cá quý giá nhất thế giới, tồn tại ở sa mạc gần 6 vạn năm, toàn thế giới chỉ còn 38 con
Hiện nay, cá nhộng quỷ – một loài cá tồn tại giữa lòng sa mạc khô cằn, nơi nhiệt độ có thể lên tới hơn 50 độ C, ở thung lũng Chết, Mỹ.
Loài cá nhỏ bé này, chỉ dài khoảng 2,7cm, đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng, với vỏn vẹn hơn 30 cá thể còn lại trên toàn thế giới.
Sự tồn tại của cá nhộng quỷ là một kỳ tích sinh học. Loài cá này đã sống sót suốt gần 6 vạn năm, trải qua những biến đổi địa chất và khí hậu khắc nghiệt. Chúng chứng kiến sự lên xuống của kỷ băng hà, thích nghi và tồn tại trong môi trường tưởng chừng như không thể sống nổi. Tên gọi “cá sa mạc” mà người dân địa phương đặt cho chúng phần nào phản ánh sự đặc biệt này. Chúng sinh sống trong một nguồn nước nhỏ hẹp, tách biệt tại Devil’s Hole, một hang động ngầm thuộc Thung lũng Chết. Môi trường sống khắc nghiệt, với nhiệt độ nước dao động và độ mặn cao, đã tạo nên sự thích nghi đặc biệt cho loài cá này.
Bất ngờ loài cá quý giá nhất thế giới tồn tại trên sa mạc gần 6 vạn năm.
Tuy nhiên, chính sự thích nghi phi thường này cũng lại là nguyên nhân khiến cá nhộng quỷ dễ bị tổn thương. Số lượng loài cá này đã giảm mạnh từ hàng trăm xuống còn chưa đến bốn chục con. Môi trường sống hạn chế, cùng với sự tác động tiêu cực của con người, như khai thác tài nguyên và ô nhiễm môi trường, đã đẩy loài cá nhỏ bé này đến bên bờ vực tuyệt chủng. Sự suy giảm hệ sinh thái tự nhiên xung quanh Devil’s Hole, sự biến đổi khí hậu và ô nhiễm nguồn nước đang ảnh hưởng sự tồn tại mong manh của chúng.
Video đang HOT
Cá nhộng quỷ, với lịch sử tiến hóa hàng chục nghìn năm, đã chứng minh khả năng thích nghi đáng kinh ngạc. Chúng là minh chứng sống động cho sức mạnh tiềm ẩn của tự nhiên và sự bền bỉ của sự sống. Tuy nhiên, sức mạnh đó đang bị thử thách bởi tác động của con người. Sự tàn phá môi trường không chỉ ảnh hưởng cá nhộng quỷ mà còn hàng loạt loài sinh vật khác trên hành tinh.
Hiện nay, cá nhộng quỷ được xếp vào danh sách các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất tại Mỹ. Các nhà khoa học đang nỗ lực bảo vệ loài cá này, không chỉ vì giá trị khoa học mà còn vì ý nghĩa về sự đa dạng sinh học và sự cân bằng của hệ sinh thái. Việc bảo tồn cá nhộng quỷ đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội, từ việc bảo vệ môi trường sống của chúng cho đến việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo tồn đa dạng sinh học.
Bí ẩn về loài cá kỳ lạ "thọ" hơn 100 tuổi giữa sa mạc khô cằn
Trong cái nóng khắc nghiệt của sa mạc Arizona, Mỹ, loài cá trâu lại có thể sống tới trên 100 năm.
Theo Interesting Engineering, vào năm 2024, các nhà khoa học phát hiện ra sự thật thú vị về một loài cá có thể sống hơn 100 năm trong một hồ nước giữa sa mạc Mỹ, mặc dù điều kiện sống ở đây rất gian khổ.
Loài cá này được tìm thấy ở các ốc đảo, suối và các vùng nước khác trong sa mạc. Chúng sống sót trong những điều kiện cô lập và vẫn phát triển nhờ vào khả năng thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của sa mạc.
Những năm qua, các nhà ngiên cứu Đại học Minnesota miệt mài ngiên cứu các loài cá thuộc chi cá trâu (Ictiobus) bao gồm cá trâu môi lớn, trâu môi nhỏ, trâu đen.
Một con cá trâu tuổi đời hơn 100 năm sống ở hồ Apache thuộc Arizona, Mỹ
Các khảo sát và thí nghiệm chỉ ra những loài cá này không chỉ sống sót trong điều kiện môi trường khắc nghiệt mà còn có tuổi thọ đáng kinh ngạc. Thậm chí, nhiều con đã vượt qua mọi giới hạn về sự lão hóa của động vật có xương sống.
Mọi chuyện bắt đầu khi một số ngư dân bắt gặp những đốm cam và đen kỳ lạ trên cơ thể nhiều con cá trâu tại hồ chứa Apache, vùng sa mạc Arizona, nơi các điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt.
Các ngư dân đã không giấu được sự tò mò và liên hệ với nhà ngư học Alec Lackmann từ Đại học Minnesota để tiến hành phân tích khoa học.
Nhóm đã phân tích otoliths - những "sỏi tai" nằm bên trong hộp sọ của cá. Tương tự như vòng cây, otolith phát triển từng lớp mỗi năm, cho phép các nhà khoa học xác định chính xác tuổi của cá qua kính hiển vi.
Kết quả phân tích cho thấy một số con cá trâu đầu tiên được thả vào khu vực thượng hồ Apache đã sống từ năm 1918 đến nay.
Nhóm đối chiếu lại các tư liệu được lưu trữ và nhận thấy những con cá này ban đầu được nuôi ở các trại giống và ao nuôi dọc sông Mississippi ở miền Trung Tây, sau đó được chính phủ thả vào hồ này năm 1918.
Mở rộng ra, nhóm nhận thấy hơn 90% số cá trâu ở hồ Apache đã sống hơn 85 năm.
Ngoài hồ Apache, năm 2019 nhóm phát hiện tiếp tục một con cá trâu miệng lớn sống đến 112 tuổi ở Pelican Rapids, Minnesota.
Đến tháng 1/2023, nhóm tiếp tục phát hiện một con cá trâu miệng lớn ở Saskatchewan (Canada) sống đến 127 tuổi. Nhóm cho rằng đây là một trong những loài cá nước ngọt sống lâu nhất còn tồn tại đến ngày nay.
Cá trâu có nguồn gốc từ miền trung Bắc Mỹ. Chúng có thể dài hơn 1,2m và nặng 29kg.
Trước đó, nhiều nhà khoa học tin rằng cá trâu chỉ có thể sống khoảng 30 tuổi.
Loài cá càng già, đề kháng càng mạnh
Hiện tại, Lackmann và các đồng nghiệp đang tiếp tục theo dõi các loài cá trâu miệng lớn và tập trung vào DNA, sinh lý học, khả năng chống nhiễm vi khuẩn và so sánh các hệ thống sinh học theo thời gian.
Một trong những phát hiện ban đầu cho thấy loài cá này khi bước vào tuổi già lại thể hiện hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả và phản ứng tốt hơn trước các áp lực.
Cá trâu già ít bị căng thẳng hơn và có sức đề kháng tốt hơn nhờ khả năng chống lại vi khuẩn. Tỉ lệ bạch cầu hạt trung tính và tế bào lympho trong máu của chúng thấp, một dấu hiệu cho thấy mức độ căng thẳng thấp.
Ngoài ra, môi trường sống khắc nghiệt khiến chúng khó sinh sản, từ đó đòi hỏi chúng phải sống thọ nhằm bù đắp cho khoảng thời gian dài không sinh sản. Chẳng hạn tại Saskatchewan, đã có những con cá trâu sống tới 50 năm mà không đẻ trứng.
Bên cạnh đó, những hồ nơi cá trâu sống ít bị khai thác thương mại cũng góp phần duy trì đời sống ổn định của chúng.
Loài chim lười bay, là sát thủ diệt rắn độc Đó là chim chẹo đất, sinh sống ở vùng sa mạc khô cằn, miền núi hoặc nơi có nhiều cây tại Mỹ và Mexico. Đặc biệt, chúng còn có thể sống cả đời mà không cần một giọt nước nào. Chẹo đất có kích thước trung bình, cao 25-30 cm, sải cánh 43-61 cm và chỉ nặng 221-538g Là loài chim nhưng chẹo...