Loài cá kỳ dị bậc nhất thế giới, nuốt con mồi nặng gấp 10 lần bản thân
Loài cá đặc biệt này có thể phá vỡ những giới hạn về vật lý để “xử gọn” con mồi có kích thước lớn hơn chúng rất nhiều.
Cá biển đen có danh pháp khoa học là Chiasmodon niger, tên thông dụng hơn là “ Black Swallower” (có thể tạm dịch: kẻ nuốt chửng hố đen).
Chúng là một loài cá biển sâu thuộc họ Chiasmodontidae, phân bố ở nhiều vùng biển thế giới, bao gồm các vùng biển nhiệt đới và ôn đới thuộc Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
Cá Black Swallower có kích thước cơ thể từ 10 – 20 cm và có thể phát triển lên đến 25 cm ở những điều kiện thuận lợi. Loài cá này có vẻ ngoài khá đáng sợ với một cái đầu dài và hẹp, thân hình mảnh, phẳng với cái miệng khổng lồ và đầy răng nanh.
Black Swallower sống đơn độc và thích nghi rất tốt với cuộc sống dưới vùng nước sâu thẳm. Cơ thể tối màu và không có vảy giúp chúng tránh bị kẻ săn mồi và con mồi phát hiện.
Dù chỉ dài khoảng 10cm, nhưng cá Black Swallower có thể giết chết đối thủ to gấp 2 lần bản thân chúng.
Nếu tính theo cân nặng, thì con mồi có nặng gấp 10 cũng được nó xơi ngon lành.
Video đang HOT
Cá Black Swallower sống ở những vùng nước sâu từ 700 – 3000m dưới biển. Không có nhiều sinh vật biển có thể tồn tại được ở độ sâu này. Nguồn thức ăn khan hiếm nên những trận chiến sinh tồn khốc liệt đã xảy ra hàng ngày ở nơi những con cá Black Swallower sinh sống. Vậy nên chúng chỉ còn quy luật “ăn hoặc bị ăn”.
Cá Black Swallower nuốt chửng những con mồi khổng lồ và tích trữ trong phần dạ dày có thể mở rộng của chúng để có thể tồn tại.
Khi xác định được mục tiêu, Black Swallower sẽ dùng đuôi tóm lấy con mồi, sau đó cắn chặt nó bằng bộ răng lởm chởm sắc nhọn. Bộ hàm sẽ nhích dần lên, cho đến khi mồi hoàn toàn nằm trong bụng nó.
Thông qua phương thức ăn uống kỳ dị này, những con Black Swallower có thể nuốt chửng con mồi có chiều dài gấp đôi và trọng lượng gấp 10 lần cơ thể chúng vào bụng, thậm chí phần bụng của chúng còn có thể kéo căng ra thành một lớp màng trong suốt.
Trên thực tế, vì môi trường sống quá đặc biệt nên loài cá này được rất ít người biết tới, thậm chí chúng còn chưa bao giờ xuất hiện trong máy quay của con người khi theo dõi đáy biển sâu. Kể cả cho đến ngày nay, khi có nhiều hoạt động thám hiểm biển sâu và tàu lặn hoạt động từ xa, người ta cũng hiếm khi bắt gặp một con cá Black Swallower trong môi trường sống tự nhiên.
Thi thoảng, một số con nuốt phải con mồi lớn đến mức không thể tiêu hóa được. Thay vào đó, con mồi sẽ phân hủy ngay trong dạ dày của chúng. Quá trình phân hủy tạo ra khí gas, thổi căng cơ thể của Black Swallower, đẩy chúng nổi lên mặt biển. Đó chính là cách các nhà khoa học biết đến loài cá này.
Vào năm 2007, một ngư dân đã tìm thấy một con Black Swallower dài 19 cm ở gần Grand Cayman trong tình trạng nuốt chửng một con cá thu dài 86 cm – chiều dài gấp hơn 4 lần chiều dài cơ thể của nó. Điều này khiến cơ thể của con Black Swallower bị đứt lìa, và đầu của con cá thu xấu số đã bung ra khỏi cơ thể của nó. Trái tim của con Black Swallower này chắc hẳn cũng đã bị vỡ do thay đổi áp suất môi trường. Con cá sau đó được chuyển đến viện Hải dương học Cảng tại Florida, và kể từ đó loài cá này mới có tên trong bản đồ sinh vật thế giới.
Loài cá khổng lồ tuyệt tích cách đây 200 năm bất ngờ "tái xuất"
Lần đầu tiên sau 200 năm, người ta nhìn thấy một con cá voi xám trên Đại Tây Dương. Điều này khiến giới khoa học vừa bất ngờ vừa lo lắng.
Bộ phận khảo sát đại dương từ trên không của thủy cung New England vừa bắt gặp loài cá voi xám được cho là tuyệt chủng cách đây hơn 200 năm.
Con cá voi xám xuất hiện vào ngày 5/3 ngoài khơi bờ biển Nantucket, một hòn đảo ở tiểu bang Massachusetts, thuộc khu vực New England (Mỹ). Các nhà nghiên cứu ước tính nó nặng 27.200 kg.
Cá voi xám được tìm thấy chủ yếu ở phía bắc Thái Bình Dương, chúng đã biến mất khỏi Đại Tây Dương vào thế kỷ 18.
Bà Orla O'Brien, một trong những nhà nghiên cứu phát hiện ra con cá voi, chia sẻ bà cảm thấy "kinh ngạc" trước hành trình của sinh vật này.
"Bằng một cách nào đó, con cá voi này đã vượt qua biển Alaska và Bắc Cực để đến Đại Tây Dương", bà O'Brien giải thích.
Con cá voi xám được phát hiện ngoài khơi bờ biển Nantucket (Mỹ). Ảnh: NEW ENGLAND AQUARIUM
Ban đầu các nhà khoa học không chắc liệu con cá voi mà họ nhìn thấy có phải là cá voi xám hay không. Cá voi xám không có vây lưng nhưng có bướu trên lưng kèm một đường gờ rõ rệt. Chúng sở hữu làn da màu xám với nhiều đốm trắng.
Con cá voi xám nói trên liên tục lặn xuống và ngoi lên gần mặt nước, các nhà khoa học cho rằng nó đang tìm kiếm thức ăn. Họ điều khiển trực thăng bay vòng quanh khu vực trong 45 phút để quay phim và chụp hình sinh vật hiếm thấy này.
Sự xuất hiện của loài động vật được cho là đã biến mất cách đây hơn 200 năm khiến nhóm nghiên cứu bất ngờ.
Trước đó, có 5 trường hợp báo cáo nhìn thấy sinh vật nghi là cá voi xám ở vùng biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải trong 15 năm qua.
Vào tháng 12/2023, các nhà khoa học nhìn thấy một con nghi là cá voi xám ngoài khơi bờ biển Florida (Mỹ). Rất có thể nó cũng chính là con cá voi mới được phát hiện hôm 5/3.
Bên cạnh sự thích thú, việc con cá voi xuất hiện cũng khiến giới khoa học lo lắng vì sự xuất hiện của nó khả năng lớn chính là do sự ấm lên toàn cầu.
Họ cho biết hành lang Tây Bắc nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương qua Bắc Băng Dương ở Canada đã mất rất nhiều băng vào mùa hè trong những năm gần đây. Điều đó có nghĩa là cá voi xám có thể bơi qua hành lang này vào mùa hè, trong khi bình thường chúng không thể đi qua đó. Vì thế con cá voi xám này có mặt ở New England chính là biểu hiện của sự thay đổi ở các sinh vật biển trước tình trạng biến đổi khí hậu.
Cá voi xám được phân biệt với các loài cá voi khác ở đặc điểm không có vây lưng và da có màu lốm đốm khiến chúng hoàn toàn khác với cá voi lưng gù và cá voi mũi nhọn thường gặp ở New England. Tiếng kêu của chúng cũng rất khác biệt. Trong khi cá voi lưng gù được biết đến với những "bài hát" đầy ám ảnh thì cá voi xám lại phát ra những tiếng ùng ục như càu nhàu, kêu ca.
Cá voi xám đã bị săn bắt gần như tuyệt chủng trong kỷ nguyên buôn bán cá voi thịnh hành. Ngày nay, chúng đã sinh sôi trở lại đủ để Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) coi là loài "ít nguy cơ" nhất, mặc dù tổ chức này vẫn xếp quần thể cá voi ở vùng biển châu Á thuộc loại bị đe dọa.
Loài cá voi được cho là đã tuyệt chủng 200 năm hồi sinh diệu kì: Dài 15m, nặng hơn 40 tấn Các nhà khoa học phát hiện một con cá voi xám - được cho là đã tuyệt chủng ở Đại Tây Dương - khi đang tiến hành một cuộc khảo sát trên không. Khoảng 1 tuần trước, các nhà khoa học đã trải qua một "sự kiện cực kỳ hiếm gặp" khi họ nhìn thấy một con cá voi xám bơi qua vùng...