Loài cá có khả năng dùng miệng bắn nước hạ gục con mồi trên không
Đó chính là cá mang rổ, còn được biết đến với cái tên là cá măng rổ hay cá cung thủ, cá cao xạ pháo, có khả năng sống ở môi trường nước mặn lẫn nước ngọt.
Ngoài ra, chúng còn có khả năng bay khỏi mặt nước đớp mồi và nhận diện khuôn mặt người với độ chính xác cực cao.
Cá mang rổ có đặc điểm đầu nhọn, miệng rộng, thân dẹt và thon dài, sống ở nhiều nơi trên thế giới và cả Việt Nam
Với cấu tạo đặc biêt, miệng cá có thể tạo áp suất rất lớn để phun tia nước mạnh như súng nước vào con mồi
Cá mang rổ có khả năng hạ gục con mồi chính xác ở khoảng cách đến 2 mét
Và chỉ mất khoảng 1/10 giây để tính toán việc bắn rơi con mồi
Cá mang rổ còn có thể bay cao lên mặt nước để đớp con mồi
Hình ảnh mô phỏng khả năng tính sai số của cá mang rổ để bắn trúng mục tiêu
Theo nghiên cứu, loài cá này còn có thể nhận diện khuôn mặt người quen thuộc từ hàng chục gương mặt khác nhau với độ chính xác cực kỳ cao
Cá có khát nước không khi sống trong môi trường nước?
Ai cũng biết cá sống dưới nước, nhưng liệu có bao giờ cá khát nước và muốn uống nước không?
Thật ra loài cá không thực sự cần cảm giác khát nước thì mới uống nước. Việc uống nước chỉ là một phản xạ xảy ra mà không cần một quyết định nào từ cơ thể của chúng. Vì vậy, có thể nói loài cả chẳng bao giờ cảm thấy khát nước cả.
Việc cá có khát nước hay không còn phụ thuộc vào chủng loại của chúng. Bởi vì, cá nước mặn và cá nước ngọt có giải phẫu sinh học khác nhau dẫn đến việc chúng có những hành vi khác nhau trong việc uống nước.
Cá nước mặn và cá nước ngọt có cách uống nước khác nhau.
Cá nước ngọt có uống nước không?
Nồng độ muối trong máu của cá nước ngọt cao hơn nhiều so với môi trường nước bao quanh nó. Vì vậy, nếu cá nước ngọt uống nước, chúng sẽ phải đối diện với nguy cơ cao bị loãng máu. Đó là lý do vì sao cá nước ngọt không uống nước.
Thay vào đó, chúng sử dụng cơ chế thẩm thấu. Cá nước ngọt hấp thụ nước thông qua mang và da của chúng. Ngoài ra, chúng cũng thải ra nước tiểu loãng hơn nhiều để loại bỏ lượng nước thừa trong cơ thể.
Cá nước mặn uống nước thế nào?
Nếu so sánh với môi trường nước xung quanh thì cá nước mặn có máu loãng hơn nhiều. Vì vậy để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước, cá nước mặn sẽ phải chủ động uống nước. Với ưu thế có chiếc mang đặc biệt mà cá nước mặn có thể uống nước biển, xử lý và thải ra ngoài toàn bộ lượng muối dư thừa.
Cá nước mặn luôn chủ động uống nước trong bất kỳ trường hợp nào.
Những loại cá sống ở nước mặn và nước ngọt thì sao?
Những loài cá với khả năng sinh sống ở cả 2 môi trường nước mặn và nước có số lượng không nhiều. Ví dụ điển hình là cá hồi, loài cá này có khả năng di cư từ vùng nước mặn sang nước ngọt.
Cá hồi con được sinh ra ở vùng nước ngọt, chúng sẽ phải trải qua ba sự biến đổi lớn trước khi rời nơi sinh để trở về nhà ở vùng nước mặn. Đầu tiên, chúng sẽ uống rất nhiều nước. Tiếp đó, thận của chúng sẽ giảm lượng nước tiểu. Và phần quan trọng nhất là các cơ chế trong mang của chúng bắt đầu hoạt động ngược lại, nó sẽ loại bỏ thay vì hấp thụ muối trong nước.
Khi cá hồi trưởng thành, chúng cần quay lại vùng nước ngọt để sinh sản, chúng sẽ dành một vài ngày tại một môi trường trung gian, hay còn gọi là các bãi triều (vùng nước ven bờ hoặc những khu vực có đáy biển lộ ra khi thủy triều xuống). Tại đây, cơ thể chúng sẽ đảo ngược toàn bộ quá trình biến đổi khi còn nhỏ để có thể tồn tại trong môi trường nước ngọt. Vì vậy, câu trả lời là những loài cá có khả năng sống ở cả hai môi trường nước có uống nước.
Cho dù sống ở môi trường nào thì cá cũng đều cần được uống nước.
Liệu những sinh vật khác sống dưới nước có uống nước?
Cá chủ động uống là nhưng không phải vì chúng khát. Có 2 lý do cho sự uống nước có vẻ là bất đắc dĩ này. Đầu tiên, cá cơ bản sống trong nước nên cơ thể chúng không có nhu cầu bức thiết phải uống nước.
Đối với cá, cảm giác khát là một phản xạ xảy ra không cần có sự thôi thúc theo điều khiển của não. Nó chỉ xảy ra theo bản năng. Chúng không nhất thiết phải cảm thấy khát để uống nước. Chúng ta đều biết rằng những loài sinh vật trên, cũng như tất cả các loại khác đều cần nước. Vấn đề cần làm rõ ở đây là liệu chúng có uống nước từ môi trường xung quanh hay không.
Báo hoa mai nằm 3 giờ chờ con mồi, nhưng chỉ mất 5 giây để hạ gục linh dương đầu bò Một con báo hoa mai đói đã tốn 3 giờ đồng hồ để chờ chú linh dương đầu bò đi vào nơi phục kích, nhưng nó chỉ cần mất 5 giây để hạ sát con mồi. Khi đang cùng bạn bè tham quan khu vực quanh Trại Oltepesi Tented Safari thuộc Vườn quốc gia Maasai Mara, Kenya, anh Ivan Glaser đã vô tình...