Loại bỏ viên sỏi to bằng quả dừa ra khỏi bàng quang thiếu niên 17 tuổi
Bác sĩ ở Mumbai, Ấn Độ đã lấy một viên sỏi nặng 1 kg to bằng quả dừa ra khỏi bàng quang của một cậu bé 17 tuổi ở thành phố Kolkata. Ca phẫu thuật được thực hiện miễn phí vì cậu bé là trẻ mồ côi.
Bác sĩ ở Mumbai đã lấy một viên sỏi có kích thước bằng quả dừa ra khỏi bàng quang của một cậu bé 17 tuổi. Viên sỏi này có chiều dài 34 cm và nặng 1 kg.
Cậu bé được phẫu thuật là Reuben Sheikha, sống ở thành phố Kolkata, Ấn Độ. Reuben sinh ra với bàng quang lộ ra ngoài và dương vật dị dạng.
Reuben bị chứng “Exstrophy-Epispadias Complex” (EEC), một tình trạng khiến bàng quang bị lộ ra ngoài không thể lưu trữ nước tiểu hoặc không thể hoạt động bình thường, dẫn đến rò rỉ nước tiểu. EEC là một tình trạng hiếm gặp chỉ xảy ra với tỷ lệ 1/100.000 ca sinh nở.
Cậu bé ở thành phố Kolkata, Ấn Độ đã được phẫu thuật lấy sỏi miễn phí.
Bằng việc phẫu thuật miễn phí, bác sĩ Rajiv Redkar đã cho thiếu niên này một cuộc sống mới lần thứ hai. Vào khoảng 15 năm trước, bác sĩ Rajiv cũng từng điều trị cho cậu bé.
Khi đó bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nâng bàng quang để tăng kích thước bàng quang cho Reuben và thủ thuật Mitrofanoff để tạo một ống trên bụng của Reuben để thiếu niên có thể đi tiểu bằng ống thông.
“Ống này được làm từ ruột thừa và nó kết nối bàng quang với một lỗ nhỏ được tạo ra ở rốn. Tuy nhiên, sau khi điều trị, Reuben quay trở lại Kolkata và không được theo dõi”, bác sĩ Redkar, chuyên gia phẫu thuật nhi khoa tại bệnh viện SL Raheja, Mahim-Fortis Associate nói với phóng viên.
Sau khi Reuben cảm thấy khó chịu, đau đớn và không thể kiểm soát được việc đi tiểu, thiếu niên đã liên lạc với bác sĩ Redkar vào tháng trước. Reuben cũng đã đến Mumbai với một người giám hộ địa phương.
Bác sĩ Redkar cùng với bác sĩ Suresh Bhagat, chuyên gia tiết niệu và bác sĩ Asmita Mahajan, chuyên gia về trẻ sơ sinh tại bệnh viện SL Raheja, Mahim -Fortis Associate đã thực hiện một cuộc phẫu thuật loại bỏ một viên sỏi canxi oxalat “khổng lồ” ra khỏi bàng quang của Reuben vào ngày 30/6 vừa rồi. Các bác sĩ sau đó đã tái tạo lại bàng quang và đường tiết niệu cho Reuben.
“Reuben đã phản ứng rất tốt với ca phẫu thuật. Thận của cậu bé được bảo vệ tốt và hoạt động tốt. Một trường hợp như vậy cần được kiểm soát tình trạng lâu dài bằng cách theo dõi và kiểm tra thường xuyên”, bác sĩ Redkar nói.
Nàng dâu Việt ở Ấn Độ kể về hành trình chữa trị Covid-19: 2 vợ chồng cùng nhiễm, vào khách sạn cách ly như đi hưởng tuần trăng mật "nhiều đau đớn"
Nàng dâu Việt ở Ấn Độ kể về hành trình chữa trị Covid-19 và những cảm giác "không tả nổi" khi con virus chết người ấy xâm nhập vào cơ thể.
Đất nước Ấn Độ đã và đang trải qua đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng chưa từng thấy. Mỗi ngày trôi qua lại có thêm hàng trăm nghìn ca nhiễm mới và hàng nghìn người phải nằm xuống vì Covid-19. Tín hiệu tích cực trong những ngày gần đây là những con số đáng buồn ấy đang giảm đi rõ rệt, người dân Ấn Độ có quyền hy vọng về một tương lai tươi sáng khi đợt dịch này bị khống chế hoàn toàn.
Nhiều người Việt sống ở Ấn Độ, với những lý do khác nhau mà không thể về nước, cũng đã phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ vì dịch bệnh. Có người may mắn ở vùng an toàn, một số người chẳng may nhiễm Covid-19. Họ đã cố gắng để tự chăm sóc bản thân, tự chiến đấu với bệnh tật nhờ sự hỗ trợ của người thân trong gia đình và cả các y bác sĩ.
Chị Lại Ngọc Lan Hương và con trai mới chào đời.
Chúng tôi đã liên hệ với chị Lại Ngọc Lan Hương, một nàng dâu Việt sống cùng gia đình chồng ở thành phố Kolkata, bang West Bengal, và được nghe chị kể về hành trình chữa trị Covid-19 và những cảm giác "không tả nổi" khi con virus chết người ấy xâm nhập vào cơ thể. May mắn là nhờ sức đề kháng tốt, biết tự chăm sóc bản thân, lắng nghe cơ thể và sự giúp đỡ của bác sĩ, chị đã được về nhà, trở lại sinh hoạt bình thường nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.
Cả gia đình nhiễm Covid-19, em bé vài tháng tuổi cũng bị lây
Video đang HOT
Chị Hương (sinh ra và lớn lên ở thành phố Hồ Chí Minh) cùng chồng sang Ấn Độ sống vào tháng 2 năm 2020, sau khi cả 2 tổ chức đám cưới ở nhà gái. Khi chị Hương theo chồng sang đó, dịch bệnh mới bắt đầu. Chị tính sinh con xong, đợi em bé cứng cáp sẽ về Việt Nam nhưng đến tháng 4 năm nay, khi con trai chị mới vài tháng tuổi, Covid-19 bắt đầu tấn công cả gia đình.
"Vừa sang Ấn chưa được bao lâu thì dịch bệnh bắt đầu bùng phát trên thế giới. Năm ngoái, cũng có nhiều chuyến bay cứu trợ để về Việt Nam nhưng mình thấy có nhiều người cần nó hơn nên quyết định không về" , chị Hương cho biết.
Đến đầu tháng 5, các thành viên trong gia đình chồng chị Hương bắt đầu có dấu hiệu ho, sốt cao liên tục, triệu chứng ngày càng nặng. Họ lần lượt đi lấy mẫu xét nghiệm và nhận tin xấu "dương tính với SARS-CoV-2".
Chị Hương kể: "Mình nhận kết quả nhiễm Covid-19 trên Whatsapp sau 4 ngày sốt cao liên tục và ho ngày càng nặng hơn 1 tuần. Mấy ngày đầu mình khá là hoang mang vì lo cho chồng mình bị khá nặng, đang nằm thở oxy, hầu như không liên lạc về nhà. Mình thì vừa mới trải qua phẫu thuật cắt túi mật, trước đó 4 tháng thì sinh mổ, hầu như không ăn được, sức khỏe yếu, đau vết mổ, ho nặng, sốt vật vã như chết đi sống lại. Con thì vẫn còn phải bế ẵm ngửa, cũng tiêu chảy, nôn ói, sốt".
Điều khó khăn với chị Hương là cả gia đình cùng nhiễm bệnh mà em bé còn quá nhỏ. Chị trải lòng: "Em chồng và mẹ chồng mình cũng bị nhiễm Covid-19, sốt, ho. Lúc đó ốm mà không biết phải xoay xở như thế nào. May mắn là mình có 2 chị chồng dù cũng đang bận và ốm vì Covid-19 nhưng vẫn gọi điện hỏi thăm, giúp đỡ. Em chồng mình khỏe hơn mình, vẫn gắng gượng chăm lo nhà cửa, chăm mẹ, chăm con cho mình yên tâm đi điều trị Covid-19 ở khách sạn".
Nhật ký cách ly điều trị Covid: Như đi hưởng tuần trăng mật "đau đớn"
Ai cũng hiểu rằng Covid-19 là kẻ thù đáng gờm không dễ đối phó và cũng vô cùng nguy hiểm với sức tàn phá khủng khiếp. Nhiều người trẻ tưởng như chỉ "búng tay" một cái là virus phải chịu thua nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Dường như, chỉ những người đã nhiễm Covid-19 mới cảm nhận được sức mạnh của loại virus này. Bản thân chị Hương cũng đã trải qua và có những cái nhìn thực tế, lời khuyên chân thành cho những người chưa bị nhiễm bệnh.
Hình ảnh căn phòng khách sạn nơi chị Hương điều trị Covid-19.
Chị Hương tâm sự: " Mình vừa trải qua ca phẫu thuật cắt túi mật sau 3 ngày, thì nguyên tuần đầu tiên, một ngày mình lên 3 cơn sốt, nằm li bì, chỉ uống thuốc điều trị sau phẫu thuật, thuốc hạ sốt, hầu như không ăn uống được gì. Sau đó mình được nhập viện, nằm điều trị trong khách sạn cùng chồng. Cảm giác như hai vợ chồng đang đi hưởng tuần trăng mật. Có điều tuần trăng mật này khá đau đớn, bận rộn, đông đúc và quy củ!".
Chỉ Hương cũng kể rõ nhật ký điều trị Covid-19 bằng những mốc thời gian rõ ràng lặp đi lặp lại cho đến khi được xuất viện:
6h sáng được uống thuốc dạ dày, kiểm nhiệt độ, huyết áp, nồng độ oxy trong máu.
7h uống trà sữa.
8h lại kiểm tra sức khỏe, đo đường huyết, lấy máu xét nghiệm.
9h ăn sáng.
11h kiểm tra sức khỏe.
12h uống thuốc.
13h ăn trưa.
14h uống thuốc.
15h kiểm tra sức khỏe.
16h uống trà sữa và đồ ăn nhẹ.
17h kiểm tra sức khỏe.
18h tiêm thuốc.
19h -20h ăn tối.
21h kiểm tra sức khỏe.
23h uống thuốc, tiêm, đi ngủ.
Bác sĩ đến thăm khám sáng và tối 2 lần, tầm 10h sáng và 10h tối. Nhóm bác sĩ gồm 3 người, 1 chính và 2 người phụ. Y tá có người chăm sóc cho vợ chồng chị Hương, ngoài ra còn có 1 nhân viên vệ sinh nữa.
Chị Hương được bác sĩ cho xuất viện sau khi ho đã giảm chỉ còn nhẹ, không còn sốt và chất lượng máu ổn. Chị chưa được xét nghiệm Covid-19 lần nữa. Chị cũng cho biết mình bị mất vị giác và khứu giác sau khi nhiễm Covid-19 gần 1 tuần. Tới nay là hơn một tháng thì chị đã bắt đầu cảm nhận lại dù không được như trước. Cơ thể chị cũng đã có dấu hiệu phục hồi tốt, ăn ngủ khỏe bình thường, tăng cân. Chồng chị giảm 10kg nhưng cũng đã tăng cân trở lại.
Khi được hỏi về quy trình lẫy mẫu xét nhiệm, cách ly, điều trị Covid-19 cho bệnh nhân ở Ấn Độ, chị Hương nhận xét: " Nhìn chung, mình thấy hiện đại và đa dạng. Ở chỗ mình thì có 2 kiểu xét nghiệm, công và tư. 2 hình thức là đến tận trung tâm y tế để nhân viên ở đó lấy mẫu xét nghiệm hoặc gọi nhân viên y tế đến lấy mẫu. Đến tận bệnh viện công thì phí là 2 rupee (khoảng 630 đồng - tức chưa đến 1.000 đồng). Còn xét nghiệm tại bệnh viện tư thì mức phí dao động khoảng 3.000 rupee (945.000 đồng), giờ giảm xuống còn 800 rupee (250.000 đồng). Có kết quả sau 1 ngày. Lấy kết quả cũng có 2 hình thức: tự đến lấy hoặc gửi về nhà".
Chị Hương cho biết khi người dân nghi ngờ bị nhiễm Covid-19 thì việc đầu tiên là lên website y tế được tạo sẵn để đăng ký khám và điều trị. Bác sĩ khám qua mạng, nếu thấy bệnh nhân bị ở thể nhẹ thì sẽ cho điều trị tại nhà, còn nặng thì cho nhập viện. Ở Ấn Độ không có cách ly chặt chẽ như ở Việt Nam. Vào bệnh viện thì chỉ có một khoảng hành lang có bảo vệ ngăn không cho vào khu vực điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Khi bệnh nhân cần phải sử dụng các máy móc thiết bị y tế như máy X-quang, chụp CT, siêu âm... thì vẫn được di chuyển tới khu vực chung và sử dung chung thiết bị với các bệnh nhân đến khám và điều trị ở bệnh viện. Bệnh viện quá tải giường bệnh cho bệnh nhân Covid-19. Khách sạn được thuê lại để lấy chỗ cho họ nằm. Nếu có bảo hiểm thì phí nằm khách sạn không được bảo hiểm chi trả. Giá thuê y tá chăm sóc tại nhà theo ngày khoảng 2.500 rupee (gần 800.000 đồng).
Chồng chị Hương và con trai.
Đồ ăn và đồ dùng sinh hoạt được giao đến tận cửa nhà.
"Theo thông tin mình nhận được tại tâm dịch thì sự quá tải tại các bệnh viện công là có. Bên cạnh đó, vì chi phí điều trị Covid-19 rất cao nên nhiều người không theo được nên không đến bệnh viện. Đấy là tại tâm dịch. Còn tại các vùng khác thì bệnh viện và vật tư ý tế vẫn thừa", chị Hương cho biết.
Đến nay, sau gần 1 tháng, cuộc sống của gia đình chị Hương đã gần như ổn định trở lại, cả nhà ở yên trong nhà, mua đồ qua mạng và được giao đến tận cửa nhà.
Chị Hương chia sẻ trên trang Facebook cá nhân:
"Thấy tình hình diễn biến dịch Covid-19 ở Việt Nam đang phức tạp thì em có đôi điều chia sẻ lại với bạn bè Facebook, theo trải nghiệm cá nhân. Bây giờ bản thân mình cần phải chủ động phòng chống. Bằng cách:
TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG CỦA CƠ THỂ
Tập thể dục đều đặn. Tập hít thở cho khỏe phổi. Bổ sung vitamin và khoáng chất. Vitamin C và kẽm liều cao, vitamin D. Ăn uống các thực phẩm tốt cho sức khỏe. Hạn chế sử dụng điều hòa và bị NHIỄM LẠNH. Virus có thể đã xâm nhập nhưng nếu bạn đủ khỏe thì cơ thể sẽ tự đánh bại nó, nhiều khi bạn không có biểu hiện gì của việc bị nhiễm nhưng đã khỏi rồi. Hoặc nếu bị nhiễm thì cũng không tới mức nghiêm trọng. Ví dụ như mẹ chồng mình, lớn tuổi, ăn chay trường, chỉ bị sốt vào và ho 2 tuần xong khỏe re. Nếu các bạn thèm trà sữa thì như nhà mình ở Ấn Độ, truyền trống là uống trà sữa nóng, nên mùa này ngày ba ly trà sữa gừng. Nhiều khi ngán quá thì chuyển sang trà sữa nghệ, hoặc trà hương nhu và tiêu đen. Hành tím, tỏi, ớt bột ăn nhiều luôn.
GIỮ VỆ SINH THÂN THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG
Súc họng, rửa tay, mặt, mũi thường xuyên để loại bỏ và ngăn ngừa virus xâm nhập vào sâu bên trong cơ thể. Giữ gìn môi trường xung quanh thông thoáng sạch sẽ, khử trùng thường xuyên bằng các hóa chất hoặc tinh dầu tự nhiên. Nhà em ngày nào cũng lau nhà, xông nhà, đeo khẩu trang gần như liên tục.
Cuối cùng là HÃY GIỮ TIN THẦN LẠC QUAN, SÁNG SUỐT
Luật hấp dẫn luôn ở quanh chúng ta. Chúc cho đồng bào ta và cả thế giới vượt qua đại dịch! Sớm thôi!"
Xin cảm ơn chị Hương về những chia sẻ hữu ích của chị. Chúc chị và gia đình thật nhiều sức khỏe để vượt qua đại dịch Covid-19, sớm được về Việt Nam!
Những người tiếp nguồn sống cho bệnh nhân Covid-19 Ấn Độ Srinivas B.V. hầu như không ngủ ban đêm. Điện thoại của anh reo liên tục với tiếng kêu cứu từ những người dân Ấn Độ đang chật vật chống chọi Covid-19. "Nếu lỡ cuộc gọi nào đó, chúng tôi sẽ liên lạc lại và hỏi xem có thể làm gì", Srinivas, lãnh đạo đoàn thanh niên thuộc đảng Quốc đại (INC) Ấn Độ,...