Loại bỏ “vi-ô-lông” vùng kín có nên không?
Cạo lông vùng kín tưởng vô hại nhưng lại gây ra những hệ lụy cho bản thân, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Gây kích ứng da
Bình thường, vùng da ở cô bé hay cậu bé được “bao bọc” bởi những đám lông này, nay bạn cắt đi chúng khiến cho vùng da tại đây bị kích ứng, đỏ lên và kèm theo ngứa ngáy. Đó chính là phản ứng của da khi bị mất đi yếu tố bảo vệ.
Dễ gây viêm nhiễm
Cạo lông vùng kín dễ gây viêm nhiễm phụ khoa cho chị em (Ảnh minh họa)
Lông mu chính là hàng rào bảo vệ cơ quan sinh dục của bạn khỏi các vi sinh vật gây viêm nhiễm. Do đó, khi bạn phá vỡ hàng rào này thì đang chính là tạo điều kiện cho những tác nhân xấu xâm nhập vào.
Bên cạnh đó, nếu không may việc bạn cạo gây trầy xước vùng da vùng kín, tạo vết thương hở càng là cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh và thâm nhập vào bên trong.
Lông mọc nhiều hơn, đậm hơn và cứng hơn
Đây là một đặc tính của lông. Bạn cạo lông tại vị trí nào trên cơ thể đều sẽ nhận thấy lượng lông sau cạo sẽ mọc lên dày hơn, cứng hơn, màu sắc cũng đậm hơn trước đó rất nhiều.
Mà trong đó, lông mọc lên lại gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và bạn không hề thoải mái khi đang ra ngoài hay vận động mạnh.
Do vậy, nếu bạn cảm thấy phiền hà về độ rậm rạp của lông vùng kín thì hãy tỉa tót gọn hơn chứ đừng nên cạo. Đặc biệt khi bạn là người đang mắc những bệnh như: vảy nến, eczema,…thì tuyệt đối không được dùng đến phương pháp cạo nếu không muốn gặp phải hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Dễ bị viêm nang lông
Video đang HOT
Cạo lông ảnh hưởng đến nang lông là chắc chắn. Bạn có thể gặp phải tình trạng này nếu như cạo đi cạo lại rất nhiều lần.
Vùng kín trở nên thâm đen hơn
Như đã nói ở trên, việc cạo lông mu sẽ làm cho lứa lông về sau trở nên sậm màu hơn. Nó kéo theo việc cô bé trông sẽ trở nên thâm đen hơn và nếu cứ tiếp tục cạo lông thì càng gặp phải tình trạng này.
Tác dụng của lông vùng kín đối với nữ giới
Ảnh minh họa
Giúp cho cơ quan sinh dục hạn chế bị cọ xát với quần áo trong lúc chúng ta vận động, sinh hoạt. Vì thế, phần nhạy cảm này ở phụ nữ hạn chế bị tổn thương.
Lông vùng kín có tác dụng tương tự một màng chắn bảo vệ. Nó giúp tách rời các nếp ở phần da vùng kín.
Ngăn chặn những tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ quan sinh dục. Bao gồm: Vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng,…
Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý ở cơ quan sinh dục và tiết niệu như nhiễm trùng tiểu, viêm cổ tử cung,…
Duy trì nhiệt độ ổn định tại vùng kín. Đó là giữ ấm vùng kín vào mùa lạnh và làm mát vùng kín vào mùa nóng.
Giảm ma sát trong hoạt động quan hệ chăn gối.
Chất Pheromone được tiết ra từ tuyến ngoại tiết ở lông mu có tác dụng hấp dẫn, cuốn hút bạn tình.
Nguyên nhân da nổi mẩn ngứa và cách kiểm soát hiệu quả
Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa da. Tùy từng nguyên nhân gây ra tình trạng mẩn ngứa, bạn sẽ có cách kiểm soát cũng như điều trị phù hợp dưới đây.
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là một tình trạng bệnh rất phổ biến do da chạm phải các chất gây kích ứng. Có nhiều nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc nhưng nguyên nhân chính gây bệnh thường bao gồm:
Tiếp xúc với các hóa chất tẩy mạnh
Bạn có thể bị viêm da tiếp xúc do nước giặt quần áo, nước rửa chén, nước xịt đa năng trong quá trình làm việc nhà hoặc do tiếp xúc với các sản phẩm tắm gội, chăm sóc da.
Quần áo gây kích ứng
Quần áo bạn mặc được giặt bằng sản phẩm có chứa hóa chất kích ứng hoặc chất liệu vải làm da nổi mẩn ngứa.
Vi khuẩn, bụi bẩn, lông thú cưng
Đây cũng là những nguyên nhân chính yếu khiến da nổi mẩn ngứa.
Ảnh nổi mẩn ngứa da minh hoa. Ảnh: BoldSky
Ghẻ khiến da nổi mẩn ngứa
Bệnh ghẻ thường khiến da nổi mẩn ngứa do một loại rệp nhỏ sarcoptes scabiei gây ra. Rệp có thể đẻ trứng làm cho vùng da ngứa dữ dội, dẫn đến tình trạng xấu hơn như lở loét, nhiễm trùng da.
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa thường khiến da nổi mẩn ngứa và dễ tái đi tái nhiều lần nếu không được kiểm soát triệt để. Bạn có khả năng cao mắc bệnh này nếu bị bệnh hen suyễn, dị ứng và chàm.
Các yếu tố ngoài môi trường có thể khiến bạn bị viêm da cơ địa bao gồm:
Ở trong thời tiết lạnh, khô, thiếu độ ẩm. Tắm nước quá nóng gây khô da, dẫn đến viêm da cơ địa. Tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc lá, lông thú cưng. Tiếp xúc với hóa chất tạo mùi hương trong các sản phẩm tẩy rửa.
Da nổi mẩn ngứa do các bệnh lý bên trong cơ thể
Sẩn ngứa do gan
Đây là một trong những triệu chứng báo hiệu cơ thể nhận quá nhiều các loại độc tố khác nhau khiến gan bị suy giảm chức năng thải độc. Chất độc tồn dư lâu ngày trong cơ thể sẽ gây ra các biểu hiện lâm sàng như sẩn ngứa, mề đay. Người mắc bệnh sẩn ngứa do gan nếu không được điều trị đúng cách sẽ âm thầm tiến triển, về lâu dài có thể dẫn đến xơ gan.
Bệnh suy thận
Thận có chức năng loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi máu. Nếu thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.
Bệnh tiểu đường khiến da nổi mẩn ngứa
Bệnh tiểu đường khiến cho lượng đường trong máu ở người bệnh tăng cao làm cơ thể bị mất nước và giảm tưới máu nuôi da. Hơn thế nữa, bệnh tiểu đường còn khiến các dây thần kinh bị tổn thương và làm quá trình bài tiết mồ hôi ở da bị rối loạn, gây khô da và ngứa ngáy.
Bệnh suy giáp
Bệnh suy giáp có thể khiến cho da khô, phù nề, cơ thể chịu lạnh kém và gây ra cảm giác ngứa ngáy cho người bệnh.
Bệnh về tâm lý khiến da nổi mẩn ngứa
Bạn có thể bị da nổi mẩn ngứa nếu mắc các bệnh về tâm lý như stress, lo âu, phiền muộn, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trầm cảm... Những tình trạng bệnh này làm cho các tế bào da ở lớp ngoài cùng yếu đi khiến vi khuẩn có hại dễ thâm nhập vào các lớp da ở sâu hơn, gây ra các bệnh về da.
5 bệnh về da thường gặp sau mưa lũ Bệnh nấm da, viêm da tiếp xúc, nhiễm trùng da, ghẻ... thường xảy ra sau những ngày mưa, ngập lụt. Ảnh minh họa Bác sĩ Vũ Thị Phương Thảo, Phó Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da liễu TP HCM, cho biết điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm sau mưa chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh,...