Loại bỏ chứng khó chịu ở dạ dày
Trong điều kiện nóng nực mùa hè, thức ăn dễ bị ôi thiu, nhiễm bẩn, không hợp vệ sinh… thì những rắc rối gây ra với dạ dày càng tăng.
Khó chịu ở dạ dày có thể xuất phát từ nhiều lý do như khó tiêu, ợ chua, đầy hơi…
Tiến sĩ Thakur, chuyên gia tư vấn tiêu hóa của Đại học Moolchand Medcity (Delhi, Ấn Độ) đã khuyến cáo các biện pháp khắc phục tại nhà cho các triệu chứng dạ dày phổ biến như sau:
Ợ chua:Ợ chua là do lượng axit trong dạ dày bị dư thừa gây ra. Trong trường hợp này nên cắt giảm lượng caffeine hàng ngày, tức là hạn chế uống trà và cà phê, tránh uống soda. Ngoài ra, tránh hút thuốc và uống rượu cũng là điều cần làm. Nên tránh xa thức ăn chiên dầu mỡ. Ngoài ra hãy chắc chắn rằng bạn ăn nửa giờ trước khi đi ngủ. Và nếu ợ chua vẫn còn, hãy thử nhai một vài lá bạc hà.
Bệnh tiêu chảy: Điều đầu tiên cần làm nếu bạn bị tiêu chảy là bổ sung chất lỏng vào cơ thể thay cho lượng nước vừa mất đi. Uống nhiều nước chanh với muối, nước dừa… sẽ rất tốt. Tránh uống sữa và ăn chuối vì sẽ làm tình trạng tồi tệ hơn.
Ợ nóng: Ợ nóng hay ợ hơi thường do chứng khó tiêu gây ra. Đối với nhiều người, đó có thể là do chứng không dung nạp lactose khi uống sữa. Vì vậy, khi bị ợ nóng, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân. Nếu sữa là nguyên nhân gây rắc rối, hãy tránh uống sữa. Thay vào đó, hãy uống một lượng nhỏ trà, cà phê và sữa chua. Một số người bị khó tiêu hóa khi ăn các loại đậu. Nếu rơi vào trường hợp đó, bạn nên hạn chế ăn đậu.
Táo bón: Trong trường hợp táo bón, nên uống nhiều chất lỏng để hỗ trợ tiêu hóa. Đồng thời bạn nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như trái cây, ngũ cốc… để giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Đầy hơi: Những người bị đầy hơi nên chia các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ. Khi bị đầy hơi, tránh nằm ngay lập tức sau bữa ăn và cũng nên cắt giảm lượng muối tiêu thụ.
Những điều cần làm cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh:
- Ăn uống lành mạnh, cân bằng giữa các chất carbohydrate, protein, chất béo và chất xơ.
- Chuyển sang dùng dầu ăn tinh chế.
- Ăn vừa đủ no, tránh ăn quá nhiều.
Những điều không nên làm cho một hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh
Video đang HOT
- Không uống rượu quá nhiều.
- Không ăn thức ăn quá nhiều gia vị và thực phẩm chiên rán có hàm lượng chất béo cao.
- Không bỏ bữa.
- Không ăn nhiều đồ ngọt.
Theo SKDS
9 câu hỏi thường gặp về bệnh tiêu chảy
Mùa hè là mùa của những dịch bệnh, trong đó có bệnh tiêu chảy. Những giải đáp dưới đây của các bác sỹ sẽ giúp chúng ta hiều hơn về căn bệnh này và phòng bệnh hiệu quả.
1. Bệnh tiêu chảy là gì?
Bệnh tiêu chảy được định nghĩa là: người bệnh đi đại tiện nhiều lần trong ngày, chủ yếu là phân nhão, lỏng hay nước.
2. Nguyên nhân gây tiêu chảy là gì?
Hiện tượng tiêu chảy xảy ra do những nguyên nhân sau:
- Do vi khuẩn (khuẩn xanmon, khuẩn que coli, vi sinh vật kỵ khí, khuẩn cầu chùm), do các loại ký sinh trùng (amip) và do virut (adenovirut, enterovirut, rotavirut)
- Do các rối loạn thành ruột: Các bệnh viêm nhiễm, các khối u, dị tật có thể là nguyên nhân gây nên bệnh tiêu chảy cấp nhiều lần hoặc mãn tính.
- Do thực phẩm: thực phẩm ôi thiu, nhiễm độc... Bệnh có thể sớm biểu hiện ngay sau vài giờ ăn những thực phẩm này.
- Do stress và lo lắng: Những yếu tố tinh thần cũng là nguyên nhân gây nên rối loạn tiêu hóa.
3. Phòng bệnh tiêu chảy bằng cách nào?
Dù bạn đang ở tại nơi mình sinh sống hay đang đi công tác, du lịch đâu đó, không bao giờ bạn được quên những quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm dưới đây :
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước bữa ăn
- Uống nhiều nước (ít nhất 2 lít/ngày)
- Tại những nơi bạn đến, nếu bạn cảm thấy không yên tâm về nước uống, hãy dùng trà thay cho nước lọc, hoặc mua những chai nước tinh khiết được đóng chai an toàn.
- Không uống nước với đá nếu bạn không biết rõ nguồn gốc của của loại đá này.
- Tránh ăn những món ăn như rau sống, cá hoặc thịt sống, hoa quả không gọt vỏ.
- Không ăn thức ăn để lâu ngày, ôi thiu...
- Tránh để rơi vào tình trạng stress, lo âu
- Không uống nhiều rượu và ăn các gia vị cay.
4. Khi nào nên đến khám bác sỹ?
Trong đa số trường hợp tiêu chảy, bạn có thể chữa ở nhà bằng cách uống thuốc. Bệnh sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn sau vài ngày. Tuy nhiên, khi bệnh nặng đi kèm với sốt, phân có máu, ỉa chảy liên tục trong 3 ngày thì bạn nên đi khám bác sỹ.
Đối với trẻ mới sinh, trẻ nhỏ hoặc những người đang ốm, ngay khi chiệu trứng tiêu chảy cần cho đi khám bác sỹ gấp. Không được đưa đi khám kịp thời, bệnh nhân có thể bị mất nước nặng và suy dinh dưỡng.
5. Điều trị bệnh tiêu chảy ở nhà như thế nào?
Trừ những trường hợp mà chúng tôi liệt kê ở trên, bệnh nhân cần được đưa đi khám bác sỹ gấp, còn lại đa số trường hợp tiêu chảy ở người lớn đều có thể tự chữa ở nhà. Ngoài việc uống thuốc chữa tiêu chảy, bệnh nhân cần uống nhiều nước, không nên ăn kiêng vì cơ thể bạn đang rất mệt cần bổ sung dinh dưỡng, nhất thiết bệnh nhân phải được nghỉ ngơi.
Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày, hãy gọi điện hoặc đến khám bác sỹ để được uống kháng sinh điều trị tiêu chảy.
6. Bệnh nhân tiêu chảy được phép ăn gì?
Khi bị tiêu chảy chắc chắn người bệnh sẽ không cảm thấy ngon miệng khi ăn. Tuy nhiên, việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là vô cùng cần thiết nhằm mang lại năng lượng và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh có thể ăn những món ăn thường ngày nhưng phải được đảm bảo an toàn, không nhiễm khuẩn.
Không nên ăn những thực phẩm gây cảm giác buồn nôn, khó chịu...
Nếu bạn bị tiêu chảy kèm với nôn, hãy uống một chút nước đường và cố gắng ăn một chút thức ăn cứng.
7. Sự khác nhau giữa tiêu chảy cấp và tiêu chảy mãn tính là gì?
Hai loại tiêu chảy này khác nhau về thời gian. Nếu thời gian của bệnh tiêu chảy cấp ngắn thì tiêu chảy mãn tính kéo dài trên 3 tuần.
8. "Tiêu chảy giả" là gì?
Các bác sỹ dùng thuật ngữ này để chỉ tình trạng trọng lượng phân của một người thấp hơn 300gr/ngày. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để chỉ những trường hợp bị tiêu chảy trong thời gian bị táo bón hoặc sự không kiềm chế được của hậu môn.
9. Bị tiêu chảy khi đi du lịch có nguy hiểm?
Rất nhiều người khi đến một nơi xa (đi du lịch hoặc công tác...) thường bị tiêu chảy. Tiêu chảy có thể xuất hiện trong những ngày này hoặc ngay sau khi về tới nhà. Hiện tượng này làm người bệnh rất khó chịu nhưng thường là lành tính.
Hiện tường này được giải thích thường là do không hợp thức ăn hoặc thức ăn bị nhiễm khuẩn gây nên. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phân biệt một số trường hợp nguy hiểm. Nếu tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày hoặc có kèm sốt, phân có máu... cần lập tức đi khám bác sỹ. Trong mọi trường hợp bệnh nhân cần uống đủ 2lít nước/ngày và ăn uống bình thường.
Theo SKDS
Dấu hiệu thường gặp ở trẻ bị tiêu chảy kéo dài Trẻ bị tiêu chảy kéo dài thường có những biểu hiện như sụt cân, chậm phát triển cân nặng, chiều cao dẫn đến suy dinh dưỡng nếu trẻ tiêu chảy kéo dài quá lâu. Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ tiêu chảy kéo dàiSố lần đi ngoài khi giảm, khi tăng.Tính chất của phân: Lúc lỏng, lúc đặc, lổn nhổn, có mùi...