Loài bồ câu siêu quý hiếm bỗng nhiên xuất hiện trở lại sau 140 năm mất tích
Một sinh vật bí ẩn đã biến mất 140 năm nay xuất hiện trở lại. Đó là loài bồ câu đầu đen quý hiếm, ‘một loài chim có kích thước lớn, sống trên mặt đất’ với ‘đuôi rộng và dẹt về hai bên,’ chỉ sống trên hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía đông của Papua New Guinea.
Các chuyên gia nghiên cứu cho biết, việc tìm thấy loài chim này giống như tìm thấy kỳ lân trong truyền thuyết.
Bồ câu đầu đen, hay còn gọi là gà lôi đầu đen, bồ câu gáy đen, bồ câu trĩ có tên khoa học (Otidiphaps nobilis).
Bồ câu đầu đen, được mô tả lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 19 và đã không được nhìn thấy trong hơn 140 năm. Nhưng một nhóm tìm kiếm chim lạc đã quay được đoạn phim về loài chim này trên đảo Fergusson, một hòn đảo hiểm trở trong quần đảo D’Entrecasteaux ngoài khơi phía đông Papua New Guinea.
Chim bồ câu đầu đen giống chim trĩ về đặc điểm bên ngoài, đặc biệt là đuôi nén sang hai bên và đôi cánh tròn.
Loài chim này có đầu, mặt dưới, phía sau và lưng dưới màu đen bóng trong khi đôi cánh ngắn tròn màu nâu. Gáy của chúng có màu trắng, xanh lá cây, xám hoặc đen tùy thuộc vào phân loài.
Chim bồ câu đầu đen ăn hạt và quả rụng. Loài chim này thường làm tổ trên mặt đất bên dưới những tán cây và bụi rậm. Chúng thưởng chỉ đẻ một quả trứng và sẽ ấp trong khoảng bốn tuần.
Video đang HOT
Bồ câu đầu đen là loài chim nhạy cảm với môi trường và rất nhạy cảm với những thay đổi về âm thanh, ánh sáng. Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa, ô nhiễm tiếng ồn và ánh sáng đã trở thành tiêu chuẩn khiến loài bồ câu trĩ không thể tìm được môi trường sống yên tĩnh.
Ngoài ra, hoạt động săn bắt của con người cũng trở thành mối đe dọa đối với sự sinh tồn của loài bồ câu đầu đen. Do bộ lông đẹp và thịt thơm ngon của bồ câu đầu đen nên người ta đã săn bắt và giết chết bừa bãi khiến số lượng của loài này bị suy giảm mạnh.
Các chuyên gia nghiên cứu cho biết, việc tìm thấy loài chim này giống như tìm thấy kỳ lân trong truyền thuyết. Trước đó, họ nghĩ có ít hơn 1% cơ hội để gặp nó.
Mê mẩn với vẻ đẹp của loài bồ câu quý hiếm bậc nhất ở Việt Nam
Bồ câu Nicobar là loài chim được tìm thấy tại quần đảo Nicobar, Ấn Độ Dương. Tại Việt Nam, loài này chỉ xuất hiện tại Côn Đảo và tập trung phần lớn ở đảo Bảy Cạnh.
Bồ câu Nicobar còn có các tên gọi khác như bồ câu lông cổ, bồ câu đuôi trắng, bồ câu kền kền
Bồ câu Nicobar sở hữu vẻ ngoài vô cùng đẹp mắt với chùm lông vũ dài, oai vệ kéo dài từ cổ xuống
Bộ lông có màu xanh đậm điểm thêm ánh kim xanh tím tùy thuộc vào ánh sáng
Phần lông bụng của bồ câu Nicobar có màu đen bóng hoàn toàn
Đuôi có màu trắng nhưng rất ít khi chúng để lộ
Bồ câu Nicobar có chiều dài khoảng 34cm
Con non thường có thân màu nâu và nhạt hơn với đầu, thân và phía dưới có màu xanh đen, cổ chưa có lông vũ dài
Bồ câu Nicobar là loài chim nhút nhát, thường ẩn nấp và khó có thể nhìn thấy chúng
Trên gốc mỏ màu đen của bồ câu Nicoba có một cục u nhỏ màu đen hình móc câu
Cục u này thường lớn hơn ở con trống
Bồ câu Nicobar thường tìm ăn trên mặt đất, nơi có lá cây, quả rụng hoặc một vài động vật không xương sống
Loài này thường thấy đi lẻ kiếm ăn một mình, thi thoảng đi đôi hoặc ba con
Tổ của loài chim này cũng rất đơn giản với 3-4 que gắn với nhau
Chim trống và mái sẽ thay phiên nhau ấp trứng khoảng hơn 20 ngày thì con non sẽ nở
Chiêm ngưỡng 10 loài chim quý hiếm, độc lạ bậc nhất Việt Nam Việt Nam là một quốc gia có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, với nhiều loài chim quý hiếm. Trong đó, có những loài chim có tên gọi độc lạ cùng những tiếng kêu đặc trưng... Cú muỗi mỏ quặp: Đây là loài chim hiếm, thường cư trú tại những khu rừng lá rộng hoặc rừng thứ sinh ở Trung và...