Loa phường tham gia tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19
Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho rằng, hệ thống thông tin cơ sở, trong đó có các đài truyền thanh xã, phường ( loa phường) Hà Nội; đang phát huy tác dụng, kịp thời cung cấp thông tin dịch bệnh COVID-19.
Loa phường được Sở TTTT Hà Nội đánh giá đang phát huy hiệu quả trong tuyên truyền phóng chống dịch.
Theo Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) Hà Nội, thành phố hiện có 579 Đài truyền thanh cơ sở tại các xã, phường, thị trấn, cung cấp thông tin thiết yếu đến nhân dân. Loa truyền thanh cấp xã được bố trí đến các khu dân cư, thôn xóm, được xem là kênh chủ lực trong công tác thông tin tuyên truyền ở cơ sở.
Tất cả đài truyền thanh cơ sở của Hà Nội đang vận hành trong trường hợp đặc biệt là tuyên truyền bầu cử và phòng chống dịch COVID-19, điều đó có nghĩa là đài truyền thanh cơ sở được chủ động tăng thời lượng, tần suất bám sát chỉ đạo của Trung ương và thành phố.
Bám sát chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Thành ủy, UBND thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền trên hệ thống thông tin cơ sở, trong đó riêng đài truyền thanh cơ sở được yêu cầu tăng thời lượng, tin, bài tuyên truyền về bầu cử và tình hình dịch bệnh.
Ngay khi dịch COVID-19 bùng phát, Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ động cập nhật thông tin chỉ đạo của Trung ương, thành phố, tăng cường phối hợp với Sở Y tế Hà Nội, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) Hà Nội để cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh và các nội dung cần tuyên truyền trên hệ thống thông tin cơ sở.
Căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, các quận, huyện, thị xã cũng xây dựng các bản tin với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu để người dân trên địa bàn dễ dàng nắm bắt thông tin và có cách phòng bệnh tốt nhất.
Video đang HOT
Quận Hoàn Kiếm là đơn vị đầu tiên triển khai đồng bộ đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông cho toàn bộ 18 phường. Theo ông Lê Minh Đức, cán bộ Văn hóa phường Hàng Đào, thành phố và quận đã rất kịp thời điều chỉnh một số nội dung của Đề án 5133 trước đây, giúp phát huy tính chủ động của đài truyền thanh phường, nhất là trong tình huống khẩn cấp như phòng, chống dịch bệnh và đặc biệt đúng vào dịp chuẩn bị bầu cử.
Hiện, phường Hàng Đào tổ chức phát thanh 3 khung giờ trong một ngày đó là 7 giờ 30 phút, 10 giờ, 16 giờ 30 phút, thời lượng của mỗi bài phát thanh từ 15 – 30 phút.
Ông Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết: Mới đây, Sở có văn bản đề nghị UBND quận, huyện, thị xã phối hợp chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao quận, huyện, thị xã, hướng dẫn hệ thống đài truyền thanh xã, phường, thị trấn chủ động, khẩn trương đăng, phát liên tục nhiều lần/ngày và tăng ít nhất gấp đôi thời lượng, số lượng tin, bài tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh COVIDd-19, tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Đồng thời, Sở đề nghị Ban quản lý, Ban quản trị các tòa nhà cao tầng, chung cư cao tầng trên địa bàn sử dụng hệ thống thông tin nội bộ phát thanh liên tục nhiều lần/ngày về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, về bầu cử, nhất là các khuyến cáo, thông báo khẩn của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 các cấp. Trước mắt tập trung vào nội dung điều chỉnh thời gian cách ly tập trung từ ít nhất 14 ngày lên ít nhất 21 ngày và thông điệp 5K của Bộ Y tế…
Chuẩn bị mọi kịch bản nếu dịch Covid-19 bùng phát
Việt Nam đã đàm phán được 60 triệu liều vắc-xin Covid-19 và cần thêm 90 triệu liều để có thể tiêm đủ cho người dân
Chiều 19-2, Việt Nam ghi nhận thêm 15 ca mac moi Covid-19, đều cư trú tai Hai Duong, nâng tổng số ca mắc từ trước đến nay lên 2.362. Bộ Y tế nhận định dịch Covid-19 chưa thể kết thúc trong năm 2021 nên cần xác định phòng chống lâu dài.
Không được chủ quan, lơ là
Sáng 19-2, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, đã giao ban trực tuyến với Ban Chỉ đạo các địa phương về công tác chống dịch.
Đánh giá về tình hình dịch Covid-19, ông Nguyễn Thanh Long cho biết dịch không thể kết thúc được trong 6 tháng đầu năm và trong năm 2021. Do đó, các địa phương cần phải chuẩn bị tất cả các tình huống, kịch bản, không được chủ quan, lơ là với việc phòng chống dịch bệnh, phải sử dụng triệt để 4 tại chỗ để khi dịch xảy ra sẵn sàng ứng phó. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu người đứng đầu cấp ủy phải chịu trách nhiệm đối với công tác phòng chống dịch bệnh và trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu, vừa cấp bách vừa lâu dài.
Ông Nguyễn Thanh Long đề nghị các tỉnh, TP không nên nghĩ dịch không xảy ra trên địa bàn mình; phải chuẩn bị tất cả các phương án, kịch bản khi bùng phát dịch. Trong đó, phải có kịch bản cho cách ly và giãn cách (cách ly ít và nhiều F1). Hải Dương ngay từ đầu đã phải cách ly 2.340 công nhân, như vậy phải có kịch bản cách ly trong mọi tình huống. "Cần cách ly F1 để đưa mầm bệnh ra khỏi cộng đồng. Như vậy mới chặn được lây lan, nếu không sẽ không kiểm soát được dịch" - ông Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Hàng trăm người dân có mặt tại Trung tâm Y tế quận Tây Hồ (Hà Nội) chờ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 Ảnh: NGÔ NHUNG
Theo Bộ Y tế, đợt dịch lần này tương đối phức tạp bởi virus biến đổi, tốc độ lây nhanh hơn. Đến nay, số ca mắc Covid-19 trong nước vẫn tăng từng ngày. Hải Dương đã ghi nhận 575 ca, vượt xa số 389 ca mắc trong toàn bộ đợt dịch tại Đà Nẵng. Ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Y tế dự phòng - Bộ Y tế, cho biết trong đợt dịch tại Đà Nẵng, sau 20 ngày, số ca mắc bắt đầu giảm, số ca mắc trung bình mỗi ngày là 15 ca/ngày. Trong khi đó, Hải Dương ghi nhận trung bình 20 ca/ngày, đến nay sau hơn 20 ngày vẫn chưa rõ xu hướng.
Ông Đặng Quang Tấn nhận định tình hình dịch tại Hải Dương vẫn còn phức tạp, khả năng tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc mới trong thời gian tới. Riêng các tỉnh, TP khác, đặc biệt Hà Nội và TP HCM, có nguy cơ thêm các trường hợp mới trong cộng đồng luôn thường trực do sau Tết, người dân từ các địa phương quay trở lại làm việc rất đông.
Sau 3 tuần chống dịch, Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp tục nhấn mạnh dịch có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào, địa phương nào. Như Gia Lai, tưởng chừng không có yếu tố lây nhiễm nhưng đã ghi nhận đến 27 ca bệnh. Vì vậy, trong tư tưởng, kế hoạch, hành động luôn phải xác định dịch có thể xảy ra bất cứ khi nào để không luống cuống.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị các tỉnh, TP cần kiểm tra cơ sở nào có thể cách ly và lên kịch bản sẵn, cung cấp nhu yếu phẩm, theo dõi sức khỏe người dân. Việc cách ly cần phối hợp chặt chẽ với bên quân đội, để quân đội điều hành, vì cách ly trong dân sự chưa nghiêm nên có thể lây nhiễm chéo. Phải chuẩn bị tinh thần số lượng lớn người ra khu vực lân cận nếu không thể cách ly hết tại địa bàn.
Tất cả các địa phương cũng cần có phương án lấy mẫu, xét nghiệm diện rộng. Do đó, phải tập huấn nhân lực lấy mẫu, xét nghiệm và sẵn sàng trang thiết bị cho tình huống dịch bùng phát. Các bệnh viện tại các địa phương cần chủ động xét nghiệm sàng lọc, tuyệt đối không chủ quan.
Đàm phán nhiều nguồn để bảo đảm đủ vắc-xin
Về việc sử dụng vắc-xin Covid-19, Bộ Y tế cho biết trong năm 2021, để bảo đảm tiêm đủ vắc-xin cho người dân, Việt Nam cần 150 triệu liều (khoảng 70% dân số).
Hiện Bộ Y tế đã đàm phán với chương trình COVAX facility (chương trình được thiết lập nhằm bảo đảm các quốc gia được tiếp cận công bằng với vắc-xin Covid-19). COVAX facility cam kết cung cấp cho Việt Nam 30 triệu liều trong năm 2021, chủ yếu dành cho 6 tháng cuối năm. Ngoài ra, Công ty AstraZeneca cũng cam kết cung cấp 30 triệu liều. Như vậy, tổng cộng Việt Nam có 60 triệu liều vắc-xin trong năm 2021.
Bộ Y tế cũng tiếp tục đàm phán với các công ty khác như Pfizer, Moderna và một nước nhằm thực hiện quyết liệt chỉ đạo của Bộ Chính trị về việc bảo đảm đủ vắc-xin cho người dân.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết Việt Nam tuân thủ đúng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và các quy định pháp luật liên quan về việc sử dụng vắc-xin trong phòng chống bệnh truyền nhiễm. Đó là ưu tiên khu vực có dịch và có nguy cơ cao. Ngoài ra, Bộ Y tế đã có cơ chế đặc biệt thực hiện cấp phép và nhập khẩu vắc-xin trong điều kiện khẩn cấp. Trong vòng 5 ngày, các cơ quan chức năng sẽ phải thực hiện toàn bộ quy trình hồ sơ và dữ liệu lâm sàng, chất lượng của vắc-xin để cấp phép sớm, trên tinh thần giảm tối đa thủ tục hành chính theo cơ chế khẩn cấp. Bộ Y tế khuyến khích các đơn vị có nguồn vắc-xin trao đổi với bộ về nhập khẩu vắc-xin cho người dân. Cố gắng trong năm 2021, người dân tiếp cận đủ vắc-xin.
Cũng trong ngày 19-2, các cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã họp để đánh giá thử nghiệm trên người tình nguyện giai đoạn 1 vắc-xin ngừa Covid-19 Nano Covax do Việt Nam sản xuất. Dự kiến, giai đoạn 2 thử nghiệm sẽ bắt đầu từ ngày 26-2.
Mùa lễ hội 2021 vẫn đặt phòng, chống dịch Covid-19 lên hàng đầu Bước vào mùa lễ hội đầu năm 2021, Bộ VHTT&DL có những định hướng và giải pháp cụ thể để tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về lễ hội trong trạng thái "bình thường mới". Đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát khiến cho nhiều lễ hội truyền thống phải tạm dừng tổ chức. Điều này tác động không...