Lộ ý đồ thứ 2 của Trung Quốc khi tìm kiếm MH370
Ngoài mục đích tìm kiếm máy bay MH370, đây còn là cơ hội để Quân đội Trung Quốc biểu dương sức mạnh quân sự trên khắp thế giới.
Theo tờ Thời báo Trung Quốc, Trung Quốc đã biểu dương sức mạnh quân sự trước thế giới khi tham gia cuộc tìm kiếm máy bay mất tích của hãng Malaysia Airlines – MH370.
Chiếc MH370 đã mất tích khi đang bay theo lộ trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh vào ngày 8/3 với 239 người trên máy bay, phần lớn họ là người Trung Quốc. Sau khi chiếc máy bay mất tích, Bắc Kinh đã triển khai lực lượng tàu chiến, máy bay và vệ tinh để tham gia nhiệm vụ giải cứu quốc tế. Khoảng 10 tàu từ Hạm đội Đông Hải và Nam Hải của Hải quân Trung Quốc đã được triển khai đến khu vực tìm kiếm.
Máy bay vận tải Il-76 của Trung Quốc tham gia tìm kiếm ở Australia.
Tàu Trung Quốc đã xuất hiện tại các vùng biển Thái Lan, eo biển Malacca, biển Andaman và phía nam Ấn Độ Dương. Những chiếc tàu được Trung Quốc triển khai bao gồm cả tàu đổ bộ lớn nhất Trung Quốc mang tên Tỉnh Cương Sơn và Côn Lôn Sơn với lượng giãn nước tới hơn 20.000 tàu.
Nhiều tàu thuộc các lực lượng an ninh hàng hải và tàu dân sự của Trung Quốc cũng tham gia lực lượng tìm kiếm. Bắc Kinh cũng triển khai 21 vệ tinh cho nhiệm vụ này.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh cho biết, nước này không ngại những phí tổn cho cuộc tìm kiếm 153 người Trung Quốc. Hiện tại, có 3 tàu Trung Quốc và 2 máy bay vận tải Il-76 của Trung Quốc vẫn đang tham gia tìm kiếm máy bay mất tích ở vùng biển của Australia.
Theo Kiến thức
Video đang HOT
Tướng 'diều hâu' Trung Quốc: Gia tăng khả năng xảy ra chiến tranh Trung - Nhật
La Viện, viên tướng về hưu khét tiếng "diều hâu" của Trung Quốc, khẳng định khả năng xảy ra chiến tranh giành quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang ngày càng tăng và Trung Quốc thừa sức tự bảo vệ mình.
Thiếu tướng Trung Quốc La Viện - Ảnh: Reuters
Tờ South China Morning Post (Trung Quốc) vào ngày 3.4 đã đăng tải nhận định nói trên của ông La, hiện đang là Phó chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự khác tỏ ra hoài nghi với dự đoán cho rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể chiến thắng trong bất kỳ cuộc đụng độ nào trong tương lai, bất chấp lực lượng này đang được tăng cường và hiện đại hóa mạnh mẽ.
South China Morning Post dẫn lời một số chuyên gia quốc tế đánh giá rằng PLA vẫn còn thiếu kinh nghiệm thực chiến, cũng như vẫn có những hạn chế về mặt kỹ thuật ở một số lĩnh vực, chẳng hạn như động cơ máy bay.
Thiếu tướng La Viện nói rằng Trung Quốc và Nhật Bản đã tiến gần hơn đến nguy cơ bùng nổ xung đột vũ trang sau khi Bắc Kinh đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không hồi tháng 11.2013 tại biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi đang có tranh chấp giữa 2 nước.
"Trung Quốc nên duy trì tình trạng cảnh giác cao độ vì Nhật trước đây từng tạo ra những sự cố nhỏ hòng kích động một cuộc xung đột quân sự", ông La nói.
Viên tướng này cũng đã bác thông tin từ một số hãng truyền thông Nhật Bản cho rằng Tokyo trội hơn về sức mạnh trên không vì phi công và phi hành đoàn của nước này có kinh nghiệm nhiều hơn và được đào tạo tốt hơn.
"Nhận định đó là chiến thuật đánh lừa dư luận của Nhật", theo ông La.
Xe thiết giáp Trung Quốc tham gia một cuộc tập trận chiếm đảo - Ảnh: Reuters
Ông còn nói thêm rằng PLA đã điều các máy bay tiên tiến nhất và đã gửi những hỗ trợ hậu cần lớn nhất cho các căn cứ quân sự dọc theo bờ biển phía đông nam nước này - một động thái cho thấy quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng cho bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào trong khu vực.
"Cho đến nay, toàn bộ máy bay mà 2 nước gửi ra vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư đều là chiến đấu cơ thế hệ thứ 3. Các máy bay tiên tiến và hiện đại nhất của PLA đã được đưa vào sử dụng, gồm J-10, J-11B và Su-27 (do Nga sản xuất)", ông La nói.
"Trong khi đó, Nhật Bản chỉ điều động được khoảng 30 chiếc F-15J, vốn đã có mặt trong không lực nước họ từ những năm 1980", viên tướng Trung Quốc cho hay.
Tuy nhiên, ông La lại không cho biết PLA sẽ điều động bao nhiêu chiến đấu cơ nếu chiến tranh nổ ra.
Ngoài ra, viên tướng khét tiếng "diều hâu" này còn khẳng định rằng Bắc Kinh có lợi thế vượt trội về số lượng và loại máy bay.
"Trung Quốc có một vài sân bay quân sự dọc theo bờ biển phía đông nam và chúng có khả năng cung cấp hỗ trợ hậu cần hiệu quả cho chiến đấu cơ PLA vì nằm Senkaku/Điếu Ngư hơn", ông La phân tích.
"Còn ở Nhật, chỉ có đúng một sân bay nằm gần quần đảo này: sân bay Naha ở đảo Okinawa", tướng Trung Quốc nói thêm.
Một chiếc tiêm kích F-2 của Lực lượng Tự vệ trên không Nhật Bản đang hạ cánh xuống phi trường căn cứ không quân Misawa - Ảnh: Reuters
Trái ngược với sự lạc quan về sức mạnh quân sự của thiếu tướng La Viện, ông Ni Lexiong, Giám đốc trung tâm nghiên cứu chính sách quốc phòng của Trường Đại học Luật và khoa học chính trị, nói ông không tin rằng PLA sẽ chiếm thế thượng phong trong bất kỳ cuộc chiến nào.
"Sự thật thì hoạt động hỗ trợ hậu cần của Trung Quốc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tốt hơn của Nhật vì căn cứ quân sự tại 2 tỉnh Phúc Kiến và Chiết Giang đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu với Đài Loan kể từ những năm 1950", ông Ni nói.
"Nhưng chúng ta không nên bỏ qua Mỹ, phía sẽ đóng một vai trò quyết định trong bất kỳ cuộc chiến nào giữa Trung Quốc và Nhật", vị này nhận định.
Đáp lại nhận định nói trên, thiếu tướng La nói rằng Mỹ sẽ không can thiệp vào bất kỳ xung đột nào.
South China Morning Post cũng dẫn phân tích của một nhà quan sát quân sự khác đang ngụ tại Macau là ông Antony Wong Dong cho rằng nếu chiến tranh Trung, Nhật thực sự nổ ra, toàn bộ các căn cứ quân sự và khí tài trên biển và trên đất liền sẽ là mục tiêu của bom máy bay.
"Trung Quốc có nhiều chiến đấu cơ hơn Nhật Bản, nhưng một phi công Nhật có lẽ ngang ngửa với ít nhất là 3 phi công PLA do họ được khổ luyện và đã tham gia tập trận chung với không quân Mỹ", ông này cho hay.
Theo TNO
Tham vọng tàu ngầm của Úc Úc đang đánh giá kế hoạch tăng gấp đôi đội tàu ngầm giữa lúc các nước láng giềng châu Á chạy đua tăng cường sức mạnh quân sự. Úc sẽ xem xét kế hoạch tăng gấp đôi "quân số" tàu ngầm hiện tại dù chính phủ đang phải chịu áp lực lớn trong việc tiết giảm chi tiêu ngân sách. Theo báo The...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Đàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nào

Con gái Bill Gates bị chỉ trích vì khởi nghiệp kiểu "con nhà giàu"

Mỹ lên dây cót cho cuộc duyệt binh lớn tại thủ đô Washington

Mỹ "rục rịch" rút bớt quân tại châu Âu, trấn an đồng minh NATO

Mỹ có thể tốn hơn 1.500 tỷ USD lập lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Ấn Độ và Pakistan 'cầu viện' EU để giải quyết xung đột theo những cách khác nhau

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol rời khỏi đảng Quyền lực Nhân dân

Chương mới cho mối quan hệ lợi ích gắn kết

WADA tước giấy phép của phòng xét nghiệm doping duy nhất ở châu Phi

Thủ tướng Hungary: Ảo tưởng khi nhìn nhận đàm phán Nga - Ukraine có thể giải quyết xung đột

Giảm phụ thuộc Trung Quốc: Mỹ cần đồng minh, không chỉ thuế quan
Có thể bạn quan tâm

Đời cơ cực của 3 tài tử lừng lẫy đóng phim 'Ván bài lật ngửa'
Sao việt
23:29:39 17/05/2025
Tìm cô gái tên Diệu trong vụ mua bán người, ép vào cơ sở massage ở Long An
Pháp luật
23:13:16 17/05/2025
Xuất hiện bom tấn đánh bại toàn bộ phim Việt chiếm top 1 phòng vé, hot đến mức ai nghe tên cũng muốn đi xem
Phim châu á
23:09:30 17/05/2025
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn
Góc tâm tình
23:03:08 17/05/2025
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt
Tv show
22:18:47 17/05/2025
Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift
Sao âu mỹ
22:13:54 17/05/2025
Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục
Nhạc quốc tế
22:01:40 17/05/2025
Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha
Netizen
21:51:55 17/05/2025
Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026
Sao thể thao
21:49:52 17/05/2025
Trịnh Sảng nữ hoàng thị phi bị 'phong sát', sinh con cho đại gia được thưởng lớn
Sao châu á
21:43:47 17/05/2025