Lô vũ khí cuối cùng gửi Ukraine của Tổng thống Biden gồm những gì?
Theo Reuters, trong vài ngày tới Chính quyền của Tổng thống Mỹ sẽ công bố gói viên trợ có giá trị tới khoảng 1,2 tỷ – là một trong những nỗ lực cuối cùng của ông Biden hỗ trợ cho cuộc chiến của Ukraine với Nga.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Litva. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Gói viện trợ trên của chính quyền Biden nằm trong khuôn khổ Sáng kiến Trợ giúp An ninh Ukraine (USAI) nhằm sử dụng hết số tiề.n còn lại để mua vũ khí cho Ukraine. Gói viện trợ này sẽ bao gồm các hệ thống tên lửa đán.h chặn và đạn pháo nhưng nội dung chi tiết dự kiến sẽ chỉ được công bố chính thức trong những ngày tới.
Trong khuôn khổ USAI, thiết bị quân sự sẽ được mua từ ngành công nghiệp quốc phòng hoặc đối tác, thay vì sử dụng từ kho dự trữ của Mỹ. Điều đó đồng nghĩa với việc có thể phải mất nhiều tháng hoặc nhiều năm vũ khí viện trợ mới được đưa ra chiến trường.
Gói viện trợ theo chương trình USAI có thể là một trong những bước đi cuối cùng mà Mỹ thực hiện nhằm hỗ trợ quân sự trực tiếp cho Ukraine trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng.
Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine từ tháng 2/2022, Mỹ đã cam kết viện trợ 175 tỷ USD cho Ukraine, trong đó có khoảng 61,4 tỷ USD hỗ trợ an ninh.
Video đang HOT
Khoảng một nửa số tiề.n hỗ trợ an ninh trên đến từ chương trình USAI và phần còn lại được rút ra từ kho dự trữ quân sự bằng quyền hành pháp của tổng thống. Hiện vẫn còn khoảng 5,6 tỷ USD chưa được giải ngân.
Bộ Ngoại giao Mỹ và Lầu Năm Góc từ chối bình luận về thông tin trên với lý do họ không thảo luận về các gói hỗ trợ an ninh trước khi chúng được chính thức công bố.
Trước đó, trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng công khai lên tiếng ch.ỉ tríc.h về vấn đề viện trợ quân sự này, thậm chí còn tuyên bố sẽ giúp chấm dứt chiến tranh Nga – Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi chính thức nhậm chức vào ngày 20/1/2025. Ngoài ra, ông Trump đã nhiều lần đặt ra câu hỏi về mức độ tham gia của Mỹ vào cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời cho rằng các quốc gia đồng minh châu Âu nên gánh chịu trách nhiệm tài chính nhiều hơn.
Trong một tuyên bố gần đây vào ngày 17/12 tại câu lạc bộ Mar-a-Lago ở Palm Beach, bang Florida ngày 16/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cũng đã đề cập đến cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Ông tuyên bố sẽ thảo luận với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy để tìm cách kết thúc căng thẳng, đồng thời bày tỏ quan ngại về những hậu quả từ cuộc xung đột này.
Về phía Ukraine, ngày 19/12, Tổng thống Zelensky tiếp tục khẳng định sự thống nhất giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ là cần thiết để mang lại hòa bình cho Ukraine.
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU ở Brussels (Bỉ), ông Zelensky cho biết: “Từ đầu năm tới, chúng tôi cần Mỹ, EU và các nước châu Âu đồng thuận sâu sắc… để đạt được hòa bình”.
Ông Zelensky cho biết thêm rằng chương trình nghị sự trong chuyến thăm châu Âu lần này của ông sẽ là bảo vệ ngành năng lượng Ukraine, tăng sản lượng vũ khí cho Ukraine và hỗ trợ khẩn cấp cho hệ thống giáo dục của quốc gia Đông Âu này.
Ông lớn NATO điều siêu vũ khí bảo vệ hội nghị thượng đỉnh Vilnius
NATO đã biến Vilnius, Litva thành một "pháo đài" được bảo vệ nghiêm ngặt bằng vũ khí tiên tiến để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh sắp tới, dự kiến diễn ra trong hai ngày 11-12/7.
Theo Reuters, 16 nước trong NATO đã điều khoảng 1.000 binh sĩ cùng nhiều vũ khí tối tân và hệ thống phòng không tiên tiến để bảo vệ hội nghị thượng đỉnh NATO, sẽ diễn ra tại khu vực chỉ cách Nga 151 km.
Tổng thống Litva Gitanas Nausea cho rằng, nỗ lực của các đồng minh nhằm bảo đảm an ninh phòng không cho Hội nghị thượng đỉnh NATO có nghĩa là liên minh quân sự cần nhanh chóng thiết lập lực lượng phòng không thường trực ở các nước Baltic.
"Sẽ là vô trách nhiệm nếu bầu trời của chúng ta không được bảo vệ khi Tổng thống Mỹ Biden và các nhà lãnh đạo của 40 quốc gia đến đây", ông cho biết trong một tuyên bố hôm 8/7 (giờ địa phương).
Tổ hợp Patriot của Đức được nhìn thấy tại sân bay Vilnius, Litva hôm 7/7. Ảnh: Reuters
Để chuẩn bị cho hội nghị, Đức đã triển khai 12 tổ hợp Patriot, dùng để đán.h chặn tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình hoặc máy bay chiến đấu, đến Litva. Trong khi đó, Tây Ban Nha đã triển khai hệ thống phòng không NASAMS, còn Pháp đang gửi pháo tự hành Caesar.
Cũng theo Reuters, Pháp, Phần Lan và Đan Mạch đã tiến hành đặt các máy bay phản lực quân sự ở Litva. Pháp và Anh cũng đang cung cấp các thiết bị chống máy bay không người lái cho quốc gia Baltic này.
Trong các ngày 11-12/7 tới, các nhà lãnh đạo của NATO sẽ nhóm họp tại thủ đô Vilnius của Litva để giải quyết một loạt vấn đề, từ chia rẽ về tư cách thành viên của Ukraine đến vướng mắc trong kết nạp Thụy Điển và các kế hoạch phòng thủ đầu tiên trong nhiều thập niên.
Trước thềm thượng đỉnh, Tổng thống Litva khẳng định thêm: "Chúng tôi nghĩ về những gì sẽ xảy ra sau khi hội nghị thượng đỉnh kết thúc và chúng tôi sẽ làm việc với các đồng minh để tạo ra một lực lượng luân phiên bảo vệ trên không thường trực".
Thị trưởng thành phố Vilnius hôm 8/7 (giờ địa phương) đã yêu cầu người dân ra ngoại ô thành phố ở nếu không muốn cuộc sống bị gián đoán, do phần lớn trung tâm thành phố Vilnius sẽ bị phong toả cho hội nghị thượng đỉnh.
Tổng thống Biden nói Ukraine sẽ không dễ dàng gia nhập NATO Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định Ukraine sẽ không được hưởng các ưu tiên để gia nhập NATO, mà sẽ phải đáp ứng tiêu chuẩn như các nước khác. "Họ phải đáp ứng cùng các tiêu chuẩn (như các nước khác). Vì vậy chúng tôi sẽ không làm cho nó dễ dàng hơn", Tổng thống Biden nói với các phóng viên ngày...