Lo vốn ngầm chảy vào bất động sản
Việc ngân hàng siết tín dụng vào bất động sản (BĐS) sẽ không chỉ là nhất thời mà có thể trong vài năm tới càng lúc càng chặt hơn.
Rủi ro vốn ngắn hạn cho vay dài hạn
Theo số liệu cập nhật đến tháng 6/2018 của NHNN, tín dụng toàn ngành ngân hàng tăng 6,16% so với đầu năm. Trong đó, cho vay BĐS chỉ tăng 2,19%, tỷ trọng cho vay mảng này hiện chiếm 7,5% tổng dư nợ nền kinh tế, (trong khi mức an toàn đưa ra là 8 – 10%) thấp hơn rất nhiều so với mức 15,8% năm 2017 hay 17,1% vào năm 2016.
Theo thống kê tại các ngân hàng, hiện nay tỷ lệ cho vay trong lĩnh vực BĐS thường ở mức dưới 5 – 7%. Tuy nhiên vẫn có một số ngân hàng đang có dư nợ trong lĩnh vực này vượt trên 10%. Tại Techcombank, tính đến cuối tháng 6, ngân hàng này dành hơn 20.000 tỷ đồng trên tổng số 166.700 tỷ đồng dư nợ cho vay để cho vay BĐS, chiếm 12% tổng dư nợ. Sacombank có hơn 42.000 tỷ đồng dư nợ cho vay các hoạt động liên quan kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn. Trong số này chủ yếu bao gồm BĐS và dịch vụ môi giới tư vấn BĐS, vượt trên 10% tổng dư nợ hiện nay. VPBank là hơn 15.500 tỷ đồng, tương đương 8,5% tổng dư nợ cho vay toàn ngân hàng. Hay như TPBank với hơn 7% dư nợ cho vay BĐS tương đương 5.400 tỷ đồng…
Mới đây nhất, Chính phủ đã yêu cầu NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, hỗ trợ thanh khoản hợp lý cho các tổ chức tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực BĐS. NHNN cũng liên tục yêu cầu các tổ chức tín dụng hạn chế mức độ tập trung tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, xây dựng. NHNN cũng yêu cầu các NHTM chỉ được cho vay 50% trên tổng giá trị tài sản thay vì 70 – 80% như trước đây.
“Các ngân hàng luôn rất mặn mà cho vay BĐS vì có tài sản thế chấp, nhu cầu vốn lớn và lãi suất có thể cao hơn cho vay sản xuất kinh doanh, nhất là né sang cho vay tiêu dùng. Do đó, chỉ cần có cơ hội, các ngân hàng sẽ cho vay nhiều đối với BĐS. Khi có quá nhiều tiền chảy vào lĩnh vực này sẽ đẩy giá BĐS tăng. Về lâu dài, cần bóc tách cho vay mua nhà ra khỏi cho vay tiêu dùng để cơ quan quản lý dễ nhận diện rủi ro hơn. ” – TS Lê Xuân Nghĩa
Theo luật sư Bùi Quang Tín, NHNN siết tín dụng BĐS là ý thức quản trị rủi ro từ chính các ngân hàng khi mà khối nợ xấu tồn tích từ các năm trước vẫn đang tiếp tục xử lý. Việc ngân hàng siết tín dụng vào BĐS sẽ không chỉ là nhất thời mà có thể trong vài năm tới và càng lúc càng siết chặt hơn. Bản chất của các dòng vốn cho BĐS là trung và dài hạn còn nguồn vốn của ngân hàng thì phần lớn là ngắn hạn, kể cả với các khoản tiền gửi kỳ hạn dài thì cũng có khả năng rút trước thời hạn.
Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Thực tế, dù tăng trưởng tín dụng chỉ 7,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế nhưng tiền không chỉ đổ vào BĐS theo kênh trực tiếp mà còn gián tiếp thông qua vay xây lắp và vay tiêu dùng. TS Võ Trí Thành – thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, tỷ trọng cho vay BĐS thực chất dao động từ 14 – 16% tổng dư nợ tín dụng. Con số này xuất phát từ việc tỷ trọng cho vay tiêu dùng của hệ thống ngân hàng đang dao động ở mức 16 – 17%, nhưng hơn một nửa số này chảy vào BĐS.
Năm 2018, NHNN đặt mục tiêu tín dụng tiêu dùng chỉ tăng khoảng 20%, giảm mạnh so với năm 2017 (tăng 30%). Mặc dù vậy, theo các chuyên gia kinh tế, Chỉ thị 04/2018/CT-NHNN của NHNN không siết chung tín dụng tiêu dùng, mà chỉ nhắm vào giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn cho vay tiêu dùng nhưng thực chất là để đầu tư kinh doanh BĐS.
Báo cáo của Bộ KH&ĐT cho thấy, trong 7 tháng đầu năm nay, số DN thành lập mới ngành kinh doanh BĐS tăng mạnh nhất trong tất cả các lĩnh vực. Đây cũng là ngành nghề có tỷ lệ DN hoàn tất giải thể cao nhất trong tất cả các ngành nghề có DN giải thể. Theo chuyên gia Cấn Văn Lực, BĐS là lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn lớn, song hiện nay khoảng 70% vốn đầu tư vào lĩnh vực này dựa vào vốn vay ngân hàng. Điều này cho thấy cơ cấu vốn BĐS còn bất cập, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt khi Nhà nước đưa ra các chính sách hạn chế dòng tiền chảy vào BĐS
Theo kinhtedothi.vn
Video đang HOT
Vì sao cò đất vẫn còn đường lộng hành?
Dù hệ thống pháp luật đã có đầy đủ quy định và chế tài xử lý nhưng các sai phạm của hoạt động môi giới bất động sản vẫn đang bị buông lỏng.
Nhằm ổn định thị trường bất động sản (BĐS), UBND TP.HCM vừa chỉ đạo Sở Xây dựng tiếp tục thực hiện công khai, minh bạch thông tin về tiến độ các dự án BĐS, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. UBND các quận, huyện cần tăng cường quản lý đối với việc tách thửa đất trên địa bàn TP, đảm bảo đúng quy trình và mục đích sử dụng.
TP cũng yêu cầu Công an TP phối hợp với UBND các quận, huyện kiểm tra, rà soát những cá nhân, tổ chức có dấu hiệu lừa đảo trong việc môi giới, giao dịch BĐS để xử lý theo quy định pháp luật.
Thị trường đất nền trong tay cò đất
Chỉ đạo trên được đưa ra sau khi UBND TP nhận thấy thời gian qua trên địa bàn có hiện tượng các nhà đầu cơ thao túng, tung thông tin sai lệch về các dự án BĐS rồi đẩy giá chuyển nhượng để hưởng chênh lệch. Hệ lụy là giá trị giao dịch các loại BĐS tại TP.HCM tăng đột biến dù nguồn cung không hề thiếu.
Trên thực tế, hồi đầu tháng 4 vừa qua, nhiều khu vực như quận 9, Thủ Đức, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ,... giá đất đã tăng phi mã. Đơn cử, giá đất một số nơi ở quận 9 tăng gấp 2-3 lần so với đầu năm. Trong vòng một năm qua, ở huyện Cần Giờ, nhiều khu đất phân lô có mức giá tăng 200%-300%, từ vài triệu lên vài chục triệu đồng/m2.
Người đi xem đất luôn bị cò rót những lời đường mật vào tai như: "Khu vực này sắp xây cầu, mở đường nên giá sẽ còn tăng nữa"; hoặc: "Nơi đây sắp được quy hoạch làm trung tâm thương mại, kinh tế nên nếu chậm chân sẽ không còn đất để mua...". Do tin lời cò, nhiều người đã đổ xô mua đất đầu cơ, đất nền được mua đi bán lại nhiều lần khiến giá nâng lên từng ngày.
Tương tự, thông tin Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc có thể trở thành đặc khu kinh tế sau khi qua miệng cò đã khiến giá đất nền tại các khu vực đó nhảy múa. Thậm chí có những nơi một ngày giá đất bị cò thổi lên đến 2-3 giá.
Anh Nguyễn Tâm (Vạn Ninh, Khánh Hòa) chia sẻ: Nghe thông tin Bắc Vân Phong sắp trở thành đặc khu kinh tế, nhiều nhà đầu tư ở khắp nơi lao vào mua đất ở khu vực này mà không cần tìm hiểu thực hư. Cũng có một số nhà đầu tư kiếm lời nhưng tôi chưa thấy ai ăn đậm như những người môi giới BĐS dù họ chỉ làm một việc duy nhất là giới thiệu mua bán rồi ăn chênh lệch. Có người thu về tới 20 tỉ đồng chỉ sau vài tháng mở văn phòng môi giới đất đai ở đây.
Nhiều điểm môi giới BĐS ở TP.HCM. Ảnh: HTD
"Muốn đạt lợi nhuận như thế thì cò phải dùng đủ chiêu để thổi giá đất. Ví dụ, năm 2015, giá một lô đất diện tích 200 m2 ở khu tái định cư thị trấn Tuần Lễ chỉ khoảng 40-50 triệu đồng/lô thì cuối năm 2017 tăng lên 400 triệu đồng và đến tháng 5 vừa qua, vẫn mảnh đất đó cò đất đã giao dịch với giá 5,5 tỉ đồng. Chủ đất phó mặc cho cò đẩy giá bao nhiêu cũng được, miễn bán được giá. Người mua sau thì nghe cò bảo có lời cũng bùi tai, xuống tiền đầu tư. Thế là cò ở giữa hốt lời" - anh Tâm nói.
Phải chấn chỉnh, quản lý gấp
Việc cò đất, đầu nậu thổi giá đất nền trong thời gian qua đã gây ra hệ lụy xấu cho thị trường BĐS ở nhiều địa phương như TP.HCM, Đồng Nai, Khánh Hòa,... Đây là câu chuyện muôn thuở nhưng chưa được xử lý tới nơi tới chốn.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS), cho biết: Hiện hệ thống pháp luật đã có đầy đủ quy định, chế tài để xử lý các vấn đề liên quan đến sai phạm trong hoạt động môi giới BĐS. Theo quy định của pháp luật thì hoạt động của sàn giao dịch BĐS phải đăng ký với Sở Xây dựng địa phương, doanh nghiệp môi giới phải khai báo với cơ quan thuế, nhân viên môi giới phải thi sát hạch, được cấp chứng chỉ mới được hành nghề.
"Trên thực tế, vấn đề kiểm soát trong lĩnh vực này hiện đang bị buông lỏng . Cơ quan nhà nước chưa quản lý, giám sát, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm của các văn phòng giao dịch địa ốc ngay từ đầu.Vì vậy, cò đất, môi giới vẫn ngang nhiên đăng tin quảng cáo sai sự thật và chào bán sản phẩm không đủ điều kiện theo quy định pháp luật" - ông Đính nói.
Cũng theo ông Đính, để ngăn chặn tận gốc việc cò đất lộng hành thì không chỉ từ cơ quan chức năng cấp TP mà ngay từ cấp phường, khi thấy văn phòng môi giới BĐS mở ra phải đến kiểm tra đăng ký kinh doanh và những người hành nghề có đủ điều kiện hoạt động không. Cơ quan chức năng thấy các dự án chào bán trên thị trường, dự án nào không có tên trong danh sách đủ điều kiện mua bán thì ngay lập tức phải báo cho thanh tra để xử lý. Các hoạt động quản lý nhà nước nếu được triển khai đồng bộ và tích cực thì việc "treo đầu dê, bán thịt chó" để lừa đảo khách hàng là rất khó xảy ra.
Ông Phạm Lâm, Tổng Giám đốc Công ty CP BĐS DKRA Việt Nam, nêu quan điểm Nhà nước cần minh bạch hóa về quy hoạch, làm sao để doanh nghiệp và người dân có thể kiểm tra thông tin dễ dàng. "Môi giới tác động đến tâm lý người mua rất lớn, vì vậy cần phải kiểm tra chặt chẽ việc vận hành đối với sàn môi giới, nhân viên môi giới để họ hoạt động chuyên nghiệp hơn. Nếu kiểm tra thấy văn phòng môi giới nào không đủ điều kiện hoạt động thì yêu cầu dừng hoạt động và khôi phục hiện trạng. Chỉ khi nào những sàn giao dịch BĐS bát nháo bị xử lý một cách nghiêm khắc thì thị trường địa ốc mới ổn định được" - ông Lâm nói.
Các chiêu được cò đất hay dùng
Những chiêu mà các công ty môi giới làm ăn kiểu chụp giựt thường sử dụng như mạo danh chủ đầu tư của dự án để đứng ra ký kết các hợp đồng không đúng quy định, tự ý thay đổi tên dự án, tự ý thêm các tiện ích ảo vào dự án để lôi kéo khách hàng, sử dụng "chim mồi" để dụ dỗ khách hàng xuống tiền hay tự ý "thổi giá" nhà, đất... Do đó, khi muốn mua nhà, đất tại một dự án nào đó, nhà đầu tư cần yêu cầu nhân viên môi giới cung cấp thông tin về chủ đầu tư và các vấn đề pháp lý liên quan để tránh những rủi ro về sau.
Ông LÊ HOÀNG CHÂU , Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM
Theo Khánh Mai
Pháp luật Tp Hồ Chí Minh
Pomina chốt danh sách cổ đông phát hành 56 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 30% Tính riêng 6 tháng đầu năm 2018 Pomina đạt gần 374 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 41% so với cùng kỳ. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2018 Pomina đạt gần 374 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 41% so với cùng kỳ. Ngày 9/10 tới đây CTCP Thép Pomina (mã chứng khoán POM) sẽ chốt danh sách cổ đông...