Lộ tỷ lệ premium ở các cổ phiếu kín room ngoại
Cổ phiếu MWG có tỷ lệ premium cao nhất với 45%, kế đến là cổ phiếu FPT với khoảng 20%.
Dòng vốn từ ban lãnh đạo và doanh nghiệp là lực đỡ cho thị trường giai đoạn sau dịch bệnh bùng phát đến nay.
Nền kinh tế Việt Nam dù suy yếu do dịch Covid-19 những vẫn ổn định và nhiều động lực tăng trưởng dài hạn.
MWG có tỷ lệ premium cao nhất
Trong một báo cáo về cơ hội đầu tư vào Việt Nam mới đây, Phó giám đốc đầu tư, Trưởng phòng nghiên cứu Dragon Capital ông Lê Anh Tuấn nhận định Việt Nam là thị trường chứng khoán đang được định giá rẻ trong khu vực. Cụ thể, chỉ số P/E (hoặc PER) dự phóng 60 khoản đầu tư lớn nhất của Dragon Capital chỉ khoảng 11,2 lần và EPS giảm 1,9%. Đây là mức định giá rất rẻ khi so sánh tương đương với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc.
Định giá các cổ phiếu Việt Nam tương đối rẻ khi so sánh tương đương trong khu vực. Nguồn: Dragon Capital
Dragon Capital dự báo mức định giá P/E cho năm 2021 sẽ còn giảm xuống 9,6 lần do tăng trưởng EPS dự kiến lên đến 17,9%. Tỷ lệ nợ ròng trên vốn cổ phần (Net DER) các doanh nghiệp duy trì ở mức an toàn 0,2 lần, giảm so với 0,3 lần của năm 2019.
Tuy nhiên, ông Tuấn cũng chỉ ra một trong những vấn đề của thị trường Việt Nam là ở các cổ phiếu bị kín sở hữu của nước ngoài (cổ phiếu FOL). Do kín room, khối ngoại thường phải thỏa thuận cổ phiếu ngoài sàn cộng thêm một tỷ lệ premium (thặng dư) so với thị giá trên sàn chứng khoán.
Video đang HOT
Tỷ lệ premium của một số cổ phiếu FOL trên sàn chứng khoán. Nguồn Dragon Capital.
Đáng chú ý nhất là cổ phiếu Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) có tỷ lệ premium cao nhất lên đến 45%.
MWG đang tìm kiếm các động lực tăng trưởng mới ngay trong giai đoạn dịch bệnh và ngành hàng điện thoại đi xuống. Cụ thể đơn vị này đang nhân rộng mô hình Điện Máy Xanh Supermini (DMS) để tăng thị phần điện máy lên 60%, xây dựng mô hình Bách Hóa Xanh “5 tỷ đồng” đi kèm với nhà thuốc An Khang, triển khai siêu thị điện máy Bluetronics với mục tiêu dẫn đầu thị phần tại Campuchia.
Dữ liệu từ Dragon Capital cho thấy cổ phiếu FPT Corporation (HoSE: FPT) được khối ngoại trao tay cộng thêm mức chênh lệch khoảng 20%. Còn trong một thông báo hồi đầu tháng 6, quỹ PXP Vietnam Asset Management cho biết premium với cổ phiếu FPT khoảng 30%.
FPT đang cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại bởi tác động của dịch Covid-19. Lợi nhuận sau thuế lũy kế 7 tháng đầu năm tăng 13% lên 2.388 tỷ đồng, trong đó tháng 7 chỉ còn tăng gần 9%. Mặc dù doanh nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2020 là 18% nhưng theo nhận định của SSI Research, mức tăng trưởng cả năm của FPT chỉ khoảng 8% trong bối cảnh không chắc chắn về tác động của dịch Covid-19 lên chi tiêu công nghệ toàn cầu.
Với các cổ phiếu khác như Nam Long (HoSE: NLG), Vàng bạc Phú Nhuận (HoSE: PNJ) và các ngân hàng Techcombank (HoSE: TCB), VPBank (HoSE: VPB), MB (HoSE: MBB) có mức chênh 7% so với thị giá trên sàng. Riêng cổ phiếu ngân hàng Á Châu (HNX: ACB), mức thặng dư là 10% khi cổ phiếu này đang giao dịch trên sàn HNX với biên độ giá 10%.
Dòng vốn từ ban lãnh đạo và doanh nghiệp là lực đỡ cho thị trường
Trở lại thị trường chứng khoán, VN-Index bắt đầu giảm sâu trong đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ nhất (tháng 2) nhưng sau đó đang hồi phục mạnh về vùng giá gần trước dịch như hiện nay. Dragon Capital có thống kê về dòng vốn các nhà đầu tư trong giai đoạn tháng 2 đến tháng 8.
Thống kê dòng vốn giai đoạn tháng 2-8 của các nhà đầu tư. Nguồn: Dragon Capital.
Khối ngoại là nhóm bán ròng mạnh nhất từ sau dịch bệnh bùng phát với giá trị 834 triệu USD, trong khi các tổ chức trong nước bán ròng 123 triệu USD. Đáng chú ý, nhóm doanh nghiệp và ban lãnh đạo mua cổ phiếu chính là lực đỡ chủ yếu cho thị trường giai đoạn này, bên cạnh đó nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng mua ròng 106 triệu USD.
Số liệu của Dragon Capital còn cho thấy một thực trạng khác là mức dư nợ ký quỹ (margin) của nhà đầu tư nhỏ lẻ đã giảm đến 23% chỉ còn khoảng 1,69 tỷ USD vào tháng 8.
Nền kinh tế Việt Nam suy yếu nhưng vẫn ổn định
Nhận định về tác động của Covid-19 lên nền kinh tế, ông Tuấn dẫn số liệu GDP Việt Nam trong quý II ở mức thấp nhất 20 năm, nhưng mức tăng trưởng 0,36% thì đây vẫn là kết quả quan so với mức tăng trưởng âm của nhiều quốc gia trên thế giới. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao lên 3,6% ở khu vực thành thị. Dòng vốn nước ngoài rút ra khỏi thị trường gần 700 triệu USD trong hơn 7 tháng đầu năm…
Dù vậy, bức tranh vĩ mô của Việt Nam vẫn ổn định. Dữ trữ ngoại hối tiếp tục tăng lên mức kỷ lục 85,3 tỷ USD từ 80 tỷ USD cuối năm 2019, tỷ giá USD/VND ổn định từ đầu năm, lạm phát được kiểm soát quanh dưới 4%, tăng trưởng tín dụng vẫn khả quan, ngân hàng nhà nước cắt giảm lãi suất, đầu tư công tăng 20% trong nửa đầu năm…
Ngoài ra, Việt Nam còn được hưởng lợi từ việc dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu với các nhà đầu tư như Hoya, Matsuoka, Meiko, Nikkiso, Shin-Etsu. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giải ngân trong 7 tháng đầu năm đạt 10,1 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ 2019 nhưng vẫn cao hơn cùng kỳ 2018 -2016.
Việt Nam dẫn đầu về tăng thị phần xuất khẩu điện thoại, may mặc, nội thất nhờ dịch chuyển sản xuất toàn cầu. Nguồn: Dragon Capital.
Phó giám đốc đầu tư của Dragon Capital còn cho rằng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới cũng có thể có lợi cho Việt Nam khi ông Biden nhấn mạnh sự cần thiết phải gia nhập hiệp định thương mại TPP nhằm cạnh tranh với Trung Quốc.
Động lực tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế sẽ đến từ việc tầng lớp trung lưu tăng, hiệu quả tăng lên của khối doanh nghiệp tư nhân và khả năng trở thành cường quốc sản xuất trên thế giới nhờ hội nhập sâu rộng vào thương mại toàn cầu.
2 quỹ ngoại đăng ký bán hơn 28 triệu cổ phiếu JVC
Quỹ ngoại DI Asian Undustrial Fund L.P. (DIAF) vừa thông báo đăng ký bán toàn bộ gần 21,77 triệu cổ phiếu JVC của Công ty cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật để cơ cấu lại danh mục đầu tư.
Theo đó, giao dịch dự kiến thực hiện từ 27/8 đến 25/9/2020. Cùng thời gian, quỹ Dream Incubator Inc. (DI Inc) cũng đăng ký bán toàn bộ hơn 6,58 triệu cổ phiếu JVC để cơ cấu danh mục đầu tư.
Được biết, ông Kyohe Hosono là Chủ tịch HĐQT JVC đồng thời cũng là Giám đốc và Giám đốc vận hành của DI Inc. Ông Kyohe Hosono cũng là Giám đốc của DIAF.
Ông Kyohe Hosono được bổ nhiệm giữ chức danh Chủ tịch HĐQT của Y tế Việt Nhật từ 23/10/2018 thay ông Nguyễn Thế Hướng.
Trên thị trường, cổ phiếu JVC hiện giao dịch quanh mức 4.000 đồng/cổ phiếu. Tạm tính nhóm cổ đông này có thể thu về khoảng 113 tỷ đồng.
JVC lên sàn chứng khoán năm 2011, cổ phiếu từng đạt đỉnh trên 25.000 đồng/cổ phiếu đầu năm 2015, có các cổ đông lớn như Dragon Capital, DIAF, Vietnam Equity Holding...
Tuy nhiên sau sự cố nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Lê Văn Hướng bị bắt với tội danh lừa dối khách hàng, cổ phiếu này bắt đầu lao dốc. Hàng loạt cổ đông lớn thoái vốn khỏi doanh nghiệp từ Dragon Capital, Vietnam Equity Holding, Tổng công ty thiết bị Y tế Việt Nam.../.
Dòng vốn trở lại chứng khoán rõ ràng hơn Tuần giao dịch vừa qua kết thúc trong sắc xanh với sự lạc quan của nhiều nhà đầu tư. Thông tin về dòng tiền từ quỹ đang quay trở lại thị trường cổ phiếu khiến các dòng tiền nhỏ cũng rục rịch chuyển động, nhưng chọn đầu tư thế nào vẫn là câu hỏi không dễ lúc này. Theo số liệu từ Công...