Lộ trình nới lỏng giãn cách tại Hà Nội: Các chuyên gia nói gì?
Theo các chuyên gia, ở trạng thái “bình thường mới” Hà Nội phải có mô hình lối sống an toàn, mô hình kinh doanh an toàn.
Bởi chỉ một ca bệnh xâm nhập vào là “vùng xanh” có thể chuyển thành “vùng đỏ”.
Lần đầu tiên Hà Nội áp dụng chiến lược “chống dịch theo phân vùng”
Trong đợt giãn cách thứ 4 từ ngày 6 – 21/9, Hà Nội áp dụng chiến lược giãn cách theo vùng phù hợp với mức độ nguy cơ của dịch và đặc điểm địa lý – dân cư – sinh hoạt – sản xuất.
Cụ thể, vùng 1 bao gồm khu vực đô thị trung tâm với mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hiện là vùng đỏ, có nhiều đối tượng nguy cơ cao sẽ tiếp tục thực hiện theo Chỉ thị 16 và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn với nguyên tắc “ai ở đâu, ở đó”.
Bản đồ phân vùng chống dịch tại Hà Nội.
Tại vùng 2, 3 sẽ phòng chống dịch theo nguyên tắc Chỉ thị 15 và áp dụng một số biện pháp ở mức cao (Chỉ thị 15 ) cho phù hợp, đồng thời có nhiệm vụ hỗ trợ khu vực vùng 1.
Ngày 7/9, trao đổi về tình hình tổ chức phân vùng phòng, chống dịch Covid-19, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho hay, trên cơ sở tầm soát y tế toàn dân, ngành y tế chủ trì phối hợp với chính quyền từng địa phương đánh giá mức độ nguy cơ và tham mưu, đề xuất quyết định nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch theo tình hình thực tế trên từng địa bàn để tổ chức đời sống, sản xuất, kinh doanh… Tinh thần là an toàn đến đâu, mở ra đến đấy.
Một cửa hàng tại Gia Lâm được mở cửa bán đồ ăn mang về.
Ngày đầu tiên của đợt giãn cách xã hội lần thứ 4, huyện Gia Lâm đã cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ bán đồ ăn mang về tại 19/22 xã, thị trấn “vùng xanh” trên địa bàn.
Từ 9/9, địa bàn quận Long Biên cũng được chia 3 vùng để quản lý, phòng chống dịch. Trong đó, vùng 3 gồm 8 phường ở mức độ “bình thường mới”: Giang Biên, Việt Hưng, Đức Giang, Phúc Đồng, Gia Thụy, Bồ Đề, Ngọc Thụy và Cự Khối.
Cần có lộ trình nới lỏng “linh hoạt” dựa trên đánh giá nguy cơ
Video đang HOT
Nêu quan điểm về lộ trình nới lỏng các biện pháp giãn cách tại Hà Nội, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam cho rằng, để có thể tiến tới lộ trình nới lỏng hơn nữa các hoạt động, dịch vụ hoặc áp dụng biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị 19 đối với “vùng xanh”, Hà Nội sẽ cần thực hiện đánh giá lại nguy cơ trên nguyên tắc “nguy cơ đến đâu đáp ứng đến đó”.
Đồng thời, việc nới lỏng hơn nữa đối với “vùng xanh” sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố, trong đó có nguy cơ dịch tễ, tỉ lệ tiêm vắc xin của thành phố cũng như đặc điểm dân cư và kịch bản phòng, chống dịch tại “vùng xanh”.
Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội, tại các “vùng xanh”, các cấp chính quyền cần nhanh chóng xây dựng phương án và thực hiện lộ trình “mở cửa” dần trở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
“Mục tiêu cuối cùng của việc chống dịch là từng bước thiết lập lại cuộc sống bình thường mới, không thể giãn cách mãi. Việc mở cửa trở lại một số hoạt động theo lộ trình dựa trên nguyên tắc đánh giá nguy cơ là điều cần thiết để đảm bảo an sinh cho người dân”, PGS Hùng cho hay.
PGS Hùng nhận định, tại các quận/huyện vùng xanh có thể áp dụng mức giãn cách theo nguyên tắc Chỉ thị 19 trên toàn địa bàn hoặc áp dụng trước tại các khu vực ít nguy cơ nhất và có lộ trình mở rộng vùng xanh trên nguyên tắc đánh giá mức nguy cơ. Thậm chí với những địa bàn nguy cơ rất thấp có thể áp dụng các biện pháp giãn cách thấp hơn Chỉ thị 19.
Tỉ lệ tiêm chủng vắc xin là một tiêu chí quan trọng để nới lỏng các biện pháp giãn cách (Ảnh minh họa).
“Cơ quan chức năng cần xây dựng lộ trình từng bước nới lỏng giãn cách xã hội đối với những khu vực dịch “hạ nhiệt” một cách linh hoạt theo diễn biến dịch. Cần có những tiêu chí cụ thể để đánh giá nguy cơ và “chuyển màu” cho các vùng. Ví dụ những quận/huyện đang áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 15 nhưng sau 2 tuần liên tiếp không ghi nhận F0, có thể cho áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 19. Đây cũng là động lực để các vùng đỏ, vùng vàng phấn đấu kiểm soát dịch để trở thành vùng xanh. Lộ trình nới giãn cách xã hội cũng cần căn cứ vào tỷ lệ tiêm chủng của người dân và kết quả truy vết, khống chế khi các vụ dịch bùng phát của địa phương”, PGS Hùng nhấn mạnh.
Hà Nội đang mở chiến dịch xét nghiệm toàn dân.
Trước đó, trao đổi với Dân trí, TS.BS Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam nhận định, Hà Nội cần tiếp tục duy trì các biện pháp giãn cách cho đến khi bao phủ đủ vắc xin cho cộng đồng, đặc biệt là nhóm người cao tuổi, người có bệnh nền… Bên cạnh đó, xây dựng tiêu chí cho việc nới giãn cách theo từng giai đoạn để tạo động lực phấn đấu cho chính quyền địa phương, người dân và doanh nghiệp.
Chuyên gia này nêu quan điểm: “Để nới lỏng giãn cách, cần đạt được ít nhất 2 tiêu chí về: độ bao phủ tiêm chủng và năng lực xét nghiệm, điều trị, y tế công cộng”.
Lối sống, mô hình kinh doanh an toàn trong trạng thái bình thường mới
PGS Trần Đắc Phu nhấn mạnh, dù ở trạng thái “bình thường mới” thì Hà Nội vẫn phải có mô hình lối sống an toàn, mô hình kinh doanh an toàn. Bởi lẽ, nếu không có lối sống an toàn, mô hình kinh doanh an toàn, chợ an toàn… thì khi nới lỏng các biện pháp chống dịch, chỉ cần một ca bệnh xâm nhập vào là “vùng xanh” có thể chuyển thành “vùng đỏ”. Nhất là ở những vùng có dân cư đông đúc. Vì vậy, cần xây dựng mô hình an toàn và đề cao cảnh giác, không được lơ là, chủ quan”, PGS Phu cho hay.
Theo các chuyên gia, ở trạng thái “bình thường mới” Hà Nội phải có mô hình lối sống an toàn, mô hình kinh doanh an toàn. Bởi chỉ một ca bệnh xâm nhập vào là “vùng xanh” có thể chuyển thành “vùng đỏ”.
PGS Nguyễn Việt Hùng cũng có chung quan điểm về tầm quan trọng của việc thực hành phòng, chống dịch của người tại các vùng xanh đang dần được nới lỏng.
Theo PGS Hùng, khi mở cửa trở lại các hoạt động, điều quan trọng nhất chính là đảm bảo thực hành phòng ngừa lây nhiễm của mỗi người dân, mỗi cơ sở.
Ví dụ điển hình là tại các vùng xanh của Gia Lâm, Long Biên đã cho hoạt động trở lại dịch vụ bán đồ ăn mang về. Nếu người bán hàng, khách hàng, người giao hàng tuân thủ tốt các nguyên tắc phòng dịch như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn tay, khai báo y tế… thì sẽ vẫn đảm bảo an toàn.
“Đương nhiên, không thể trông chờ hoàn toàn vào ý thức của người dân mà cần phải có sự giám sát chặt của cơ quan chức năng. Trong việc này, tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của lực lượng cơ sở. Họ là lực lượng gần dân nhất, sâu sát nhất. Do đó, cần nâng cao vai trò của lực lượng này trong việc đảm bảo thực hành giãn cách của người dân và các cơ sở kinh doanh. Phải xử phạt nghiêm những người vi phạm”, PGS Hùng nhấn mạnh.
Nhiều huyện của Thủ đô nhanh chóng nối lại chuỗi sản xuất an toàn tại các 'vùng xanh'
Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/9/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội, mới đây, một số địa phương thuộc "vùng xanh" đã có kế hoạch, hướng dẫn, đồng hành với doanh nghiệp, người lao động sớm tổ chức sản xuất trở lại để khôi phục kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho người dân.
Nới lỏng từng bước theo lộ trình
Sáng 6/9, sau khi nghe thông tin các địa phương thuộc "vùng xanh" sẽ được nới lỏng một số hoạt động để thực hiện hiệu quả hơn "mục tiêu kép", anh Nguyễn Văn Chung (Chương Mỹ, Hà Nội) cảm thấy vô cùng phấn khởi. Anh Chung vốn làm công nhân xây dựng trên địa bàn, hơn 1 tháng nay khi Thành phố thực hiện giãn cách xã hội, anh cùng đồng nghiệp đã phải nghỉ làm.
"Thời gian qua, nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, tôi đã được giúp đỡ 1 phần về lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên, tôi cảm thấy rất mừng khi địa phương đang được nới lỏng dần, sắp tới, rất nhiều người lao động như chúng tôi sẽ tiếp tục được đi làm", anh Chung chia sẻ.
Còn chị Đỗ Thị Hiền, Giám đốc Công ty Dịch vụ thương mại An Quý (đóng trên địa bàn huyện Mê Linh) cho biết, hiện tại công ty đang cung cấp suất ăn cho các nhà máy, trường học. Khi Thành phố thực hiện Chị thị 16 khiến Công ty của chị Hiền gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất, một số nhà cung cấp bị đứt gãy bởi không thể di chuyển được đến nơi.
"Thời gian qua, chúng tôi cũng đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch; 3 ngày xét nghiệm cho công nhân 1 lần. Đồng thời, thay đổi cách làm việc, giao nhận hàng hóa cho phù hợp. Khi Thành phố nới lỏng các biện pháp phòng dịch, đối với các vùng xanh, thời gian tới, chúng tôi cũng sẽ có nhiều biện pháp sản xuất phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, vẫn chú trọng đến các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19", chị Hiền cho biết.
Huyện Chương Mỹ cũng đã xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện các biện pháp sản xuất tại vùng xanh.
Tại huyện Chương Mỹ, thực hiện phương án của UBND Thành phố về phân vùng phòng, chống dịch bệnh Covid-19, trong ngày 6/9, UBND huyện Chương Mỹ cũng đã xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện tại "vùng xanh". Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Đình Hoa cho biết, trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục mục tiêu bảo vệ an toàn, vững chắc "vùng xanh", ngăn chặn không để dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn huyện. Bên cạnh đó, đảm bảo an toàn về sức khỏe, ổn định đời sống cho nhân dân, tiếp tục thực hiện có hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
"Các biện pháp phòng, chống dịch sẽ được thống nhất theo vùng 3, thực hiện các biện pháp theo Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tình hình dịch bệnh cụ thể trên địa bàn toàn huyện; tiếp tục thực hiện nghiêm phương châm phòng bệnh là giải pháp cơ bản, chiến lược, lâu dài, bảo vệ vững chắc các "vùng xanh"; ngăn chặn, tuyệt đối không để dịch bệnh lây lan trên địa bàn huyện", Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ cho biết.
Cụ thể, trong sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản, huyện Chương Mỹ đã tăng cường chỉ đạo sản xuất nông nghiệp; thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, phòng chống thiên tai đảm bảo sản xuất. Xây dựng kế hoạch thu hoạch lúa và cây rau màu vụ Mùa 2021, triển khai kế hoạch gieo trồng cây vụ đông 2021-2022, đặc biệt là cây vụ đông sớm. Tăng cường mở rộng diện tích cây vụ đông đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm cho người dân trên địa bàn huyện, cùng với các địa phương khác góp phần đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho khu vực nội đô.
Trước tình hình mới, huyện cũng sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ nông dân thu hoạch nông sản, kết nối tiêu thụ. Rà soát, tổng hợp danh sách phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải thuộc chuỗi cung ứng hàng hoá gửi Công an Thành phố để được cấp mã, phù hiệu hoặc thẻ nhận diện ra - vào Thành phố và vùng 1, 2, 3 theo quy định.
Nỗ lực đảm bảo "mục tiêu kép"
Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ cũng thông tin, đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, huyện Chương Mỹ đề nghị các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất chỉ hoạt động tối đa 50% công suất, số lao động, thực hiện phân chia ca, kịp khoa học để đảm bảo giãn cách; xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án sản xuất theo chỉ đạo tại Phương án số 162/PA-UBND ngày 12/7/2021 của UBND Thành phố về phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất và kinh doanh trên địa bàn Thành phố; xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Theo đó, doanh nghiệp phải ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và chịu trách nhiệm nếu để dịch bệnh xảy ra tại cơ sở.
Trong đó, đối với người lao động, phải thực hiện quét mã QR, khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế và Phương án sản xuất của doanh nghiệp; các chuyên gia, người lao động cư trú ngoài địa bàn huyện phải thực hiện "3 tại chỗ" tại doanh nghiệp. Về việc triển khai các công trình xây dựng trên địa bàn, huyện yêu cầu các đơn vị chủ đầu tư, các chủ thể triển khai hoạt động xây dựng phải nghiêm túc chấp hành các quy định về phòng chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị số 15/CT-TTg; mỗi công trình xây dựng phải có phương án thi công đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Mặc dù nới lỏng một số biện pháp, nhưng lãnh đạo huyện Chương Mỹ cũng khẳng định sẽ tiếp tục duy trì hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch tùy thuộc vào tình hình thực tế. Theo đó, hoạt động các chốt tại các vị trí giáp ranh với các xóm, đường ngang, ngõ tắt trên địa bàn xã, thị trấn 24/24/7 vẫn được duy trì để kiểm soát chặt chẽ toàn bộ người ra, vào địa bàn bảo vệ "vùng xanh" (cho đến khi có thông báo mới); dừng hoạt động các chất liên xã trong nội bộ huyện.
Huyện cũng đề cao việc phát huy vai trò, trách nhiệm của Công an xã, thị trấn, các Tổ Covid cộng đồng giám sát chặt chẽ những di biến động của người dân trên địa bàn; hướng dẫn, yêu cầu các hộ gia đình ký cam kết hạn chế đi lại, không ra khỏi nhà khi không thực sự cần thiết, "ai ở vùng nào thì ở vùng đó". Tổ chức tuần tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về phòng, chống dịch Covid-19.
Đặc biệt trong việc thực hiện Chỉ thị số 15/CTTTg của Thủ tướng Chính phủ, huyện Chương Mỹ đã chủ động nắm tình hình, dư luận, nội bộ nhân dân liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19; không để các đối tượng xấu lợi dụng, đưa tin sai sự thật gây mất ổn định tình hình (kể cả trên không gian mạng); đề xuất xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Huyện Thạch Thất cũng đã nới lỏng một số biện pháp phòng, chống dịch, nỗ lực nối lại chuỗi sản xuất an toàn.
Tương tự, tại huyện Thạch Thất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất Nguyễn Mạnh Hồng cũng cho biết, từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9, huyện Thạch Thất triển khai 3 vùng. Vùng nguy cơ cao là "vùng cam" gồm xã Phùng Xá, áp dụng Chỉ thị 15 và một số biện pháp mức cao hơn để từng bước duy trì sản xuất an toàn. Vùng nguy cơ là "vùng vàng" gồm Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, toàn bộ địa giới hành chính xã Hữu Bằng và một phần địa giới xã Bình Phú (thôn Phú Ổ), áp dụng Chỉ thị 15 và một số biện pháp mức cao hơn để đẩy mạnh và duy trì sản xuất an toàn.
Vùng an toàn là "vùng xanh" gồm toàn bộ địa giới hành chính 5 xã Bình Phú, Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng, Thạch Hòa và 16 xã thị trấn Thạch Xá, Chàng Sơn, Cần Kiệm, Dị Nậu, Hương Ngải, Liên Quan, Phú Kim, Lại Thượng, Đại Đồng, Cẩm Yên, Kim Quan, Đồng Trúc, Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân; áp dụng theo Chỉ thị 15 và một số biện pháp ở mức cao hơn theo nguyên tắc mỗi xã, thị trấn, thôn, tổ dân phố, khu sản xuất là một pháo đài chống dịch, kết hợp tuân thủ 5K và cách ly khu dân cư có dịch.
Nguyên tắc thực hiện thống nhất các biện pháp phòng chống dịch theo các vùng, kiểm soát chặt chẽ người dân và các hoạt động xã hội; Hạn chế tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh giữa các vùng. Phân vùng để phòng, chống dịch không phải phân vùng để quản lý hành chính.
Huyện tiếp tục tạm đình chỉ hoạt động tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh được hoạt động trở lại bao gồm nhà máy, cơ sở sản xuất, các công trình giao thông, xây dựng, các hộ kinh doanh mặt hàng thiết yếu; Các cửa hàng dịch vụ ăn uống chỉ được phép bán mang về (có vách ngăn giữa người bán và người mua; người bán phải đeo kính chắn giọt bắn); yêu cầu khai báo y tế và sử dụng mã QR-Code.
Bên cạnh đó, các siêu thị, cửa hàng kinh doanh, chợ phiên, chợ dân sinh trên địa bàn tổ chức sắp xếp chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhu yếu phẩm hàng ngày cho người dân; sắp xếp bố trí các quầy hàng phù hợp với quy mô, diện tích, điều chỉnh giảm số lượng khách hàng cùng thời điểm.
Người dân Hà Nội phấn khởi mua bún, phở mang về tại hàng quán ở vùng xanh Sáng 7/9, nhiều quán bún, phở, cửa hàng ăn uống và đồ thiết yếu tại một số vùng xanh ở huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã mở cửa trở lại, dù chỉ được bán về nhưng cả chủ hàng và người mua đều tỏ ra phấn khởi. Người dân Hà Nội phấn khởi mua bún, phở mang về tại hàng quán ở vùng...