Lộ trình gập ghềnh của châu Âu

Theo dõi VGT trên

Tại Hội nghị thượng đỉnh từ ngày 20-21/10 ở Brussels (Bỉ), lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về lộ trình nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay.

Tuy nhiên, những thông tin ban đầu cho thấy “bước tiến lớn” này cũng mới chỉ là kế hoạch khái quát. EU cần phải gấp rút vượt qua một lộ trình gập ghềnh trước mắt để đi tới các giải pháp cụ thể trong bối cảnh mùa Đông đã cận kề.

Lộ trình gập ghềnh của châu Âu - Hình 1
Các nhà lãnh đạo chụp ảnh chung tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức của EU ở Praha, CH Séc, ngày 7/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Sau cuộc thảo luận căng thẳng xuyên đêm kéo dài 11 giờ, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel thông báo rằng các nhà lãnh đạo EU “quyết tâm mạnh mẽ, đồng lòng sẻ chia” để cùng hành động nhằm đạt được 3 mục tiêu: hạ giá năng lượng, đảm bảo an ninh nguồn cung và giảm nhu cầu. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố “lộ trình rất tốt và vững chắc” nhưng cũng đồng thời thừa nhận đây mới chỉ là “hướng dẫn chiến lược” để các nước thành viên EU tiếp tục làm việc về chủ đề giá năng lượng. Bà hy vọng EC sẽ có các đề xuất cụ thể để bộ trưởng năng lượng các nước thành viên EU thảo luận tại hội nghị ngày 25/10.

Về phần mình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ hài lòng, cho rằng EU sẽ có các biện pháp để thực thi từ cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 tới. Ông Macron nhấn mạnh rằng thỏa thuận này đã gửi đi tín hiệu về sự quyết tâm và đoàn kết của khối. Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đánh giá EU đã đạt được tiến triển tốt trong vấn đề năng lượng. Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo gọi lộ trình là một “bước tiến lớn” và là “khoảnh khắc của sự thật”. Thông tin cụ thể hơn về lộ trình này, trang Euronews cho biết lãnh đạo các nước EU đã nhất trí tiến tới việc mua chung khí đốt và tạo ra một chuẩn giá khí đốt mới vào đầu năm 2023 để phản ánh tốt hơn tình hình thị trường. Bên cạnh đó, các bên cũng tán thành mục tiêu áp giá trần tạm thời đối với giao dịch khí đốt và kêu gọi EC “khẩn trương đệ trình các quyết định cụ thể”. Ngoài ra, các nước EU sẽ tiếp tục thảo luận về “ngoại lệ Iberia” – trường hợp Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha giới hạn giá khí đốt được sử dụng để sản xuất điện, qua đó giảm giá năng lượng ở khu vực bán đảo Iberia.

Phát biểu của các nhà lãnh đạo EU đều đề cao sự đoàn kết và đánh giá tích cực về lộ trình đạt được ngày 21/10. Tuy nhiên, dư luận và giới phân tích đã ngay lập tức chỉ ra những mâu thuẫn khó dung hòa trong nội bộ EU. Tờ Politico mô tả thỏa thuận này là đặc trưng của châu Âu, nơi không ai đạt được tất cả. Theo đó, kết quả sẽ phụ thuộc vào các điều kiện, sự nhượng bộ và cần thêm nhiều tuần đàm phán. Tờ Financial Times gọi lộ trình này là sự thỏa hiệp “hoang mang”. Nghị sĩ Nghị viện châu Âu (EP) Mikulas Peksa đánh giá thỏa thuận là “bước tiến” nhưng nhấn mạnh cần phải chờ đợi “các kế hoạch cụ thể”.

Video đang HOT

Theo giới phân tích, một trong những bất đồng lớn nhất là kế hoạch thiết lập giá trần mà các nước EU phải trả để nhập khẩu khí đốt. Hiện có 15 quốc gia EU, trong đó có Bỉ, Pháp, Hy Lạp, Italy, Bồ Đào Nha, Romania, Slovenia và Tây Ban Nha, ủng hộ áp giá trần khí đốt, trong khi 11 quốc gia thành viên khác, trong đó có Đức, Thụy Điển, Áo, Đan Mạch và Hà Lan, lên tiếng phản đối. Các nước phản đối lập luận rằng biện pháp này sẽ phản tác dụng vì khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mà châu Âu đang rất cần sẽ được bán cho các đối thủ sẵn sàng trả giá cao hơn. Bộ trưởng Năng lượng Luxembourg Claude Turmes từng đặt câu hỏi: “Chúng ta sẽ làm gì nếu các tàu chở LNG được chuyển hướng đến châu Á? Một giải pháp thay thế rẻ hơn và an toàn hơn trước hết là giảm mức tiêu thụ và chỉ giới hạn giá khí đốt được sử dụng sản xuất điện”. Phía Đức thì cho rằng khí đốt rẻ hơn sẽ không khuyến khích người dùng cắt giảm lượng tiêu thụ, điều này đồng nghĩa đi ngược lại mục tiêu giảm nhu cầu trong bối cảnh hiện nay.

Lộ trình gập ghềnh của châu Âu - Hình 2
Bể chứa dầu tại cơ sở lọc dầu của Công ty năng lượng Total Energies ở Mardyck, miền Bắc Pháp ngày 13/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Sự bất đồng về việc áp giá trần cũng có thể ảnh hưởng tới kế hoạch mua chung khí đốt. Giới chức châu Âu vẫn tự tin vào sức mạnh tập thể của kế hoạch này sẽ giúp tăng vị thế đàm phán của EU với tư cách là một bên mua duy nhất, đồng thời giảm sự cạnh tranh nội bộ giữa các nước thành viên. Tuy nhiên, khi tình hình có những biến động khó lường khiến nguồn cung khan hiếm, nhu cầu lại tăng vọt (như mùa Đông lạnh hơn) thì nguy cơ “mạnh ai nấy…sống” hoặc những “ngoại lệ” hoàn toàn có thể xảy ra. Chỉ ít giờ sau khi các quan chức EU thông tin về lộ trình ứng phó khủng hoảng năng lượng, Quốc hội Đức cùng ngày 21/10 đã thông qua gói cứu trợ 200 tỷ euro (tương đương 5% GDP của Đức) nhằm bảo vệ các công ty và hộ gia đình khỏi các tác động do giá năng lượng leo thang. Số tiền này có thể được sử dụng cho đến giữa năm 2024 để tài trợ kế hoạch giảm giá khí đốt, giá điện cũng như hỗ trợ các công ty gặp khó khăn, gồm các công ty năng lượng. Báo chí Pháp mô tả gói cứu trợ của Đức là cách hành xử “riêng lẻ khỏe ăn”. Một quan chức ngoại giao EU cho rằng Đức đã chọn an ninh nguồn cung vì “có thể mua được với giá cao, nhưng nhiều nước không thể theo kịp về mặt chi phí”.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban thì tuyên bố bất kỳ kế hoạch nào của EU nhằm áp giá trần khí đốt trong tương lai cũng sẽ không áp dụng với các thỏa thuận dài hạn, trong đó có thỏa thuận mà Hungary đã ký với Tập đoàn Gazprom của Nga thời hạn 15 năm. Những bất đồng và ngoại lệ này khiến khả năng EU đạt được các giải pháp toàn diện mang tính ràng buộc để ứng phó cuộc khủng hoảng năng lượng càng trở nên mong manh hơn.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến lạc quan cho rằng lộ trình kiểm soát giá năng lượng sẽ tạm thời ổn định thị trường. Nhà phân tích Boris Tomciak của Finlord đánh giá, dù giá năng lượng vẫn đứng ở mức cao nhưng sự biến động sẽ giảm đáng kể và điều này sẽ cho phép các công ty và hộ gia đình lập kế hoạch tốt hơn. Trong khi đó, nhà phân tích Radim Dohnal của Capitalinked.com tỏ ra dè dặt khi nhận định việc áp giá trần sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khí đốt. Theo ông, việc áp giá trần đối với mặt hàng mà châu Âu chủ yếu phải nhập khẩu và không thể nhanh chóng tăng sản lượng nội địa là vô nghĩa.

Mỗi ngày trôi qua, người dân châu Âu càng cảm nhận rõ hơn mùa Đông đang đến gần với nền nhiệt trung bình giảm sâu. Một lộ trình gập ghềnh, thậm chí mịt mờ đang chờ đợi EU khi những bông tuyết đầu mùa sắp bao phủ “Lục địa già” và có thể khiến cho cuộc khủng hoảng năng lượng trở nên trầm trọng hơn.

Đức thất vọng vì các nước láng giềng từ chối chia sẻ khí đốt

Giới chức cảnh báo cuộc khủng hoảng năng lượng ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể sẽ trầm trọng hơn bởi sự thiếu đoàn kết từ các quốc gia láng giềng.

Đức thất vọng vì các nước láng giềng từ chối chia sẻ khí đốt - Hình 1
Hệ thống đường ống dẫn khí của Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Đức. Ảnh: Reuters

Theo đài RT (Nga), trong báo cáo gửi đến các nhà lập pháp tại Uỷ ban Khí hậu và Năng lượng của Quốc hội Đức (Bundestag) hôm 8/9, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck cho rằng một số quốc gia láng giềng của Đức - bao gồm Bỉ, Luxembourg, Hà Lan và Ba Lan - đã từ chối tham gia vào các cuộc đàm phán mang tính xây dựng về thỏa thuận khí đốt song phương.

Cụ thể, báo cáo cho biết động thái từ chối chia sẻ khí đốt giữa các thành viên EU có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng ở Đức, vì EU không thiết lập được một khối ứng phó với khủng hoảng khí đốt bền vững dưới hình thức các thỏa thuận song phương.

Các thỏa thuận khí đốt giữa các quốc gia thành viên EU là một phần của cơ chế lớn hơn của khối, sẽ được kích hoạt trong trường hợp khẩn cấp về khí đốt. Thỏa thuận đảm bảo một quốc gia sẽ cung cấp khí đốt cho quốc gia còn lại nếu nguồn cung của nước đó bị cạn kiệt hoặc không đủ cung cấp cho các hộ gia đình, các dịch vụ xã hội được bảo vệ đặc biệt theo luật của EU.

Theo ông Habeck, lý do chính khiến Bỉ, Luxembourg, Hà Lan và Ba Lan ngần ngại chia sẻ khí đốt với Berlin là vì họ không muốn phải bồi thường cho bên cung ứng trong trường hợp khí đốt được chuyển đến Đức.

Đức thất vọng vì các nước láng giềng từ chối chia sẻ khí đốt - Hình 2
Kho khí đốt tự nhiên Astora, kho chứa khí đốt tự nhiên lớn nhất ở Tây Âu, ở Rehden, Đức. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Kinh tế Đức cũng nhấn mạnh Berlin đang đàm phán với Italy và Cộng hòa Séc. Trong đó, thỏa thuận với Italy là thỏa thuận 3 bên có sự tham gia của Thụy Sĩ, do khí đốt sẽ phải vận chuyển qua nước này để đưa vào Đức. Quá trình đàm phán với Italy bị tạm hoãn cho đến sau cuộc bầu cử quốc hội vào cuối tháng 9. Séc cũng đã sẵn sàng ký một thỏa thuận tương tự với Đức, nhưng chỉ khi có giới hạn về khoản bồi thường của chính phủ cho các nhà cung cấp.

"Do những rắc rối đó, hiện không có kỳ vọng về tiến triển nào từ các cuộc đàm phán các thoả thuận song phương", báo cáo của ông Habeck kết luận.

Hôm 4/9, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đã cáo buộc Đức tiến hành một cuộc "chiến tranh hỗn hợp" chống lại Moskva, điều mà ông cho rằng là nguyên nhân chính khiến Moskva cắt nguồn cung cấp khí đốt của nước này cho Berlin.

"Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói rằng Nga không còn là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy nữa. Thứ nhất, Đức là một quốc gia không thân thiện, thứ hai là nước này đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với toàn bộ nền kinh tế Nga cũng như cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine. Nói cách khác, Đức đang tiến hành cuộc chiến hỗn hợp chống lại Nga. Berlin đang hành xử như kẻ thù của Moskva", ông Medvedev nói.

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Đức và Nga, vốn đã rạn nứt do xung đột ở Ukraine, ngày càng căng thẳng hơn, với việc Moskva đình chỉ việc cung cấp khí đốt qua đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1).

Lượng khí đốt từ Nga sang châu Âu đã giảm đáng kể từ sau khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2. Dòng chảy phương Bắc 1, đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Đức qua biển Baltic, đang dừng hoạt động vô thời hạn vì tuabin chính tại trạm nén khí bị rò rỉ dầu. Moskva cho biết nước này chỉ khởi động lại đường ống này khi khắc phục được vấn đề.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đã có kết luận về bệnh 'bí ẩn' gây chết người ở CongoĐã có kết luận về bệnh 'bí ẩn' gây chết người ở Congo
16:09:16 19/12/2024
Ông Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứtÔng Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứt
22:07:53 17/12/2024
Dùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kgDùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kg
07:40:48 18/12/2024
Khai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hônKhai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hôn
09:47:50 18/12/2024
"Tiểu tam" kiện vợ của người tình ra tòa và cái kết bất ngờ"Tiểu tam" kiện vợ của người tình ra tòa và cái kết bất ngờ
06:35:53 18/12/2024
Bitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống TrumpBitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống Trump
07:20:30 18/12/2024
Trung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nướcTrung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nước
06:33:35 19/12/2024
Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khaiTổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai
07:19:53 19/12/2024

Tin đang nóng

HOT: "Hoàng tử nụ cười" James Jirayu chính thức kết hôn với bạn gái ngoài ngành hơn 4 tuổiHOT: "Hoàng tử nụ cười" James Jirayu chính thức kết hôn với bạn gái ngoài ngành hơn 4 tuổi
15:01:10 19/12/2024
Vợ Anh Đức nhăn mặt nhất quyết không chịu lên thảm đỏ, nguyên nhân đằng sau khiến netizen bùng tranh cãiVợ Anh Đức nhăn mặt nhất quyết không chịu lên thảm đỏ, nguyên nhân đằng sau khiến netizen bùng tranh cãi
15:21:06 19/12/2024
Sốc: Nữ diễn viên hạng A ly hôn không phải vì chồng ngoại tình với trợ lý, mà bị nhà chồng "hút máu" đến cùng cực?Sốc: Nữ diễn viên hạng A ly hôn không phải vì chồng ngoại tình với trợ lý, mà bị nhà chồng "hút máu" đến cùng cực?
14:58:46 19/12/2024
Mua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiền, toà tuyên bố: Chị phải trả cho họ một phần tài sảnMua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiền, toà tuyên bố: Chị phải trả cho họ một phần tài sản
14:01:41 19/12/2024
Sao nữ Vbiz quyết định chia tay cuộc tình tệ hại vì 1 câu nói của bạn trai, Song Luân bị réo tênSao nữ Vbiz quyết định chia tay cuộc tình tệ hại vì 1 câu nói của bạn trai, Song Luân bị réo tên
15:09:08 19/12/2024
Diệp Lâm Anh thay đổi ra sao sau 2 năm ly hôn?Diệp Lâm Anh thay đổi ra sao sau 2 năm ly hôn?
13:18:06 19/12/2024
Bức ảnh gây sốt mạng xã hội của "chị đẹp" Trương Bá ChiBức ảnh gây sốt mạng xã hội của "chị đẹp" Trương Bá Chi
13:38:10 19/12/2024
63 Anh Trai "chịu thua" trước 1 người63 Anh Trai "chịu thua" trước 1 người
13:31:40 19/12/2024

Tin mới nhất

Một bang ở Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì cúm gia cầm H5N1

Một bang ở Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì cúm gia cầm H5N1

18:26:34 19/12/2024
CDC cho biết, trong thời gian gần đây, virus bắt đầu lây lan sang người với tổng cộng 61 trường hợp đã được ghi nhận tại 8 bang của Mỹ. Trong đó, 37 trường hợp đã tiếp xúc với gia súc bị nhiễm bệnh.
Cửa hàng phục vụ món bánh burger được chiên bằng mỡ hơn 100 năm

Cửa hàng phục vụ món bánh burger được chiên bằng mỡ hơn 100 năm

18:08:23 19/12/2024
"Đó vẫn là những phân tử mỡ từ năm 1912. Chúng tôi thường lọc sạch và nêm thêm gia vị vào để giữ hương vị nguyên bản", ông Robertson nói với Tạp chí Southern Living.
Pháp ban bố tình trạng thảm họa thiên nhiên đặc biệt tại Mayotte

Pháp ban bố tình trạng thảm họa thiên nhiên đặc biệt tại Mayotte

18:06:44 19/12/2024
Theo số liệu sơ bộ từ Bộ Nội vụ Pháp, bão Chido đã khiến 31 người đã thiệt mạng, 45 người bị thương nặng và gần 1.400 người bị thương.
Viết tiếp hành khúc xanh

Viết tiếp hành khúc xanh

18:05:42 19/12/2024
Châu Á cũng tạo nên những nốt nhạc xanh của kinh tế tuần hoàn, trong những lĩnh vực trọng điểm như quản lý chất thải nhựa, tái chế rác thải điện tử hay phát triển nông nghiệp bền vững.
Mặt trận mới cho cuộc cạnh tranh địa chính trị ở Trung Đông

Mặt trận mới cho cuộc cạnh tranh địa chính trị ở Trung Đông

17:37:43 19/12/2024
Với việc Chính quyền Tổng thống Assad sụp đổ, Iran cũng bị tước mất một tuyến đường bộ và đường hàng không quan trọng đến lực lượng Hezbollah ở Liban.
Định hướng cho sự ổn định và phát triển bền vững của kinh tế EU

Định hướng cho sự ổn định và phát triển bền vững của kinh tế EU

17:25:36 19/12/2024
Đây được xem là gói kích cầu kinh tế, là bước đi quan trọng nhằm giải quyết các thách thức kinh tế và xã hội đang nổi lên, đồng thời định hình chính sách để đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng bền vững cho châu Âu trong năm 2025.
Đắm tàu ngoài khơi Tunisia khiến ít nhất 20 người tử vong

Đắm tàu ngoài khơi Tunisia khiến ít nhất 20 người tử vong

16:40:52 19/12/2024
Trước đó hôm 12/12, Lực lượng bảo vệ bờ biển Tunisia cũng cho biết 9 người di cư đã thiệt mạng và 27 người khác từ các quốc gia châu Phi cận Sahara đã được cứu, trong khi 6 người khác mất tích.
Đại cử tri bỏ phiếu xác nhận ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ

Đại cử tri bỏ phiếu xác nhận ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ

16:04:21 19/12/2024
Hôm 17.12, đại cử tri ở 50 tiểu bang đã họp để xác nhận kết quả bầu cử tại từng bang, theo đó ông Donald Trump đủ phiếu để thành Tổng thống Mỹ kế tiếp khi thắng Phó tổng thống Kamala Harris với tỷ lệ phiếu 312 và 226.
Trung Quốc không duyệt khoản vay mới nào cho Campuchia trong 9 tháng

Trung Quốc không duyệt khoản vay mới nào cho Campuchia trong 9 tháng

16:01:34 19/12/2024
Dữ liệu của chính phủ Campuchia cho thấy Trung Quốc chiếm hơn 1/3 trong số 11,6 tỉ USD nợ chưa thanh toán của quốc gia Đông Nam Á này, theo Reuters.
Trung Quốc lập kỷ lục thế giới mới về đi bộ ngoài không gian

Trung Quốc lập kỷ lục thế giới mới về đi bộ ngoài không gian

15:59:04 19/12/2024
Các phi hành gia trên tàu vũ trụ Thần Châu 19 của Trung Quốc đã hoàn thành chuyến đi bộ ngoài không gian với thời gian dài nhất thế giới.
Việt Nam ghi nhận hàng chục nghìn ca, bệnh tay chân miệng vẫn là thách thức lớn

Việt Nam ghi nhận hàng chục nghìn ca, bệnh tay chân miệng vẫn là thách thức lớn

15:44:23 19/12/2024
Tại hội thảo, các chuyên cho rằng, việc phát triển và triển khai vaccine phòng tay chân miệng, đặc biệt đối với virus EV71 là chìa khóa để ngăn ngừa dịch bệnh hiệu quả.
Mỹ giải mã hiện tượng UAV bí ẩn

Mỹ giải mã hiện tượng UAV bí ẩn

08:45:26 19/12/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden và các cơ quan chính phủ đang trấn an người dân sau liên tiếp các vụ phát hiện máy bay không người lái (UAV) bí ẩn gần đây trên lãnh thổ Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

C.Ronaldo không ngớt lời khen sao Man United

C.Ronaldo không ngớt lời khen sao Man United

Sao thể thao

18:21:35 19/12/2024
Cristiano Ronaldo, một trong những huyền thoại của bóng đá thế giới, vẫn liên tục ghi bàn dù đã bước 39 khiến cho cả thế giới phải ngả mũ ngưỡng mộ.
Bức ảnh "bóc trần" style hẹn hò bất ngờ của thái tử tài phiệt và siêu sao Kpop Lisa (BLACKPINK)

Bức ảnh "bóc trần" style hẹn hò bất ngờ của thái tử tài phiệt và siêu sao Kpop Lisa (BLACKPINK)

Sao châu á

18:06:28 19/12/2024
Lisa và Frédéric Arnault vẫn bên nhau bền chặt trong ánh mắt ngưỡng mộ của cư dân mạng, nhưng cách họ hẹn hò ngày càng khiến fan phải chú ý.
Hoa hậu Thanh Thủy làm vedette, xuất hiện sáng bừng lấn át dàn người đẹp đình đám

Hoa hậu Thanh Thủy làm vedette, xuất hiện sáng bừng lấn át dàn người đẹp đình đám

Sao việt

17:01:40 19/12/2024
Sau khi đăng quang cuộc thi sắc đẹp quốc tế, Hoa hậu Thanh Thủy được khen ngợi ngày càng thăng hạng nhan sắc rõ rệt.
Không thời gian - Tập 15: Đại phát hiện đám người lạ mặt có vũ khí sống trong rừng

Không thời gian - Tập 15: Đại phát hiện đám người lạ mặt có vũ khí sống trong rừng

Phim việt

16:19:49 19/12/2024
Trong lúc tìm kiếm học sinh bị mất tích, trung tá Đại và mọi người phát hiện ra có một nhóm người ẩn náu trong rừng và có vũ khí.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối 3 món ngon lại dễ nấu

Hôm nay nấu gì: Bữa tối 3 món ngon lại dễ nấu

Ẩm thực

16:17:06 19/12/2024
Thực đơn bữa tối 3 món ngon lại dễ nấu. Không cần nhiều món, bữa ăn này cũng đủ khiến cả nhà thích thú khi thưởng thức.
Bắt quả tang đối tượng tàng trữ trái phép gần 1.000 viên MTTH

Bắt quả tang đối tượng tàng trữ trái phép gần 1.000 viên MTTH

Pháp luật

16:11:30 19/12/2024
Ngày 18/12, tại Tổ dân phố 10, phường Tân Thanh, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Công an TP Điện Biên Phủ phát hiện 1 đối tượng về hành vi tàng trữ trái phép gần 1.000 viên ma túy tổng hợp .
Ăn những loại thực phẩm này có thể giúp bạn ngủ ngon hơn

Ăn những loại thực phẩm này có thể giúp bạn ngủ ngon hơn

Sức khỏe

15:46:39 19/12/2024
Ăn gà tây chứa tryptophan, một loại axit amin được chuyển hóa thành melatonin, giúp bạn cảm thấy buồn ngủ và ngủ ngon hơn. Do đó, bạn nên kết hợp gà tây với carbohydrate nguyên hạt để tăng cường tác dụng của nó.