Lộ trình 3 bước của ông Putin về khủng hoảng Syria
Nga đang thể hiện những bước đi mạnh mẽ tại Syria và tầm nhìn của Moskva về cuộc khủng hoảng này sẽ rõ ràng hơn trong thời gian tới.
Nỗ lực của Nga vì một giải pháp hòa bình
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình cuối tuần qua, Đại sứ Nga tại Lebanon Alexander Zasypkin cho biết, Tổng thống Vladimir Putin sẽ cho công bố kế hoạch giải quyết khủng hoảng Syria và diệt trừ chủ nghĩa khủng bố tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào ngày 28/9 tới. Theo đó, sáng kiến của Nga gồm ba giai đoạn và nó là kết quả của các phiên thảo luận giữa Moskva với các nước có liên quan đến vấn đề Syria thời gian qua.
Đại sứ Nga tại Lebanon Alexander Zasypkin. Ảnh: SANA
Video đang HOT
Cụ thể, giai đoạn đầu sẽ tập trung vào việc tạo lập một mặt trận thống nhất giữa tất cả các bên để tiêu diệt quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria. Kế đến, cộng đồng quốc tế và các nước có ảnh hưởng trong khu vực sẽ gây áp lực buộc các nhóm vũ trang thực hiện một giải pháp chính trị. Cuối cùng sẽ là các nỗ lực thống nhất chấm dứt mọi hành động cung cấp tài chính cho các phần tử khủng bố, không để lực lượng này tiến vào lãnh thổ Syria qua các nước láng giềng.
Phát biểu của Đại sứ Zasypkin được đưa ra trong bối cảnh Nga đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho khủng hoảng Syria. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, Moskva đang chuẩn bị cho các phiên đối thoại với Washington về một loạt các vấn đề, trong đó có tình hình Syria. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoygu cũng đã có cuộc điện đàm kéo dài 2 giờ với đồng cấp người Mỹ Ashton Carter, thảo luận tình hình Trung Đông, với điểm nhấn là Syria và Iraq, nêu bật sự cần thiết về điều phối chung trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết, quan điểm của hai bên trong cuộc điện đàm là gần gũi, tương đồng.
Cùng lúc, Thứ trưởng Ngoại giao kiêm đặc phái viên Tổng thống Nga về Trung Đông-châu Phi Mikhail Bogdanov đã có cuộc tiếp xúc với Đại sứ Mỹ tại Nga John Tefft, bàn về tình hình khu vực. Hai ông đều cho rằng khủng hoảng Syria cần phải được giải quyết trên nền tảng Tuyên bố chung Geneva (30/6/2012), cùng với đó là các nỗ lực thống nhất của quốc tế và khu vực trong cuộc chiến chống mối đe dọa từ IS.
Syria đánh giá cao vai trò của Nga
Phát biểu trên kênh truyền hình Russia Today (Nga) ngày 20/9, Ngoại trưởng Syria Walid Muallem dự báo tăng cường can dự tại Syria sẽ đưa Nga trở thành “nhân tố thay đổi cuộc chơi” trong chiến dịch quốc tế chống IS. “Việc Nga tham gia vào cuộc chiến chống IS và Mặt trận Al-Nusra (nhánh của Al-Qaeda) còn quan trọng hơn cả việc Moskva cung cấp vũ khí cho Syria”, ông Muallem nói.
Máy bay vận tải của Nga chở hàng tiếp tế tới Syria. Ảnh: Reuters
Theo Ngoại trưởng Syria, vai trò ngày một nổi bật của Nga sẽ làm phá sản kế hoạch của những kẻ âm mưu chống phá Syria và nó cho thấy Mỹ đã không có được một chiến lược rõ ràng trong cuộc chiến chống lại các phần tử thánh chiến. Nga không hề giấu mong muốn tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố và Damascus tin tưởng vào giới lãnh đạo Nga, nước hành động trong khuôn khổ luật pháp quốc tế và có sự phối hợp với Syria, chứ không giống như Mỹ – Đại sứ Muallem bày tỏ.
Về phần mình, tuy vẫn mở kênh đối thoại với Nga, nhưng Mỹ tiếp tục đưa ra cảnh báo nhằm vào Moskva. Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc gặp với đồng cấp người Đức Frank-Walter Steinmeier hôm 20/9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng việc Nga hay nước nào đó tiếp tục hỗ trợ vũ khí cho Damascus chỉ làm gia tăng đổ bộ của lực lượng thánh chiến tới Syria, cản phá các các nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc nội chiến dai dẳng tại quốc gia này. Trước đó, ông Kerry cho biết Washington có thể sẽ chấp thuận một nghị quyết để Tổng thống Bashar al-Assad tiếp tục nắm quyền “một thời gian” trước khi thoái lui.
Hoài Thanh (Theo RT, SANA)
Bầu cử Hy Lạp: Đảng Syriza của ông Tsipras thắng
Lãnh đạo đảng cánh tả cấp tiến Syriza của Hy Lạp - ông Alexis Tsipras sẽ quay trở lại văn phòng cho nhiệm kỳ thứ hai bằng một chiến thắng bầu cử bất ngờ.
Theo Reuters hôm 20-9, với khoảng 57% số phiếu bầu được kiểm, đảng Syriza đã chiếm 35% số phiếu, vượt xa đối thủ chính chỉ có 28,2% số phiếu bầu. Thắng lợi của cuộc bầu cử lần này khẳng định nhà lãnh đạo cánh tả thẳng thắn nhất châu Âu Alexis Tsipras vẫn là nhân vật chính chị chủ chốt của Hy Lạp, bất chấp ông đã quay lưng với những đã ủng hộ ông trong cuộc trưng cầu dân ý về gói cứu trợ thắt lưng buộc bụng với châu Âu vào tháng trước.
Cựu thủ tướng Hy Lạp, lãnh đạo đảng cánh tả Syriza, ông Alexis Tsipras vui mừng sau chiến thắng cuộc bầu cử hôm 20-9 (Ảnh: Reuters)
Trong một bài phát biểu chiến tắng trước đám đông cổ vũ tại một quảng trường trung tâm Athens, ông cam kết về một giai đoạn ổn định mới trong một quốc gia đã tổ chức 5 cuộc tổng tuyển cử trong vòng 6 năm vừa qua. Nhà lãnh đạo mới Tsipras cam kết sẽ hoàn thành đầy đủ nhiệm kỳ 4 năm. "Chúng ta có những khó khăn phía trước nhưng chúng ta cũng có một nền tảng vững chắc, chúng ta biết chúng ta có thể bước đi, chúng ta có triển vọng. Phục hồi từ cuộc khủng hoảng không thể nhờ vào những điều kỳ diệu nhưng có thể đạt được thông qua làm việc cật lực" - lãnh đạo Syriza Tsipras tuyên bố. Theo Reuters, đối thủ chính lãnh đạo đảng Dân chủ mới Vangelis Meimarakis đã thừa nhận thất bại. "Dường như đảng Syriza của ông Tsipras đang dẫn đầu, tôi xin chúc mừng ông ấy".
Ngọc Như
Theo_PLO
Hôn nhân điên loạn của ông hoàng tồi tệ nhất lịch sử Lập 6 hoàng hậu, trong đó có hai người bị xử tử, ăn chơi trác táng... khiến Henry VIII được cho là ông hoàng tồi tệ nhất lịch sử. Henry VIII là vị vua cai trị nước Anh giai đoạn năm 1509-1547. Ông là vị vua thứ hai của triều đại Tudor. Cuộc sống hôn nhân được xem là vết nhơ trong cuộc...