Lo sợ suy thoái, các gia tộc giàu nhất thế giới tăng dự trữ tiền mặt
Theo kết quả khảo sát, khoảng 42% công ty quản lý tài sản của các gia tộc cho biết họ đang tăng dự trữ tiền mặt do lo ngại kinh tế suy thoái.
Các gia tộc giàu nhất thế giới tăng dự trữ tiền mặt. (Ảnh: AdvisorHub)
Người đứng đầu của Công ty quản lý tài sản gia đình Rick Stone cho biết, ông nghi ngại rằng thị trường trái phiếu có thể sẽ không mang lại bất kỳ lợi nhuận thực sự nào trong thập kỷ tới. Tương lai thị trường chứng khoán sẽ bị sụt giảm đáng kể và sau đó đi ngang.
Thêm nữa, có rất ít cơ hội cho vốn đầu tư mạo hiểm và vốn cổ phần tư nhân. Đại diện Rick Stone cho biết: “Đây là một thời gian rất khó khăn cho các công ty quản lý tài sản gia đình phân bổ tiền”.
Video đang HOT
Quan điểm này trùng với nhiều trong số 360 công ty quản lý tài sản gia đình được UBS khảo sát cho Báo cáo Quản lý tài sản gia tốc toàn cầu 2019. Đa số đều cho rằng nền kinh tế thế giới sẽ bước vào suy thoái vào năm 2020, với tỷ lệ cao nhất nằm ở các quốc gia mới nổi.
Khoảng 42% trong số các công ty quản lý tài sản gia đình trên thế giới đang nỗ lực gia tăng dự trữ tiền mặt.
Jeffrey Gundlach, giám đốc đầu tư tại DoubleLine Capital, cho biết, khoảng 75% nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trước cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11/2020 khi mà Ngân hàng Thế giới lại giảm dự báo toàn cầu năm 2019 xuống mức chậm nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính một thập kỷ trước.
Các công ty quản lý tài sản gia tộc đã trở thành một nguồn lực lớn trong thị trường tài chính toàn cầu với tổng tài sản hiện ước đạt 5.900 tỷ USD.
Theo khảo sát của UBS, lợi nhuận trung bình của các công ty quản lý tài sản gia đình trong 12 tháng đạt 4,5%. Mức tăng trung bình cao nhất 6,2% thuộc về các công ty quản lý tài sản gia đình khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tiếp theo là các thị trường mới nổi, rồi lần lượt là 5,9% ở Bắc Mỹ và 4,3% ở châu Âu.
BẰNG LĂNG
(Nguồn: Bloomberg)
Fed sẽ tìm hiểu nguyên nhân thiếu hụt tiền mặt tại Mỹ
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh New York John Williams đã bảo vệ quyết định của Fed trong việc ứng phó với tình trạng thiếu hụt tiền mặt.
Fed chi nhánh New York đã "bơm" thêm hàng chục tỷ USD vào thị trường tài chính. Ảnh: THX/TTXVN
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh New York John Williams đã bảo vệ quyết định của Fed trong việc ứng phó với tình trạng thiếu hụt tiền mặt, vốn làm chao đảo các thị trường tài chính Mỹ trong tuần trước, đồng thời cho hay Fed sẽ tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề này.
Ông Williams cho rằng khi tình trạng thiếu hụt tiền mặt trở nên nghiêm trọng hơn, Fed đã hành động nhanh chóng và đem lại tác động như mong muốn là giảm căng thẳng trên thị trường.
Tuy nhiên, ông thừa nhận phản ứng của thị trường không tốt như mong đợi và tình hình "đã có nguy cơ trở nên trầm trọng hơn".
Thời gian gần đây, các ngân hàng ở Mỹ đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn tiền để đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc.
Giới chuyên gia cho rằng một loạt yếu tố đang làm cạn nguồn tiền mặt trong hệ thống ngân hàng Mỹ, trong đó có các khoản đóng thuế doanh nghiệp hàng quý và sự gia tăng mạnh về lượng trái phiếu chính phủ bán cho các nhà đầu tư.
Các ngân hàng thường đi vay tiền trên các thị trường trong các khoảng thời gian rất ngắn, thường là qua đêm, nhằm đảm bảo lượng tiền mặt dự trữ hàng ngày của họ không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc.
Tuy nhiên, nhu cầu gia tăng khiến lãi suất cũng tăng theo và có nguy cơ vượt ra khỏi mục tiêu của Fed, khiến ngân hàng này phải bơm hàng tỷ USD vào các thị trường tiền tệ của Mỹ thông qua các nghiệp vụ repo từ ngày 17/9.
Sau bốn ngày đầu thực hiện các nghiệp vụ như vậy, Fed chi nhánh New York mới đây còn cho biết sẽ đưa ra các thỏa thuận mua lại lên tới 75 tỷ USD/ngày cho đến ngày 10/10.
Tuy nhiên, nhu cầu tiền trong ngày 23/9, tức ngày thứ năm Fed bơm tiền khẩn cấp vào thị trường, chỉ còn 65 tỷ USD. Đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng thiếu hụt tiền đang hạ nhiệt.
Chủ tịch Fed New York cho rằng những diễn biến vừa qua đã nêu bật "vai trò quan trọng của Fed trong việc cung cấp thanh khoản cho hệ thống tài chính khi thị trường chịu áp lực".
Tuy nhiên, vị quan chức này cho biết vẫn cần phải xem xét những nguyên nhân dẫn đến tình hình này và Fed sẽ tiếp tục theo dõi cũng như phân tích các diễn biến một cách sát sao./.
Khánh Ly (Theo AFP)
Cổ tức cao có làm "mát lòng" cổ đông? Nhiều DN dành hàng nghìn tỷ đồng chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao làm nức lòng các cổ đông. Nhưng đây chưa hẳn đã là tiêu chí trọng yếu để nhà đầu tư quyết định đầu tư vào một cổ phiếu. Bên cạnh thông tin về cổ tức, nhà đầu tư cũng cần lưu ý về nền tảng...