Lo sợ sông băng khổng lồ ở Nam Cực vỡ tan như ‘cửa sổ ô tô’
Các nhà khoa học lo sợ sông băng Thwaites ở Nam Cực đang bị rạn nứt và có thể dễ dàng vỡ tan như cửa kính ô tô.
Lo sợ sông băng khổng lồ ở Nam Cực vỡ tan như ‘cửa sổ ô tô’
Sông băng Thwaites ở Nam Cực có kích thước khổng lồ, tương đương diện tích nước Anh. Từ lâu các nhà khoa học đã theo dõi sát sao từng thay đổi của sông băng này.
Vì kích thước lớn nên khi sông băng Thwaites tan chảy sẽ gây ra tác động lớn, khiến mực nước biển dâng cao. Cũng vì ảnh hưởng lớn, nhiều người đặt cho Thwaites biệt danh ’sông băng ngày tận thế’.
Hiện tại, sông băng Thwaites tan chảy gây ra khoảng 4% mực nước biển toàn cầu dâng hàng năm, đổ ra biển khoảng 50 tỷ tấn băng mỗi năm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết quá trình tan chảy đang có xu hướng tăng tốc và cảnh báo rằng Trái Đất có thể thấy ‘những thay đổi đáng kể’ chỉ trong một vài năm tới. Các nhà khoa học cho biết sông băng Thwaites ở Nam Cực đang bị rạn nứt và có thể vỡ ra giống như ‘cửa kính ô tô’.
Giáo sư Ted Scambos, điều phối viên chính của Mỹ cho dự án hợp tác quốc tế về sông băng Thwaites cho biết: “Sẽ có sự thay đổi đáng kể ở phía trước sông băng trong vòng chưa đầy một thập kỷ. Cả hai nghiên cứu đã công bố và chưa công bố đều chỉ ra ở hướng đó. Điều này sẽ đẩy nhanh tốc độ tan chảy của Thwaites nhanh hơn và mở rộng phần nguy hiểm của sông băng”.
Trong ba thập kỷ qua, tốc độ dòng chảy của sông băng Thwaites đã tăng gấp đôi. Nước ấm lan dần xuống dưới thềm băng của Thwaite và làm tan chảy từ bên dưới.
Nước ấm khiến băng yếu đi và nếu sông băng tan chảy hoàn toàn, nó có thể làm mực nước biển dâng lên 65cm.
Ted Scambos cho rằng Thwaites là sông băng rộng nhất trên thế giới. Tốc độ tan chảy của nó đã tăng gấp đôi trong vòng 30 năm qua. Theo Ted Scambos, toàn bộ sông băng chứa đủ nước mà khi tan ra nâng mực nước biển lên hơn 0,6 mét. Thậm chí có thể dẫn đến mực nước biển dâng cao hơn nữa, lên tới 3 mét, nếu nó kéo theo các sông băng xung quanh tan chảy”.
Tiến sĩ Erin Pettit từ Đại học Bang Oregon đã so sánh sông băng với kính chắn gió ô tô. Bà giải thích rằng: “Tôi hình dung sông băng hơi giống với cửa kính ô tô, khi có một vài vết nứt và đang từ từ lan rộng, sau đó đột nhiên toàn bộ bắt đầu vỡ tan theo mọi hướng. Chúng ta không thể đảo ngược sự gia tăng mực nước biển, vì vậy cần phải xem xét cách giảm thiểu và bảo vệ các cộng đồng ven biển ngay bây giờ”.
Trước đó, hồ nước lớn, sâu, phủ đầy băng ở Nam Cực ‘đột ngột’ biến mất trong ảnh chụp từ vệ tinh khiến các nhà khoa học lo lắng.
Sông băng 'ngày tận thế' tan nhanh bất thường
Các nhà khoa học cảnh báo số phận của sông băng lớn nhất thế giới sẽ được định đoạt trong giai đoạn vài năm tới, có thể tạo ra ảnh hưởng ở quy mô toàn cầu.
Các nhà khoa học đã tiếp cận phần mặt trước của sông băng Thwaites, được mệnh danh là sông băng "ngày tận thế", ở phía Tây của Nam Cực, phát hiện nước biển ấm đã tấn công sông băng, khiến băng ở đây tan nhanh hơn so với tính toán trước đó, Guardian ngày 30/4 đưa tin.
Giáo sư hải dương học Anna Wahlin, người đứng đầu nhóm nghiên cứu về sông băng Thwaites, cho biết những phát hiện mới đồng nghĩa số phận của sông băng Thwaites và toàn bộ khối băng đá ở phía Tây Nan Cực sẽ được định đoạt trong thời gian từ 2-5 năm tới.
Sông băng Thwaites đang tan nhanh. Ảnh: Getty .
Bà Wahlin cho biết mặt trước của sông băng Thwaites nằm trên một số điểm cố định dưới mặt nước biển. Nhưng bởi nhiệt độ nước biển tăng lên từ sâu dưới đại dương, tốc độ tan băng bị đẩy nhanh, làm những điểm cố định này biến mất.
Tình trạng này khiến nước biển ấm xâm nhập sâu vào sông băng Thwaites, về lâu dài sẽ đẩy nhanh quá trình sông băng bị nứt khỏi Nam Cực và trôi vào đại dương.
"Nếu điều đó xảy ra, mọi thứ sẽ sụp đổ. Đây có thể là sự khởi đầu của những thay đổi khủng khiếp", bà Wahlin cảnh báo.
Thwaites là sông băng lớn nhất trên Trái Đất, sâu hơn 1 km, với lượng băng đá khi tan có thể khiến mực nước biển dâng cao thêm 65 cm.
Năm ngoái, các nhà khoa học Anh đã phát hiện những hố sâu với kích thước khổng lồ bên dưới Thwaites. Những hố sâu này cho phép nước biển xâm nhập vào bên trong sông băng, đẩy nhanh tốc độ xói mòn và tan chảy.
Tình trạng băng đá ở Nam Cực tan chảy nhanh hơn tốc độ tích tụ đã trở nên ngày càng nghiêm trọng suốt 30 năm qua, chiếm khoảng 4% mực nước biển dâng toàn cầu. Từ năm 2000, Nam Cực đã mất 1.000 tỷ tấn băng đá.
Các chuyên gia cho biết nếu phần băng đá ở mặt trước sông băng Thwaites vỡ khỏi Nam Cực, nó sẽ gây tác động lan tỏa tới các sông băng khác ở khu vực.
Đây là khu vực sẽ biến mất trong hai thập kỷ tới vì nguyên nhân ít ai ngờ Các sông băng nhỏ ở châu Phi có thể sẽ hoàn toàn biến mất vào những năm 2040 mà thủ phạm gây ra tình trạng đó là biến đổi khí hậu. Một báo cáo mới công bố của Tổ chức khí tượng thế giới WMO tiết lộ thông tin về các sông băng ở châu Phi khiến nhiều người bất ngờ. Những dòng...