Lo sợ “mùa nhảy việc” sau Tết, nàng công sở méo mặt vì bị sếp giao KPI truy lùng nhân viên thay thế
“Chờ ứng viên gửi CV mà muốn hết cả thanh xuân. Không đáp ứng đủ KPI sếp đưa ra, em sợ bị ‘cạo đầu’ mất”.
Cứ hễ Tết đến xuân về là chủ đề nghỉ việc đầu năm lại được dân công sở mang ra bàn tán thảo luận xôn xao. Điều này, lắm khi mang tính cộng hưởng khiến cả những người không có ý định nhảy việc nay bỗng nổi hứng muốn nhảy, cứ thế vô tình tạo nên một “mùa nhảy việc” cực kỳ “sôi động” sau Tết.
Với kinh nghiệm bao năm chinh chiến trong môi trường công sở, rất nhiều vị sếp đã không lạ lẫm gì với “mùa vụ” quái lạ này. Do đó, không ít người trong số họ đã cao tay tính toán sẵn việc tìm nhân viên thay thế trước cả khi sự kiện nhảy việc ồ ạt diễn ra. Tất nhiên, “sứ mệnh” đi “săn người” này sẽ được giao cho bộ phận nhân sự.
Và thế là, xui xẻo thay cho cái bộ phận tưởng như an nhàn cuối năm này, giờ đây họ phải chật vật lặn lội lùng sục để tìm kiếm ứng viên sao cho đủ KPI được sếp phân phó. Mà khổ nỗi, tuyển nhân viên cuối năm là cả một bầu trời… bất khả thi. Nào có ai thèm để ý tới các thông tin tuyển dụng đâu, dân công sở lo đón Tết hết rồi, chuyện nghỉ việc nhảy việc là chuyện “để mai tính”.
Xoay quanh vấn đề này, mới đây đã có một nàng công sở làm việc ở bộ phận tuyển dụng nhân sự trong một công ty nào đó đã đăng đàn than khóc như sau:
“Khổ quá nên lên đây than một xíu mọi người ạ. Sau Tết nhiều nhân viên công ty mình nhảy việc, nên sếp yêu cầu mình phải tuyển được nhân viên thay thế nhân viên nghỉ. Mình len lỏi vào các group, đăng tin tuyển dụng, mà số người gửi CV còn ít hơn số lượng bài mình post. Tết nhất đến nơi đăng tin tuyển ứng viên mà khó quá.
Chờ ứng viên gửi CV mà muốn hết cả thanh xuân. Không đáp ứng đủ KPI sếp đưa ra, em sợ bị “cạo đầu” mất. Mọi người có tips nào để push cho việc này thì giáo em với ạ. Em cảm tạ nhiều nhiều”.
Video đang HOT
Với tính chất bày tỏ nỗi khổ mà dân công sở nào cũng có thể hình dung ra, bài viết trên sau khi đăng đàn ít lâu trong một hội nhóm chuyên “tám” chuyện văn phòng trên MXH đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Bên dưới phần bình luận, loạt ý kiến chia buồn mang đậm tình công sở đã được viết ra như sau:
“Khổ thân, Tết đến mông mà cũng không được yên với mấy ông sếp lo xa”.
“Xui ghê, cứ nghĩ bộ phận tuyển dụng cuối năm an nhàn nhưng thực tế thì cũng khổ như ai”.
“Kiểu này bảo sếp thưởng Tết thêm đi chứ, giờ mà rải thông tin tuyển dụng, xong lọc ứng viên, check qua check lại, giải thích tới lui cũng hết mùa xuân”.
“Thanh xuân như một cốc trà, mà uống hay không uống do sếp quyết định chứ mình thì không. Cố lên bạn, sếp nhìn xa trông rộng thế cũng hay mà haha”.
Đấy dân công sở thấy đấy, bao người ôm mộng nghỉ việc cuối năm chỉ vì “chịu đựng” công ty hết nổi nhưng ngặt nỗi lại cắn răng chịu đựng qua Tết mới tính. Lý do cho hành động cam chịu này bắt nguồn từ nỗi sợ, sợ cuối năm không nơi nào nhận CV, nghỉ phát là cả mùa xuân này nhịn đói nhìn khác nhìn chúng bạn hớn hở ăn chơi.
Nhưng không đâu, đôi khi bi kịch của nàng công sở thuộc bộ phận tuyển dụng trên chính là cơ hội của chúng mình đấy. Mệt mỏi quá chỉ muốn đầu xuân bước chân vào một môi trường làm việc hoàn toàn mới thì tại sao không tìm việc nộp CV ngay và luôn, bao sếp nhìn xa trông rộng vẫn dang tay chào đón mình kia kìa.
Theo helino
Lợi dụng nhân viên có con nhỏ không dám nghỉ việc, "sếp bà" ra sức hạch sách khiến bao người nóng mặt
"Lúc quay trở lại làm việc được 1 tháng mình bị trầm cảm vì sếp suốt ngày chửi rủa. Bây giờ đổi việc thì người ta cũng không thích nhận người có con nhỏ, chị ấy biết điểm yếu của mình nên càng ra sức lấn tới".
Môi trường công sở vốn lắm thị phi nên chúng ta - những người làm công ăn lương "đoan chính" đôi khi không chỉ đề phòng đồng nghiệp tồi xung quanh mà còn phải dè chừng cả những vị sếp tưởng đáng kính nhưng thực chất xấu tính không ai bằng. Nói có sách mách có chứng, câu chuyện thương cảm của một mẹ bỉm công sở dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn thế nào là "địa ngục nơi công sở".
" Sếp hay đổ lỗi, lật lọng thì phải làm sao hả mọi người?
Gặp bất cứ sự cố gì, chưa cần biết nguyên nhân, hiện trạng như thế nào, lỗi của ai thì cứ xả xuống nhân viên trước. Nào là bất cẩn, vô dụng, cái gì cũng hỏi, cái gì cũng không làm được. Đi làm thì cũng có người này người kia, khác công ty hay khác bộ phận va chạm thì phải cẩn thận. Đằng này phải đề phòng chính sếp vì có khi sếp đá bóng qua mình lúc nào không hay. Mới làm thì hừng hực, giờ ức chế và tự ti ghê gớm. Chỉ cần nhìn thấy mặt sếp là tụt mood kinh khủng.
Thứ duy nhất còn níu kéo là lương cao hơn vị trí cũ một tí. Mình đang nuôi con nhỏ nên không thể nghỉ ngay mà chưa tìm được việc mới. Giờ nghỉ thì không có tiền, làm thì ức chế. Lúc quay trở lại làm việc được 1 tháng mình bị trầm cảm vì sếp suốt ngày chửi rủa, con nhỏ quấy khóc, bệnh, cũng may là còn có chồng san sẻ chứ chắc mình đi nhảy cầu luôn rồi, bây giờ đổi việc thì người ta cũng không thích nhận người có con nhỏ, chị ấy biết điểm yếu của mình nên càng ra sức lấn tới.
Sếp còn hay chửi trước mặt khách hàng, còn với trong công ty, lúc nào cũng tỏ ra quan tâm nhân viên, ưu ái, nhận hết lỗi về mình, chị ấy che đậy kỹ nên sếp lớn (người nước ngoài) không biết hoặc cố tình nhắm mắt cho qua, còn cấp dưới thì ngày ngày sống như địa ngục vậy. Mình bế tắc quá".
Câu chuyện trên sau khi được chính chủ đăng đàn vào trong một hội nhóm chuyên "tám" chuyện công sở trên MXH đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người mà điển hình là anh chị em văn phòng.
Tất nhiên, bởi chính tính chất quá ư là gây sốc xuất phát từ tâm tính của vị "sếp bà" công sở xấu xa quá quắt nên rất đông bình luận mang màu sắc mắng chửi, ném gạch ném đá đã được viết ra.
"Đọc không nhịn nổi tức, sếp kiểu này dù trình độ cao cỡ nào cũng không đáng được ai tôn trọng. Cái gì cũng vừa phải thôi, sẽ tới một lúc nhận ra thái độ quan trọng hơn trình độ".
"Sếp gì như mẹ thiên hạ, ghét nhất cái kiểu hở có chuyện gì cũng mắng xa xả vào mặt nhân viên. Nhân viên cũng là con người vậy, chua cái mồm cho lắm vào có ngày gặp quả báo".
"Lạ gì cái kiểu sếp bà thích thể hiện quyền lực này, chả biết tài cán tới đâu chỉ thấy trình độ mồm miệng cay nghiệt thượng thừa. Mình cũng từng có người sếp như vậy, suốt ngày chỉ biết kiếm chuyện chửi chửi chửi và chửi. Ô hay, chửi đi rồi mặt xệ ra thấy ghê. Tâm sinh tướng chả sai bao giờ".
Ấy thế, bên cạnh những bình luận vô thưởng vô phạt với mục đích công kích "sếp bà" xấu tính như trên, may mắn cũng có một ý kiến khuyên nhủ chân tình đến cho mẹ bỉm công sở như sau:
"Nếu chỉ là những lời chửi trong công việc, không quá đáng đến độ xúc phạm bạn, hay ảnh hưởng việc trừ lương thì thôi kệ cứ làm. Trong lúc đó âm thầm ra ngoài tìm kiếm công việc mới. Mình thì không đồng ý khi bạn bảo người ta không nhận người có con nhỏ. Chỉ là do bạn có đủ trình độ để người đồng ý tuyển hay không thôi. Do đó, cứ làm, học thêm cái gì đó đợi đủ sức thì nhảy, hoặc âm thầm tìm kiếm".
Quả thật, như ý kiến trên có nói, phụ nữ công sở có gia đình, có con đừng bao giờ tự vạch ra giới hạn trên con đường sự nghiệp của mình chỉ vì những lời đồn đoán hay các thành kiến được người khác tiêm nhiễm vào đầu. Thời buổi này, chỉ cần có thái độ và trình độ thì bao công ty sẵn sàng chào đón nhân tài.
Hãy cứ vững tin bước đi trên con đường sự nghiệp, song hành với nhiều vai trò khác như làm vợ, làm mẹ chứ đừng bán rẻ sức lao động của bản thân trong một môi trường làm việc quá "độc hại" như trên. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng hãy trau dồi bản thân mỗi ngày, tuyệt đối không để mình thụt lùi giữ cái thời mà mọi thứ liên tục đổi mới và cập nhật như hiện nay nhé!
Theo Helino
Phối hợp với nhau triệt đường ứng viên "đứng núi này trông núi nọ", nhà tuyển dụng khiến dân công sở tranh cãi nảy lửa Câu chuyện giữa nhà tuyển dụng và ứng viên luôn tiềm ẩn những chi tiết kịch tính. Những câu chuyện thị phi xoay quanh hai đối trọng của môi trường công sở là nhân viên nhân sự và ứng viên ứng tuyển luôn rôm rả và chưa bao giờ có dấu hiệu ngừng lại. Về phần mình, nhân sự thường chê ứng viên...