Lo sợ lộ tài sản phi pháp, Trung Quốc sẽ ngăn cản dự thảo G20?
Cho dù rầm rộ chống tham nhũng, nhưng Trung Quốc luôn ngần ngại về vấn đề minh bạch tài chính của các định chế, sợ các khối tài sản khổng lồ của giới quyền lực sẽ bị tiết lộ.
Theo RFI, Trung Quốc hôm 13/11/2014 bác bỏ lời tố cáo của tổ chức phi chính phủ Transparency International (Minh bạch Quốc tế) là đã ngăn trở một hiệp ước chống tham nhũng liên quan đến tính minh bạch của các doanh nghiệp và việc đăng ký kinh doanh, tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào cuối tuần này tại Brisbane, Úc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi lên nắm quyền năm 2012 đã tung ra chiến dịch chống tham nhũng quy mô, đánh vào cả những quan chức cao cấp như cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang).
Mới đây ông cũng đã được sự ủng hộ của các nước APEC vừa họp lại tuần qua tại Bắc Kinh trong việc triển khai “mạng lưới các cơ quan chống tham nhũng và thực thi luật pháp” (ACT-NET).
Video đang HOT
Nhưng Transparency International khẳng định Trung Quốc đã bác bỏ một dự thảo hiệp định về sở hữu xác thực các doanh nghiệp và lợi tức thực sự do Úc, nước chủ nhà thượng đỉnh G20 đưa ra. Hiệp định này chủ yếu nhằm thông qua các quy định chung nghiêm ngặt hơn trong việc kê khai đăng ký kinh doanh, chống lại các công ty bình phong thường được dựng lên để che giấu các hoạt động phi pháp và tham nhũng.
Hôm 13/11, khi được chất vấn về cáo buộc trên, một quan chức cao cấp Trung Quốc đã chối phăng. Vụ trưởng phụ trách các vấn đề kinh tế quốc tế của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Zhang Jun khẳng định: “Trung Quốc không hề ngăn cản các thảo luận này. G20 là G20, chứ không phải là Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, Trung Quốc không có quyền phủ quyết. Không có nước nào có thể phủ quyết và mọi thương lượng đều dựa trên nguyên tắc đồng thuận”.
Theo ông, nói chung Bắc Kinh đồng ý với việc hợp tác quốc tế trên chủ đề lợi tức thật, “nhưng về đăng ký doanh nghiệp thì các nước có những thủ tục và cách tiến hành khác nhau. Chúng ta phải thích ứng các quy định quốc gia để có được những tiến bộ đáng kể”.
Cho dù rầm rộ chống tham nhũng, nhưng Trung Quốc luôn ngần ngại về vấn đề minh bạch tài chính của các định chế, sợ các khối tài sản khổng lồ của giới quyền lực sẽ bị tiết lộ. Và Bắc Kinh sẵn sàng ra tay mỗi khi báo chí ngoại quốc tò mò quan tâm.
Các nhà báo của tờ New York Times hồi năm 2012 đã bị rút giấy phép hoạt động tại Trung Quốc. Cùng năm ấy, hãng tin Bloomberg cũng chịu chung số phận. Từ đó đến nay, trang web của hai cơ quan báo chí trên đã bị chặn tại Trung Quốc.
Theo NTD/Bizlive
Quan chức Trung Quốc mua... xác chết cho đủ chỉ tiêu
Ngày 3-11, truyền thông Trung Quốc đưa tin hai quan chức ở tỉnh Quảng Đông đã bị bắt vì tội mua xác chết từ những kẻ đào mộ, để hoàn thành... chỉ tiêu hỏa thiêu thi thể người chết.
Người Trung Quốc tin rằng được chôn cất lành lặn khi qua đời thì mới được chuyển kiếp - Ảnh: BBC
Theo Trung Quốc nhật báo, trong thời gian qua, chính quyền Trung Quốc khuyến khích việc hỏa thiêu thi thể người qua đời để dành đất cho các hoạt động nông nghiệp và phát triển địa ốc. Tháng 6, một người dân ở thành phố Bắc Lưu tại Quảng Tây tố cáo lên chính quyền việc thi thể của ông nội người này đã bị đánh cắp.
Đến tháng 7, cảnh sát Bắc Lưu bắt giữ kẻ đào mộ họ Zhong. Hắn khai đã đào mộ ăn trộm hơn 20 thi thể tại các làng xung quanh vào ban đêm. Sau đó, hắn cho các thi thể vào trong túi và vận chuyển đến tỉnh Quảng Đông.
Tại Quảng Đông, hắn bán các thi thể cho hai quan chức địa phương. Và mới đây, cảnh sát Quảng Đông đã bắt giữ hai quan chức Dong Mouqing thuộc thị xã Hóa Châu và He Mouming thuộc thị xã Cao Châu. Dong khai nhận đã mua 10 thi thể từ Zhong với giá 490 USD/thi thể từ tháng 11-2013.
He Mouming mua thi thể từ Zhong với giá rẻ hơn, khoảng 245 USD/thi thể. Hai quan chức này khẳng định mua thi thể và đưa đến nhà xác để hỏa thiêu hàng tháng trên danh nghĩa của các gia đình có người thân qua đời nhưng không chịu hỏa táng.
Mục tiêu là đáp ứng chỉ tiêu hỏa táng mà nhà chức trách Quảng Đông đã đề ra. Ở Quảng Đông, nếu không đáp ứng đủ chỉ tiêu, chính quyền mỗi địa phương phải đi mua chỉ tiêu ở các khu vực khác trong tỉnh.
Theo quan niệm của người Trung Quốc, việc thổ táng sẽ đảm bảo người qua đời được chuyển kiếp. Chính sách khuyến khích hỏa táng đã gây nhiều bức xúc. Truyền thông Trung Quốc từng đăng tải một số vụ người cao tuổi tự sát để được chôn cất trước khi quy định hỏa táng có hiệu lực.
Theo Tuổi Trẻ
Chấn động những vụ hối lộ tình dục lấy địa vị, hợp đồng Gây xôn xao dư luận nhất là vụ ông Lôi Chính Phú, bí thư quận ở thành phố Trùng Khánh, nổi tiếng Trung Quốc do "thủ vai chính" trong đoạn phim tình dục chấn động quan trường. Theo báo Tài Tân, bí thư Lôi được Tiêu Diệp, giám đốc Hãng thời trang Hoa Luân Đạt Hong Kong, "cống nạp" những nữ nhân viên...