Lỗ ròng 13.000 tỷ vì COVID-19, Vietnam Airlines cần ‘kiếm lệnh’ gỡ khó
COVID-19 làm đảo lộn toàn bộ kế hoạch kinh doanh của Vietnam Airlines, khiến hãng lỗ ròng khoảng 13.000 tỷ đồng nên cần Chính phủ hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp.
Nội dung được ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines chia sẻ tại Tọa đàm “Chủ sở hữu nhà nước: Hành động và trách nhiệm hậu COVID-19 trường hợp Vietnam Airlines” do Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ tổ chức vào chiều 13/7.
“Chưa bao giờ bầu trời Việt Nam bay ít đến thế”
Ông Thành cho biết dịch COVID-19 đã làm đảo lộn toàn bộ kế hoạch kinh doanh của Vietnam Airlines, khiến hãng lỗ ròng 15.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ áp dụng hàng loạt giải pháp ứng phó, mức lỗ này đã giảm 2.200 tỷ đồng so với ước tính ban đầu.
“Từ khi hòa bình nước ta lập lại đến giờ, chưa bao giờ bầu trời Việt Nam bay ít đến thế. Vietnam Airlines sẽ rơi vào trạng thái mất thanh khoản từ cuối tháng 8/2020 nếu không có hỗ trợ về thanh khoản của Chính phủ với vai trò chủ sở hữu”, ông Thành nói.
Vietnam Airlines dự kiến lỗ ròng 13.000 tỷ đồng trong 2020. (Ảnh: H.H)
Video đang HOT
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), các hãng Việt Nam mất đi doanh thu khoảng 4 tỷ USD vì COVID-19. Trong đó, Vietnam Airlines giảm 4% lượng khách, doanh thu giảm 50.000 tỷ đồng, dự kiến lỗ 29.000 tỷ đồng, dòng tiền thâm hụt 16.000 tỷ đồng.
Nhằm ứng phó với ảnh hưởng dịch bệnh, ông Thành cho biết Vietnam Airlines đã cắt giảm các chi phí hơn 5.000 tỷ đồng (trong đó 1.700 tỷ đồng cắt giảm lương), giảm hơn 24.000 tỷ đồng do cắt giảm sản lượng khai thác (trong đó có hơn 1.800 tỷ đồng thu nhập người lao động), giãn thuế máy bay hơn 2.300 tỷ đồng, nhiên liệu bay xấp xỉ 1.700 tỷ đồng/tháng, giãn vay gốc lãi 1.940 tỷ đồng.
Vietnam Airlines cũng đề nghị chủ sở hữu tăng vốn hoặc có giải pháp cho vay, kiến nghị Chính phủ hỗ trợ gói hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp 12.000 tỷ đồng. “Vietnam Airlines dù là bông hoa đẹp nhưng trước trận mưa lớn nên cần có thời gian phục hồi”, ông Thành nhận định.
CEO Vietnam Airlines cũng cho biết đã trao đổi với chủ sở hữu là hãng ANA của Nhật Bản về việc hỗ trợ vốn (ANA sở hữu 8,6% cổ phần Vietnam Airlines). Tuy nhiên ANA thậm chí còn khó khăn hơn. “Họ cũng đang đi vay 10 tỷ USD cho hoạt động của chính mình và không thể có nguồn tiền tăng vốn và cho Vietnam Airlines vay được. Do đó Vietnam Airlines mong Chính phủ có giải pháp hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp”, ông Thành nói.
Vietnam Airlines cần “kiếm lệnh” để gỡ khó
PGS.TS Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cho rằng trong bối cảnh hiện tại, nhà nước không đủ tiền để cứu tất cả doanh nghiệp. Do đó, phải chọn những doanh nghiệp để khi cứu doanh nghiệp đó cũng là cứu nền kinh tế. “Tình thế đặc biệt phải có giải pháp đặc biệt, đưa giải pháp đặc biệt rồi xong cũng phải trao “kiếm lệnh” để thực thi giải pháp bởi nếu không sẽ bị trói buộc bởi rất nhiều quy định”, ông Thiên nói.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung, Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, ngành hàng không chịu tác động đầu tiên và mạnh mẽ nhất vì dịch COVID-19. Tất cả các Chính phủ trên thế giới đều hỗ trợ, trong đó các các hãng hàng không và đặc biệt là hãng hàng không quốc gia có đầy đủ năng lực nên cần phải duy trì.
“Với các số liệu đầy đủ, minh bạch chứng minh tài chính bị ảnh hưởng do đại dịch và là trường hợp rất điển hình, Vietnam Airlines là hãng bay bị tác động sâu nặng nhưng cũng là nhân tố đầu tiên phục hồi nhanh nhất. Vietnam Airlines không phải là đơn vị phải xin Chính phủ hỗ trợ hay “giải cứu” mà Chính phủ với tư cách là chủ sở hữu phải có hành động cũng như trách nhiệm với các biện pháp hoặc chính sách tháo gỡ”, ông Cung nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ khẳng định, Chính phủ đã thống nhất không dùng từ “giải cứu” doanh nghiệp mà phải có hành động và trách nhiệm.
Theo ông Kiên, Chính phủ đưa ra 4 nhóm giải pháp lớn tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines gồm các tổ chức tín dụng sẽ cho vay bắc cầu, trong đó cho phép Ngân hàng Nhà nước trích lập dự phòng rủi ro xử lý khoản nợ tái cấp vốn theo quyết định; Chính phủ cấp một bảo lãnh tín dụng để các tổ chức tín dụng cho hãng vay vượt hạn mức; Chính phủ xin Quốc hội cho phép phát hành trái phiếu; nội bộ Vietnam Airlines giảm phần trích khấu hao, phân bổ bảo dưỡng và chưa nộp khoản thu cổ phần hóa còn lại về các quỹ.
Theo ông Kiên, từ Chỉ thị 11 của Thủ tướng đến nghị quyết 42 của Chính phủ, Nhà nước đã hỗ trợ chung cho ngành hàng không như giảm phí bãi đỗ, phí hạ cất cánh, đề nghị Uỷ ban thường vụ quốc hội giảm thuế xăng dầu, những gì thuộc thẩm quyền của Chính phủ cũng đã triển khai.
Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết sẽ báo cáo Thủ tướng những giải pháp càng nhanh càng tốt như tái cấp vốn, cho vay bắc cầu, phát hành cổ phiếu để tăng vốn hoặc điều chuyển vốn sẽ giúp Vietnam Airlines khắc phục khó khăn tài chính đồng thời đề xuất hãng cũng có kế hoạch tái cơ cấu 1 cách phù hợp với diễn biến của thị trường cũng như năng lực tài chính cho phù hợp.
“Tổ Tư vấn cũng sẽ có có buổi làm việc với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nhằm nghiên cứu, xem xét các giải pháp khó khăn của SCIC khi đầu tư vốn vào Vietnam Airlines,” ông Kiên nói.
Vietnam Airlines giải trình biến động lợi nhuận âm hơn 2600 tỷ ra sao?
Theo giải trình của Vietnam Airlines, lợi nhuận quý 1 giảm là do nguyên nhân đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng và trực tiếp đến ngành hàng không toàn cầu, trong đó có Vietnam Airlines.
Với lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 1 âm hơn 2 nghìn tỷ đồng, Tổng CTCP Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) mới đây đã giải trình biến động lợi nhuận với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở GDCK TP.HCM.
Theo báo cáo tài chính quý 1 năm 2020 của Vietnam Airlines (mã chứng khoán HVN), lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp công ty mẹ đạt 1.771 tỷ đồng, giảm 274% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 1 âm 2.611 tỷ đồng, giảm 315% so với cùng kỳ.
Vietnam Airlines giải trình biến động lợi nhuận âm hơn 2600 tỷ ra sao?
Tháng 4 là thời điểm cả nước căng mình chống dịch, đỉnh điểm là thực hiện cách ly xã hội trên cả nước ....
Tổng doanh thu và thu nhập khác quý 1 của công ty mẹ giảm 32,13%, tức giảm hơn 4.700 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu cung cấp dịch vụ giảm mạnh 29,4%, tương đương mức giảm 5.600 tỷ đồng.
Tổng chi phí quý 1 giảm hơn 1.600 tỷ đồng (10,1%) nhưng tốc độ giảm doanh thu còn lớn hơn dẫn đến lợi nhuận sau thuế công ty mẹ giảm mạnh trên 3.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm mạnh ngoài nguyên nhân liên quan đến lợi nhuận công ty mẹ, còn do lợi nhuận sau thuế của các công ty con cũng giảm mạnh như VACS, Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không (Skypec), Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất (Viags),...
Đáng chú ý, báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất quý 1 của Vietnam Airlines đều không công bố số lượng nhân viên hiện tại, mức biến động nhân viên so với đầu năm, cũng như chi phí cho nhân viên.
Covid-19 cuốn trôi tích lũy 4 - 5 năm của hãng bay ra sao? Không còn là những ước tính, tác động của dịch Covid-19 tới ngành hàng không đã thể hiện rõ qua sổ sách của Vietnam Airlines khi lợi nhuận nhiều năm trước bị cuốn trôi. Cuối tháng 2, tức khoảng 1 tháng dịch Covid-19 hoành hành khiến nhiều đường bay quốc tế và nội địa phải dừng khai thác, lãnh đạo Vietnam Airlines đã...